Tưa lưỡi ở trẻ là tình trạng thường gặp, không quá nguy hiểm tuy nhiên rất dễ tái phát nên mẹ cần sử dụng thuốc trị tưa lưỡi để đảm bảo bé khỏi hoàn toàn. Bài viết dưới đây tổng top 7+ thuốc trị tưa lưỡi cho bé cả đông và tây y hiệu quả nhất và cách sử dụng chúng đúng cách, mẹ tham khảo để áp dụng cho bé nhé!
1. 4 bài thuốc trị tưa lưỡi trong dân gian
1.1 Bài thuốc lá hẹ
Theo các nghiên cứu đông – tây y kết hợp, trong lá hẹ có chứa các hoạt chất kháng sinh allicin, odorin, sunfua có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, tiêu diệt nấm. Vì là kháng sinh từ tự nhiên nên chúng an toàn đối với trẻ nhỏ, không gây tác dụng phụ như thuốc tây. Bởi hiệu quả trong chăm sóc răng miệng và lành tính, nên từ xa xưa lá hẹ đã trở thành bài thuốc quý khi trẻ bị tưa lưỡi, nấm miệng,…
Cách sử dụng:
- Bước 1: Rửa sạch 15 -20 lá hẹ tươi, ngâm trong nước muối loãng khoảng 3-5 phút, để cho ráo nước rồi xay nhuyễn với 50ml nước sôi để nguội, dùng vải lọc lấy dịch chiết.
- Bước 2: Nhúng ngón tay đeo gạc khô vào dịch chiết, vẩy nhẹ 1-2 cái để ngón tay không ướt sũng dịch.
- Bước 3: Tiến hành rơ miệng cho bé theo trình tự nướu, 2 má, vòm họng rồi đến lưỡi.
Lưu ý:
- Lá hẹ tươi có mùi hăng nồng khiến bé khó chịu quấy khóc trong quá trình rơ lưỡi nên mẹ cần nhẹ nhàng dỗ dành để bé thấy thoải mái và hợp tác hơn.
- Dịch chiết lá hẹ sau khi rơ sẽ để lại màu xanh trong miệng bé khiến mẹ khó phát hiện vết tưa lưỡi, mẹ nên cho bé uống 4-5 thìa nước sau khi rơ 30 phút để rửa trôi lớp màu xanh mà vẫn đảm bảo thời gian cho các hoạt chất kháng sinh trong lá hẹ phát huy tác dụng.
Vì lá hẹ là thảo dược quý, đem đến nhiều lợi ích trong chăm sóc răng miệng, đặc biệt trẻ bị tưa lưỡi. Tuy nhiên, sử dụng lá hẹ theo phương pháp dân gian lại có nhiều bất cập như mùi hắc, màu xanh, dùng nhiều gây tiêu chảy. Bởi vậy, nhiều mẹ thông thái hiện nay ưu tiên sử dụng các loại gạc có tẩm dịch lá hẹ được sản xuất bằng công nghệ cao giúp loại bỏ mùi hăng, màu xanh, bé thỏa hiệp hơn.
1.2 Bài thuốc rau ngót
Theo Y học cổ truyền, rau ngót có tính mát giúp cơ thể giải độc, sát khuẩn, tiêu viêm,… Trong dân gian, cha ông ta từ lâu đã sử dụng dịch chiết rau ngót như một bài thuốc tưa lưỡi trị nấm miệng cho trẻ.
Cách sử dụng:
- Bước 1: Ngâm 200g lá rau ngót tươi đã rửa sạch trong nước muối loãng khoảng 3-5 phút, để cho ráo nước rồi xay nhuyễn với 50ml nước sôi để nguội, dùng vải lọc lấy dịch chiết.
- Bước 2: Đeo gạc khô vào tay, nhúng vào dịch chiết cho gạc thấm đều dịch.
- Bước 3: Tiến hành rơ miệng nhẹ nhàng cho bé.
Lưu ý: Sử dụng lá rau ngót tươi kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và khả năng hấp thụ canxi của bé. Do đó mẹ không nên sử dụng phương pháp này lâu ngày.
1.3 Bài thuốc lá chè xanh
Lá chè xanh là thức uống rất phổ biến trong nhiều gia đình. Ngoài tác dụng tăng sức đề kháng, nó còn có khả năng kiềm chế vi nấm gây bệnh ở răng miệng sinh sôi. Bởi vậy mà trong dân gian, nước chè xanh được sử dụng làm thuốc chữa tưa lưỡi cho trẻ.
Cách sử dụng:
- Bước 1: Rửa sạch khoảng 10 lá chè xanh, ngâm trong nước muối loãng khoảng 3-5 phút, để cho ráo nước rồi đun sôi với vài hạt muối trong 200ml nước, lấy nước ra để nguội.
- Bước 2: Nhúng ngón tay đeo gạc khô vào nước chè xanh, vẩy nhẹ 1-2 cái để ngón tay không ướt sũng dịch.
- Bước 3: Tiến hành rơ miệng cho bé theo trình tự nướu, 2 má, vòm họng rồi đến lưỡi.
Lưu ý:.
- Mẹ không nên sử dụng kéo dài vì trong lá chè xanh có chứa cafein có thể gây kích thích hệ thần kinh bé, khiến con khó ngủ và hay quấy khóc hơn. DÙng lâu dài sẽ gây ảnh hưởng đến dạ dày và hệ tim mạch của bé.
- Lá chè xanh được các chuyên gia khuyến cáo chỉ dùng cho trẻ trên 6 tháng tuổi
1.4 Bài thuốc mật ong và cỏ nhọ nồi
Cỏ nhọ nồi (hay cỏ mực) là loại cây mọc dại khắp nơi ở nước ta. Nó có tác dụng tăng cường miễn dịch, kháng nấm, diệt khuẩn,… nên cha ông ta đã khéo léo kết hợp với mật ong để tạo ra bài thuốc tưa lưỡi trị nấm miệng hiệu quả.
Cách sử dụng:
- Bước 1: Chuẩn bị khoảng 10g lá nhọ nồi tươi, rửa sạch, xay nhuyễn với 10ml nước sôi để nguội rồi lọc lấy dịch chiết.
- Bước 2: Hòa dịch chiết với 1ml mật ong.
- Bước 3: Dùng gạc thấm vào hỗn hợp rồi rơ lưỡi và cả khoang miệng cho bé.
Lưu ý: Sau khi rơ lưỡi bằng dịch chiết lá nhọ nồi miệng bé sẽ dính màu đen rất khó làm sạch, màu đen này sẽ che hết các mảng tưa lưỡi khiến mẹ khó quan sát tình trạng bệnh của bé hơn.
4 Bài thuốc quý này đều là những kinh nghiệm chữa bệnh tưa lưỡi của ông bà ta từ xưa. Mẹ chú ý, các phương pháp đông y dân gian sẽ đem đến hiệu quả chậm, có khi cả tháng bé mới hết tưa lưỡi, mẹ cần kiên trì nhé. Bên cạnh đó, chúng cũng có nhiều nhược điểm mẹ chú ý để tránh mắc phải nhé!
Ưu điểm:
- Nguồn nguyên liệu phong phú, dễ tìm, chi phí thấp.
- An toàn và lành tính do có nguồn gốc từ tự nhiên, phù hợp sử dụng cho bé.
Nhược điểm:
- Khâu chuẩn bị mất nhiều thời gian và công sức.
- Cần sử dụng trong thời gian dài để trị dứt điểm bệnh tưa lưỡi cho bé.
- Khó đảm bảo được chất lượng của nguồn dược liệu, cây cỏ do tình trạng tồn dư chất hóa học, thuốc bảo vệ thực vật đang dần mất kiểm soát.
Các bài thuốc trên chỉ hiệu quả trong trường hợp bé bị tưa lưỡi nhẹ. Trường hợp nhẹ là khi các mảng trắng trong miệng bé chưa lan rộng ra cả khoang miệng và chỉ tập trung ở lưỡi thành các mảng trắng đục không đồng đều, chúng bám chắc trên lưỡi và rất khó làm sạch.
Bài thuốc chữa tưa lưỡi trong dân gian chỉ sử dụng trong trường hợp nhẹ, cần nhiều thời gian để chuẩn bị và cần duy trì trong thời gian dài.
2. Thuốc trị nấm miệng Tây y
Dùng thuốc Tây y là phương pháp trị bệnh nấm miệng ở trẻ đem đến hiệu quả nhanh hơn so với các phương pháp khác tuy nhiên nó lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Để sử dụng thuốc đúng cách và an toàn cho bé, mẹ cần tham khảo ý kiến và sự tư vấn của bác sĩ. Hiện nay có 2 loại thuốc được sử dụng nhiều nhất là:
2.1 Bột trị tưa lưỡi Nystatin
Tác dụng: Nystatin là loại thuốc trị tưa lưỡi có tác dụng kìm hãm, diệt nấm trên niêm mạc lưỡi, miệng, đặc biệt là đối với loài nấm Candida – thủ phạm chính gây bệnh tưa lưỡi. Đây là một trong những thuốc chống nấm hiệu quả nhất và được chứng minh an toàn ngay cả với trẻ sơ sinh.
Cách sử dụng:
- Bước 1: Hòa tan hoàn toàn bột thuốc trong khoảng 4 thìa nước sôi để nguội.
- Bước 2: Lấy gạc rơ lưỡi thấm đều thuốc rồi rơ cho bé.
Liều dùng:
- Với trẻ sơ sinh: Mỗi lần mẹ sử dụng ½ gói 1g, dùng 2 lần/ngày.
- Với trẻ dưới 5 tuổi: Mỗi lần dùng 1 gói 1g, thực hiện 2 lần/ngày.
- Với trẻ bị tưa lưỡi nặng: Mẹ sử dụng thuốc 3-4 lần/ngày cho bé.
Lưu ý:
- Mẹ không nên cho bé ăn trong khoảng 30 phút sau khi dùng để thuốc có thời gian phát huy tác dụng.
- Duy trì rơ lưỡi cho bé bằng Nystatin ít nhất 2 ngày sau khi bé đã hết triệu chứng để tránh tái bệnh.
- Mẹ tránh pha thuốc với quá nhiều nước vì nồng độ loãng sẽ làm thuốc không phát huy được tác dụng như mong muốn.
- Nếu dùng thuốc quá 14 ngày mà bé không có dấu hiệu khỏi bệnh, mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được tư vấn.
2.2 Gel bôi trị tưa lưỡi Miconazole
Tác dụng: Miconazole là thuốc kháng nấm nhóm azole, được sử dụng để điều trị bệnh tưa lưỡi ở trẻ gây ra do nấm Candida phát triển quá mức. Thuốc có tác dụng ức chế sự phát triển của nấm, tiêu diệt nấm một cách hiệu quả.
Cách sử dụng: Mẹ lấy từ tuýp thuốc một lượng gel vừa đủ, bôi đều lên lưỡi bé.
Liều dùng:
- Mẹ sử dụng 1,25ml gel/lần (khoảng ¼ thìa cà phê)
- Bôi 1 lần/ngày sau khi ăn.
Lưu ý:
- Sau khi thấy các triệu chứng tưa lưỡi của bé biến mất, mẹ tiếp tục bôi thuốc cho bé ít nhất một tuần để tránh tái phát.
- Mẹ chú ý quan sát niêm mạc lưỡi bé sau khi bôi thuốc xem có bị kích ứng không. Nếu thấy lưỡi và miệng bé đỏ lên, nổi mẩn, mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.
- Không được sử dụng quá nhiều gel vì có thể gây tắc nghẽn cổ họng khiến bé ngạt thở.
Phương pháp sử dụng thuốc tây y chữa tưa lưỡi có những ưu nhược điểm sau:
- Ưu điểm: Tiêu diệt và phòng ngừa hiệu quả nấm trong miệng trẻ, giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh tưa lưỡi.
- Nhược điểm:
- Tiềm ẩn một số tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, khó thở, kích ứng, ngứa miệng,…
- Cần sử dụng đúng liều, đúng cách theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Nếu không tuân thủ thì tình trạng tưa lưỡi của bé sẽ kéo dài, dễ tái bệnh và khó điều trị hơn trong những lần nhiễm nấm sau này.
Thuốc tây y hiệu quả trong cả trường hợp nấm lưỡi nhẹ và nặng. Tuy nhiên vì có tác dụng phụ nguy hiểm nên mẹ cần sử dụng theo đúng liệu trình bác sĩ hướng dẫn. Với nấm lưỡi nhẹ, bé khỏi sau 7 -10 ngày, nặng 2 – 3 tuần.
Thuốc trị tưa lưỡi Tây y tác dụng nhanh, cách sử dụng đơn giản nhưng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ.
3. Trị tưa lưỡi bằng gạc răng miệng Dr.Papie
Dùng bài thuốc trị tưa lưỡi trong dân gian hay thuốc tây y đều có những ưu nhược điểm riêng. Để hạn chế tác dụng không mong muốn mà vẫn giúp bé nhanh khỏi tưa lưỡi, tiết kiệm thời gian và công sức chuẩn bị, mẹ bỉm sữa nên sử dụng các loại gạc chữa tưa lưỡi chuyên dụng như Dr.Papie.
Cách sử dụng: Mẹ dùng một miếng gạc xỏ vào ngón tay trỏ, rơ nhẹ nhàng lưỡi và cả khoang miệng bé.
Phương pháp trị tưa lưỡi bằng gạc răng miệng Dr.Papie được các chuyên gia Nhi khoa khuyên dùng với các ưu nhược điểm sau:
- Ưu điểm:
- Hiệu quả vượt trội: Dịch tẩm ẩm có trong gạc Dr.Papie được kết hợp từ lá hẹ, muối, xylitol, nước muối giúp tăng cường tác dụng kháng khuẩn, chống nấm và làm sạch cặn tưa trong miệng bé. Hơn nữa, công thức này đã được nghiên cứu và Bộ Y Tế đánh giá về hiệu quả và đảm bảo an toàn khi sử dụng cho trẻ, đặc biệt trẻ sơ sinh.
- An toàn: Toàn bộ thành phần có trong gạc đều được kiểm định chất lượng trước khi đưa vào sản xuất, công thức sản xuất đạt chuẩn để tránh hàm lượng cao gây tác dụng phụ cho bé. Ngoài ra gạc còn được tiệt trùng 2 lần bằng công nghệ tia Gamma, môi trường sản xuất được cấp chứng nhận chuẩn ISO 13485.
- Tiện lợi, dễ sử dụng: Gạc được thiết kế dưới dạng xỏ ngón, được tẩm sẵn dịch chiết với lượng vừa đủ. Mẹ chỉ cần lấy gạc ra khỏi túi, đeo vào ngón tay rồi rơ cho bé. Bên cạnh đó, gạc còn có chất liệu mềm, mùi thơm vị ngọt nhẹ nên bé thỏa hiệp, giúp mẹ dễ dàng đánh tưa lưỡi cho bé hơn hẳn các phương pháp khác.
- Nhược điểm: Là sản phẩm tiên phong trong lĩnh vực gạc tẩm ẩm để bảo vệ răng miệng cho trẻ Việt, đầu tư nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới. Bởi vậy gạc có giá cao hơn khoảng 3.5000 đồng/ 1 cái gạc (1 lần sử dụng). Với mẹ nông thôn, giá này có thể hơi đắt 1 chút vì mẹ thường tận dụng cây cỏ, bài thuốc quanh nhà với chi phí chỉ 0 đồng.
Như vậy, gạc răng miệng Dr.Papie là giải pháp tiện lợi, hiệu quả khi bé bị tưa lưỡi. Mẹ sử dụng gạc để trị tưa lưỡi cho bé trong các trường hợp sau:
- Trường hợp nhẹ, mới xuất hiện tưa: Mẹ chỉ cần sử dụng gạc Dr.Papie rơ cho bé hàng ngày, mỗi ngày 3-4 lần.
- Trường hợp nặng: Mẹ cần kết hợp với thuốc tây y để giúp bé nhanh khỏi, tránh tái phát và hạn chế dùng thuốc kéo dài bởi:
- Thuốc tây y có tác dụng tiêu diệt nấm hiệu quả tuy nhiên không thể làm sạch được mảng bám – nguồn dinh dưỡng của nấm trong miệng – khiến tưa lưỡi dễ tái phát.
- Rơ lưỡi hằng ngày cùng gạc kháng nấm vừa giúp lấy đi những mảng bám trong khoang miệng bé, vừa giúp tăng cường hiệu quả diệt nấm làm bệnh tưa lưỡi khỏi nhanh hơn.
Gạc răng miệng Dr.Papie là giải pháp phù hợp để giúp bé nhanh khỏi tưa lưỡi, giảm được tác dụng phụ, tiết kiệm thời gian và sử dụng tiện lợi.
4. Sử dụng thuốc trị tưa lưỡi có cần lưu ý gì không?
Thuốc tưa lưỡi trị nấm miệng nếu không được dùng đúng cách sẽ khiến tình trạng của bé rất lâu khỏi và dễ tái phát. Mẹ cần bỏ túi những lưu ý dưới đây để chăm sóc bé một cách hiệu quả nhất nhé!
- Thời điểm: Mẹ tránh rơ lưỡi hoặc dùng thuốc khi bé mới ăn no xong vì rất dễ gây nôn trớ. Thời điểm thích hợp nhất là sau khi ăn khoảng 2 giờ.
- Vệ sinh tay sạch: Nấm có thể ở khắp mọi nơi, trên các đồ vật mà bé chạm vào làm tay bé bị dính nấm. Bé lại hay có thói quen ngậm tay khiến nấm lây vào miệng, làm bệnh tưa lưỡi nặng hơn và dễ tái phát. Bởi vậy mẹ cần rửa tay bé bằng các dung dịch sát khuẩn sau khi chơi, sau khi ăn,… để đảm bảo luôn sạch sẽ.
- Không tự ý dùng thuốc tây: Việc sử dụng thuốc bừa bãi mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ sẽ làm tình trạng tưa lưỡi của bé càng trở nên nghiêm trọng và gây ra nhiều tác dụng phụ khó lường.
- Không cạy mảng trắng: Tuyệt đối không “cậy” các chấm trắng, mảng nấm trắng trong miệng bé. Bởi vì nếu dùng lực mạnh, có thể gây tổn thương niêm mạc nơi nấm kí sinh ở miệng bé, khiến bé đau đớn và khiến vi khuẩn dễ xâm nhập làm bệnh càng nặng hơn.
- Hạn chế dùng núm ti giả: Mẹ nên hạn chế cho trẻ dùng ti giả vì núm vú có thể là nơi cư trú của vi nấm, gây tình trạng nấm tái đi tái lại không khỏi.
- Kết hợp vệ sinh răng miệng thường xuyên: Việc chỉ sử dụng thuốc là chưa đủ trong quá trình trị nấm. Mẹ cần kết hợp vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho bé mới mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất. Mẹ nên cho bé uống nước sau khi ăn và rơ lưỡi ít nhất 1-2 lần/ngày.
- Đưa bé cơ sở y tế nếu không khỏi tưa lưỡi: Sau 1 – 2 tuần điều trị, nếu tình trạng nấm của không khỏi, các triệu chứng không biến mất, mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để đưa ra lời khuyên và hướng điều trị phù hợp nhất.
Bé sẽ khỏi toàn hoàn toàn bệnh tưa lưỡi nếu mẹ áp dụng đúng cách các thuốc trị tưa lưỡi ở trên kết hợp với sự tư vấn của bác sĩ. Nếu còn bất cứ băn khoăn gì về vấn đề này, mẹ để lại phản hồi bên dưới hoặc liên hệ với chuyên gia của Dr.Papie qua hotline 0911.225.336 để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.
Nhà mình dùng gạc dr.papie cho con quên rồi. K lo cặn sữa . Cảm ơn bài viết đã chia sẻ
Gạc mềm và sạch sẽ lắm
Giờ mình mới biết có nhiều loại gạc đến vâyj. Trước giờ mình toàn dùng gạc răng miệng Dr.papie cho con
Đúng vậy trị tưa lưỡi theo dân gian hay thuốc tây y đều có ưu điểm và nhược điểm.nên đôi khi những người lm mẹ như mik cũng ngần kg bik có nên sd cho con hay kg?bài viết trên e thấy dược sĩ có chia sẻ về dòng gạc Drpapie có tẩm sẵn dịch lại an toàn kg có nhược điểm tốt quá,e muốn đặt hàng thì lm sao ạ
Bé nhà mình chủ yếu uống sữa công thức nên lưỡi có rất nhiều cặn sữa. Vì thế nhà mình cứ 1 tháng hết 1 hộp gạc Dr Papie
Bài viết hữu ích quá
Nhiều thông tin hữu ích cho các mẹ chăm con
Những bài thuốc này rất hữu ích cho em và tất cả các mẹ. Cảm ơn bác sĩ đã chia sẻ
Mình từng giã lá hẹ để tưa lưỡi cho con nhưng k hiệu quả, con k hợp tác, dễ bị nôn trớ. Mình thấy bài viết đề cập tới gạc răng miệng Dr Papie,mong đc tư vấn kỹ hơn về cách sử dụng ạ. Cảm ơn.
Cảm ơn đã chia sẻ những thông tin hữu ích
Cảm ơn bài chia sẻ rất hay của Dược sĩ. Bé nhà mình đang dùng gạc dr.papier này. Dùng thích lắm ạ
Theo như mình thấy thì sử dụng gạc dr. Papie tương đối hiệu quả và tiện lợi nhất
Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ ạk
Hôm nay mới biết cách dùng nước chè để tưa lưỡi, mình hay dùng lá hẹ giã ra nhưng con cũng không hợp tác lắm.
Mình thấy trị tưa lưỡi và nấm cho trẻ bằng gạc dr papie vừa an toàn lại vừa hiệu quả
Thông tin hữu ích, cám ơn bài viết đã chia sẻ
Cám ơn bài viết đã chia sẻ
Nhiều bài thuốc dân gian rất hiệu quả. Cảm ơn bác sĩ đã chia sẻ ạ
Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng DR.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ
Có nhiều bài thuốc dân gian hay nhưng hơi mất thời gian. Từ khi biết đến gạc drpapie mình yên tâm hơn
Đúng là toàn bài thuốc dân gian hay và gần gũi quá . Phải lưu lại bài báo để học hỏi kinh nghiệm chăm bé khi bé bị tưa lưỡi thui ạ
Cảm ơn thông tin hữu ích từ dược sĩ
Nhà mình luôn tin dùng gạc răng miệng dr.papie trong việc vệ sinh răng miệng cho bé.vừa sạch đảm bảo vệ sinh mà còn dễ dùng lắm ạ
Mình chỉ dùng mỗi gạc răng miệng drpapie.sach mà an toàn
Mình sợ bé bị nhiễm khuẩn đường ruột nên ko dùng lá. Mà dùng gac rơ lưỡi Dr papie cho con. Mình thấy yên tâm hơn.
Bé nhà mình mỗi lần bị tưa lưỡi mình toàn dùng gạc dr paie cho con là khỏi
Bài viết rất hữu ích, cảm ơn ds đã chia sẻ
Em cũng dùng gạc này cho con mấy tháng nay rồi ạ. Thấy lưỡi con sạch hẳn luôn so với dùng loại gạc khác. Thấy yên tâm lắm
Gạc drpapie rơ hằng ngày trị khỏi nấm thiệt đó các m. Bé nhà mình trc cũng bị nấm rơ mãi k khỏi mà từ ngày vệ sinh bằng gạc drpapie thì giờ khỏi hẳn rồi
Chào mom! Cám ơn mom đã tin dùng sản phẩm Gạc răng miệng Dr.Papie. Dr.Papie luôn cung cấp những sản phẩm tốt nhất, an toàn nhất cho trẻ Việt.
Từ ngày biết đến gạc dr.papie mình cảm thấy chăm con nhàn hẳn ý
Chào mom! Cám ơn mom đã tin dùng sản phẩm Gạc răng miệng Dr.Papie. Dr.Papie luôn cung cấp những sản phẩm tốt nhất, an toàn nhất cho trẻ Việt.
Ôi những cách đơn giản mà lại dễ làm,dễ kiếm nghuyên liệu.cảm ơn dược sỹ đã chia sẻ ạ
Thông tin hữu ích lắm ạ,cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ
Cảm ơn dược sĩ chia sẻ bài viết rất hay nhà mình cũng hay dùng cách dân gian để tưa lưỡi cho bé nhưng hơi mất thời gian lên mình dùng gạc drpapie.
Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ ạ
Nhà mình dùng gạc dr.papie tưa lưỡi cho bé. Gạc mềm rơ rất sạch
Từ ngày biết tới gạc dr papie mình yên tâm hơn mỗi khi dùng cho con. Gạc rơ cho bé rất mềm k lo bị bong sợi
Thỉnh thoảng mình cũng đánh tưa lưỡi cho con bằng rau ngót. Cũng sạch mà hơi mất công
Mình thấy tưa lưỡi cho con bằng gạc răng miệng Dr papie là sạch nhất, đóng gói riêng từng cái tiện sử dụng
Bé nhà mình cũng hay dùng mật ong. Cảm ơn đã chia sẻ thông tin
Bé đầu mình cũng hay dùng rau ngót để tưa lưỡi cho con nhưng giờ đến bé thứ hai mình đã biết đến gạc drpapie. Gạc dùng rất tiện và dc tẩm sẵn dịch chiết xuất từ lá hẹ nên rơ rất nhanh sạch ,mình rất yên tâm khi dùng
Bé nhà mình cũng đang bị cặn sữa công thức, may quá đc chuyên gia chia sẻ bài viết thật ý nghĩa
Trước nhà mik toàn dùng nước muối rơ miệng cho con.nhưng từ khi biết đến gạc Drpapie mik chuyển sang dùng loại này cho con luôn gạc đc tẩm sẵn dịch tiện lợi lại sạch nữa.
Bé nhà mik trước cũng bị tưa,từ ngày mik dùng gạc Drpapie rơ miệng cho con đến nay k thấy trở lại nữa
Nhà mình trước đây cũng rơ bằng rau ngót. Nhưng không được. Giờ mình dùng gạc drpapie.
Cám ơn bài viết đã chia sẻ thông tin
Theo cách dân gian cũng tốt nhưng bgio những lá đó dùng nhiều thuốc bv thực vật nên phải thật cẩn thận trong lựa chọn, tốt nhất là nên dùng những loại đã đc bộ y tế cho phép