Dấu hiệu, nguyên nhân và cách trị trẻ bị tưa lưỡi tại nhà

Trẻ bị tưa lưỡi rất dễ nhầm với cặn sữa do đều có các mảng trắng trên lưỡi. Vì vậy bố mẹ không nên chủ quan khi thấy xuất hiện các mảng trắng trong lưỡi, miệng bé. Vậy làm thế nào để phân biệt tưa lưỡi và cặn sữa? Cách xử lý tưa lưỡi là gì? Mẹ tham khảo bài viết dưới đây. 

Nguyên nhân trẻ bị nấm lưỡi

nguyên nhân nấm lưỡi ở trẻ nhỏ
Nguyên nhân nấm lưỡi ở trẻ nhỏ

Tưa lưỡi (còn gọi là nấm lưỡi) thường gặp ở bé 0 – 3 tuổi do nấm Candida albicans gây ra. Vì ở giai đoạn này, cơ chế tự bảo vệ ở miệng của trẻ yếu, nấm Candida có điều kiện gây bệnh thuận lợi hơn khi: 

  •  Mẹ bị nhiễm nấm âm đạo trong lúc mang thai sẽ lây cho bé trong lúc sinh. Ngoài ra, mẹ nhiễm nấm ở đầu ti cũng lây cho bé trong lúc cho con bú sữa mẹ. 
  • Bé không được vệ sinh răng miệng đúng cách, cặn sữa, thức ăn bám lại trên bề mặt lưỡi, nướu là  ổ chứa  cho nấm phát triển.  
  • Bé ngậm tay hoặc đồ chơi bẩn có chứa vi nấm, vi khuẩn. 
  • Bé dùng thuốc corticoid dạng hít điều trị hen phế quản hoặc kháng sinh dài ngày nên diệt các vi khuẩn có lợi ở miệng, gây mất cân bằng hệ vi sinh tạo điều kiện nấm phát triển.

Dấu hiệu trẻ bị tưa lưỡi

dấu hiệu nhân biết trẻ bị tưa lưỡi
Dấu hiệu nhân biết trẻ bị tưa lưỡi

Tùy thuộc vào mức độ, bé tưa lưỡi sẽ có dấu hiệu khác nhau, cụ thể: 

  • Tưa lưỡi nhẹ: Khi mới xuất hiện, tưa lưỡi là những đốm nhỏ tròn màu trắng giống cặn sữa hoặc bông bám trên bề mặt lưỡi, vòm họng, lợi hoặc má trong của bé. Chúng này bám rất chắc và không thể lau sạch với nước.
  • Giai đoạn nặng: Đốm trắng phát triển thành mảng tưa lưỡi lan rộng khắp khoang miệng. Nếu không điều trị kịp thời, chúng lan xuống phổi gây ho, viêm phổi, nấm phổi. Khi nấm lan xuống đường tiêu hoá gây rối loạn tiêu hoá thậm chí loét dạ dày rất nguy hiểm cho bé.

Tưa lưỡi và cặn sữa đều có các mảng trắng ở lưỡi khiến bố mẹ dễ nhầm lẫn. Vậy làm thế nào để phân biệt vấn đề này? Mẹ kéo xuống để theo dõi bảng so sánh sau:

Cặn sữa

Tưa lưỡi
  • Không gây đau.
  • Có thể lau sạch với nước và thường xuất hiện sau khi bé ti sữa.
  • Gây đau rát do bám chắc vào bề mặt lưỡi miệng khiến bé khó chịu, quấy khóc.
  • Không thể lau sạch với nước.
  • Gây đỏ, rát vùng nướu kèm theo khô, nứt môi.

Làm gì khi trẻ bị tưa lưỡi

Tưa lưỡi là bệnh lý thường gặp với trẻ và không nguy hiểm khi được xử lý đúng cách. Mỗi giai đoạn bệnh sẽ có những cách xử lý khác nhau:

  • Giai đoạn nhẹ : Rơ lưỡi cho bé bằng gạc có tẩm dịch kháng nấm để tiêu diệt nấm Candida gây bệnh. 
  • Giai đoạn nặng: Cho bé uống thuốc kháng sinh và rơ lưỡi vệ sinh răng miệng hàng ngày vì lúc này tình trạng bệnh đã nặng nên cần kết hợp thêm thuốc đặc trị để kiểm soát bệnh hoàn toàn.

3.1 Rơ lưỡi bằng gạc kháng nấm Dr.Papie cho trẻ tưa lưỡi nhẹ

Gạc rơ lưỡi Dr.Papie có dịch chiết lá hẹ, NaHCO3, muối và Xylitol với tác dụng làm sạch, kháng khuẩn, kháng nấm nên rất hiệu quả trong việc làm sạch tưa lưỡi ở trẻ. Gạc có thành phần hoàn toàn từ dược liệu nên rất an toàn, lành tính, không có tác dụng phụ như thuốc tây và được các chuyên gia y tế khuyên dùng cho bé tưa lưỡi. Mẹ rơ lưỡi cho bé 2 – 3 lần/ ngày bằng gạc răng miệng Dr.Papie, bé sẽ hết mảng trắng nấm dần sau 5 – 7 ngày. 

Cách sử dụng gạc: Gạc được thiết kế dạng ống xỏ ngón tẩm sẵn dịch nên rất tiện lợi và dễ dàng khi sử dụng. Mẹ chỉ cần thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1 – Vệ sinh tay sạch sẽ: Rửa tay sạch sẽ với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập từ tay mẹ vào miệng bé.
  • Bước 2 – Đeo gạc: Xé túi đựng gạc. Đeo gạc vào ngón tay trỏ của bàn tay thuận. 
  • Bước 3 – Rơ lưỡi: Đưa tay đeo gạc vào mé môi dưới cho bé mở miệng. Sau đó rơ lưỡi cho bé theo thứ tự lần lượt từ lưỡi, nướu đến vòm họng, 2 bên má.

Lưu ý khi dùng gạc: 

  • Mẹ nên rơ lưỡi cho bé ít nhất 30 phút sau khi ăn, tránh rơ ngay vào lúc bé mới ăn no vì dễ gây trớ. 
  • Không đưa gạc vào quá sâu vì sẽ chọc vào thành họng. Mẹ chú ý không để tưa rơi vào trong họng của bé sẽ gây lây lan sang họng và hệ hô hấp. 
  • Mỗi gạc chỉ được dùng 1 lần để đảm bảo vệ sinh và an toàn cho bé. 

3.2 Sử dụng thêm thuốc cho trẻ bị tưa lưỡi nặng 

Ở giai đoạn nặng, các mảng tưa trắng đã lan khắp khoang miệng bé và có thể lan xuống họng. Trong trường hợp này, mẹ phải cho bé đi khám bác sĩ để được kê thuốc phù hợp với tình trạng bệnh nhé. Một số loại thuốc kháng nấm thường được dùng cho bé như: Nystatin, mycostatin, miconazol,… 

Nystatin

    • Đối tượng sử dụng: Thuốc kháng nấm được dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được nấm lưỡi.
    • Cách dùng: Tẩm dịch thuốc vào gạc và rơ lưỡi cho bé.
  • Liều dùng: Liểu dùng phụ thuộc vào số tháng tuổi của bé.
    • Với trẻ sơ sinh: Pha ½ gói 1g với 50ml nước đun sôi để nguội cho mỗi lần rơ lưỡi, ngày rơ 2 lần.
    • Với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi: Pha 1 gói 1g với 50ml nước đun sôi để nguội cho mỗi lần rơ lưỡi, ngày rơ 2 lần.

Miconazole dạng gel bôi

    • Đối tượng sử dụng: Thuốc kháng nấm được dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được nấm lưỡi.
    • Cách dùng: Bôi gel vào gạc và rơ lưỡi cho bé.
  • Liều dùng: Liều dùng phụ thuộc vào số tháng tuổi của bé.
    • Với trẻ nhỏ > 2 tuổi: Bôi ngày 4 lần, mỗi lần ½ thìa, mẹ bôi thêm 1 tuần sau khi các triệu chứng tưa lưỡi biến mất. 
    • Với trẻ =< 2 tuổi: Bôi ngày 4 lần, mỗi lần ¼ thìa, mẹ bôi thêm 1 tuần sau khi các triệu chứng tưa lưỡi biến mất.

Vì thuốc tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm nên mẹ chỉ sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, hàng ngày mẹ vẫn nên rơ lưỡi cho bé 2 -3 lần/ ngày để làm sạch mảng bám, cặn sữa và vi nấm, từ đó giúp bé nhanh khỏi hơn và không phải dùng thuốc nữa để giảm tác dụng phụ gây hại. 

Kết luận: Với bé mới bị tưa lưỡi, mẹ ưu tiên sử dụng các loại gạc kháng nấm để để tránh tác dụng phụ của thuốc. Với bé tưa lưỡi nặng mẹ kết hợp rơ gạc kháng nấm và thuốc để giúp con nhanh khỏi hơn, giảm được tác dụng phụ của thuốc tác động lên cơ thể bé. 

Cách phòng tránh tưa lưỡi

Mặc dù tưa lưỡi sẽ hết sau khi được điều trị đúng cách nhưng lại có khả năng tái phát khá cao. Để ngăn ngừa tối đa nấm tái phát, mẹ bỏ túi ngay những lưu ý dưới đây. 

Đối với bé: 

  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên: Khoang miệng sạch sẽ loại bỏ cặn sữa, mảng bám – nơi cư trú của nấm, từ đó nấm không phát triển và gây bệnh được. Vì vậy mẹ nên chú ý rơ miệng cho bé 1 – 2 lần/ ngày. Nếu mẹ sử dụng các loại gạc kháng nấm có tẩm dịch chiết từ thảo dược, gạc còn ngăn chặn sự phát triển của cả vi nấm, vi khuẩn, từ đó phòng tránh tưa lưỡi tốt hơn. 
  • Khử trùng đồ chơi: Đồ chơi của bé là vật dụng tiếp xúc với tay và miệng bé thường xuyên, mẹ nên vệ sinh  2 -3 ngày/ 1 lần bằng nước nóng hoặc dung dịch sát khuẩn để diệt vi nấm bám trên đồ chơi.
  • Vệ sinh tay bé sạch sẽ: Mẹ vệ sinh sạch tay bé sau khi ăn và chơi để nếu bé vô tình mút tay cũng giảm thiểu được vi nấm lây vào miệng. Ngoài ra mẹ cần chú ý quan sát con, nếu thấy bé mút tay mẹ lấy tay bé ra không cho mút tay nhé. 
  • Không cho người lạ thơm vào miệng bé: Vì nấm candida luôn tồn tại trong khoang miệng nhưng lại ít gây bệnh ở người lớn, khi gặp đối tượng nhạy cảm có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện như trẻ nhỏ chúng rất dễ phát triển và gây bệnh. Khi người lớn hôn bé, vi nấm sẽ có điều kiện để lây từ miệng người lớn sang miệng bé đó mẹ.

Đối với mẹ

  • Điều trị nấm kịp thời: Nếu phát hiện nhiễm nấm âm đạo khi mang thai, mẹ nên đi khám bác sĩ để được xử lý kịp thời, tránh lây nhiễm cho bé khi sinh thường. 
  • Vệ sinh núm ti sạch sẽ: Mẹ vệ sinh núm ti ít nhất 1 lần/ ngày, tránh để vi khuẩn, vi nấm ở ti mẹ lây sang miệng bé khi bú. 

Giải đáp 1 số câu hỏi khi bé bị tưa lưỡi

một số câu hỏi khi bị tưa lưỡi
Một số câu hỏi khi bị tưa lưỡi

Mặc dù tưa lưỡi là vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng sự xuất hiện những mảng trắng trong miệng lưỡi bé khiến mẹ không khỏi lo lắng. Để giúp mẹ hiểu hơn về tưa lưỡi, chuyên gia Dr.Papie tổng hợp 1 số câu hỏi các mẹ thường xuyên gửi tới, mẹ tham khảo bên dưới. 

5.1: Trẻ bị tưa lưỡi có đau không?

Theo TS. BS Lê Minh Trác, mảng tưa lưỡi do nấm Candida ký sinh trong miệng bé gây ra. Chúng bám sâu vào bề mặt lưỡi, nướu, vòm miệng gây đau rát. Tình trạng đau  tăng lên trong lúc nhai do thức ăn cọ sát với vùng nhiễm nấm. Vì vậy bé bị tưa lưỡi thường bỏ ăn và quấy khóc do khó chịu.

Bé chỉ hết đau sau khi điều trị khỏi tưa lưỡi. Nếu bé quá đau, mẹ có thể cho bé uống thuốc giảm đau để làm dịu cơn đau. Trước khi dùng thuốc cho bé, mẹ nên tham khảo ý kiến của dược sĩ nhà thuốc hoặc bác sĩ nhé.

5.2: Trẻ bị tưa lưỡi có lây không?

nấm miệng ở trẻ lây cho mẹ
Nấm miệng ở trẻ lây cho mẹ

Tưa lưỡi do nấm gây ra và có thể lây sang các cơ quan trong cơ thể hoặc lây cho người khác.

  • Từ bé sang mẹ thông qua ti sữa mẹ: Khi ti sữa, miệng bé tiếp xúc trực tiếp với núm ti mẹ khiến nấm lây từ miệng bé sang núm ti mẹ qua dịch nước bọt. Hơn nữa, vùng núm ti mẹ đang trong giai đoạn tiết sữa nên luôn ẩm và có nhiều đường, tạo điều kiện thuận lợi cho vi nấm lan rộng.  Vì vậy mẹ nên tránh cho bé ti sữa trực tiếp khi con đang tưa lưỡi mà nên cho bé bú bình khi con đang tưa lưỡi nhé.
  • Từ bé này sang bé khác: Trẻ nhỏ có thói quen ngậm đồ chơi nên sẽ làm nấm nhiễm lên bề mặt đồ chơi qua dịch nước bọt và lây cho bé khác. Vì vậy để ngừa nhiễm chéo, mẹ nên sát khuẩn đồ chơi  khoảng 2- 3 ngày/lần với nước sát khuẩn hoặc nước nóng để làm sạch vi khuẩn bám trên đồ chơi nhé.

5.3:  Trẻ bị tưa lưỡi nên ăn gì?

nấm lưỡi ở trẻ nên ăn gì
Nấm lưỡi ở trẻ nên ăn gì?

Trẻ bị tưa lưỡi dễ bị đau, khó chịu nên con ăn ít hơn. Ngoài ra chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp cung cấp năng lượng, vitamin cần thiết khi bé bị tưa lưỡi, cụ thể: 

  • Cho bé ăn thức ăn mềm, lỏng như cháo, sinh tố, súp,… để tránh cọ xát với vùng nhiễm nấm khiến bé đau. 
  • Bổ sung vitamin thông qua nước ép cam, táo, ổi, dâu tây,… giúp tăng cường sức đề kháng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Tuy nhiên, trong nước ép hoa quả có chứa acid nên mẹ không nên cho bé uống quá nhiều tránh kích ứng dạ dày, mỗi ngày bé chỉ cần uống khoảng 100ml là đủ nhé.
  • Cho bé ăn thêm sữa chua 2 – 3 lần/ tuần (với bé trên 12 tháng) để cân bằng lợi khuẩn và tăng miễn dịch.
  • Không cho bé ăn nhiều đồ cay nóng hoặc dầu mỡ vì gây kích ứng vùng nhiễm nấm khiến bé đau rát. Đường và tinh bột là “thức ăn yêu thích” của nấm Candida, vì vậy mẹ không nên cho bé ăn thức ăn chứa quá nhiều đường và tinh bột để tránh mảng tưa lan rộng nhanh hơn.

Trẻ bị tưa lưỡi không nguy hiểm khi được phát hiện và xử lý kịp thời. Hy vọng qua bài viết này, bố mẹ đã nắm thêm kiến thức về dấu hiệu, cách nhận biết và xử lý tưa lưỡi cho bé. Nếu có băn khoăn về bệnh tưa lưỡi, bố mẹ liên hệ đến hotline 0911.225.336 hoặc để lại bình luận bên dưới để được giải đáp sớm nhất nhé!

5/5 - (7 bình chọn)

0 thoughts on “Dấu hiệu, nguyên nhân và cách trị trẻ bị tưa lưỡi tại nhà

  1. Nhung nguyên says:

    Bé nhà e lưỡi cũng bị trắng e có dùng gạc khô nhúng nước rơ nhưng cũng kg sạch,giờ dùng gạc Drpapie có hết sạch đc kg ạ và có phải kèm thêm thuốc bôi k ạ

  2. My says:

    Mình cũng hay dùng gạc drpapie để rơ lưỡi cho con. Sạch tưa lưỡi và ngừa được các vấn đề về răng miệng

  3. Thùy dương says:

    Nhà mình đang cho bé dùng gạc drpapie từ lúc mới sinh luôn,con ko bị tưa lưỡi hay nấm lưỡi bao giờ ạ,mình rất yên tâm

  4. Tuyết lạnh says:

    Bé nhà mình bị tưa lưỡi mẹ chồng bắt lấy mật ong để tưa mà mình nghe nói mật ong không tốt cho trẻ dưới 6 tháng tuổi . bé nhà mình 7 tháng rồi dùng có ảnh hưởng gì không dược sĩ

  5. Mai thị tuyết nhung says:

    trời cái tưa lưỡi trẻ con dễ mắc lắm này, các mẹ p chú ý rơ hàng ngày sáng tối cho con mới kh bị mắc ấyt

0911225336 Zalo Facebook