Bé mọc răng bị sưng lợi bao lâu mới mọc răng?

Sưng lợi là dấu hiệu của bé mọc răng. Vậy bao lâu thì bé mọc răng và các mẹ nên làm gì để giảm cơn đau cho bé Bé mọc răng bị sưng lợi? Tất tần tật kiến thức về vấn đề này được tổng hợp trong phần dưới đây, mẹ theo dõi nhé!

1. Trẻ bị viêm lợi khi mọc răng nguyên nhân do đâu

lợi của trẻ rất nhạy cảm nên dễ tổn thương và bị vi khuẩn xâm nhập
Lợi của trẻ rất nhạy cảm nên dễ tổn thương và bị vi khuẩn xâm nhập gây viêm lợi

Khi bé bước vào giai đoạn mọc răng sữa, mẹ có thể quan sát thấy lợi bé sưng lên thành cục. Đây là tình trạng viêm lợi với các nguyên nhân có thể kể đến là:

  • Lợi bị nhiễm trùng: Răng mới mọc lên tạo ra các khe, rãnh khiến thức ăn, cặn sữa dễ đọng lại, tích tụ thành mảng bám. Đây là nguồn thức ăn dồi dào của vi khuẩn khiến chúng phát triển nhanh chóng, xâm nhập vào lợi gây viêm.
  • Lợi bị tổn thương: Mẹ tưởng tượng giống như hạt giống nảy mầm vươn lên mặt đất vậy, chiếc răng mới trồi lên khiến lợi phải tách ra để tạo khoảng trống. Lợi nứt ra tạo thành vết thương khiến cho vi khuẩn xâm nhập dễ dàng hơn, làm tăng nguy cơ bé bị viêm lợi.
  • Không vệ sinh khoang miệng thường xuyên: Sau khi ăn trong miệng bé luôn có cặn sữa và thức ăn còn sót lại. Những chất cặn đó nếu không được làm sạch thường xuyên sẽ tạo thành môi trường đầy chất dinh dưỡng cho vi sinh vật sinh sống, lâu ngày sẽ khiến lợi bé bị viêm.

2. Dấu hiệu kèm hình ảnh viêm lợi khi mọc răng

Thông thường, bé từ 3 -9 tháng tuổi sẽ bước vào giai đoạn mọc răng với các biểu hiện rất đặc trưng. Mẹ có thể dễ dàng quan sát chúng thông qua một số hình ảnh sau đây:

Sưng lợi, tấy đỏ

Vi khuẩn làm ổ trong lợi khiến phần nướu phồng u lên, sưng đỏ, đôi khi xuất hiện mủ màu vàng bên trong vết phồng.

bé mọc răng bị viêm lợi, tấy đỏ
Bé mọc răng thường hay bị tình trạng sưng lợi và tấy đỏ

Lợi bị loét, dễ chảy máu

Nếu tình trạng viêm lợi nặng hơn, nướu của bé có thể tự nứt ra tạo thành các vết loét. Các ổ loét này thường xuất hiện đơn lẻ trên nướu. Lúc này lợi cực kỳ dễ bị tổn thương, chỉ cần va chạm nhẹ cũng bị chảy máu.

viêm nướu dễ bị chảy máu khi tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng
Viêm nướu dễ bị chảy máu khi tình trạng viêm nướu trở nên nghiêm trọng

Chảy nhiều nước miếng

Chảy nước miếng là cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể bé. Trong giai đoạn mọc răng, mẹ thấy bé tiết nhiều nước bọt chính là bởi trong nước bọt chứa nhiều kháng thể giúp tiêu diệt vi khuẩn, khi bị viêm lợi sẽ được tiết ra nhiều hơn.

khi trẻ bị viêm lợi khi mọc răng thường kèm theo dấu hiệu chảy nước dãi
Bé thường xuyên chảy nước miếng ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày

Sốt

Sốt là biểu hiện thường thấy mỗi khi trẻ mọc răng bị viêm lợi. Trong ổ viêm hình thành các chất có khả năng tác động lên trung tâm thần kinh, khiến nhiệt độ cơ thể bé tăng lên, gây ra sốt toàn thân. Trẻ sốt mọc răng thường chỉ 38 – 39 độ C.

thân nhiệt của bé thường tăng cao khi bé bị viêm lợi mọc răng
Trẻ thường hay bị sốt khi bị viêm lợi mọc răng

Miệng có mùi hôi

Mùi hôi bắt nguồn từ những sản phẩm phân giải của vi khuẩn có trong miệng bé. Mùi xuất hiện từ khi lợi bắt đầu sưng và càng nồng nặc, khó chịu hơn khi ổ viêm phồng to.

nấm lưỡi ở trẻ thường gây hôi miệng
Miệng con xuất hiện mùi hôi khó chịu khi các ổ viêm sưng to lên

Đau nhức thường xuyên 

Nướu bé hay bị đau nhức ngay cả khi không chạm vào, khiến bé thường xuyên bỏ bú, chán ăn. Không những thế cơn đau còn làm bé khó chịu, hay khóc nhè, quấy mẹ.

trẻ hay biếng ăn quấy khóc vì nướu bị đau
Bé hay bỏ ăn, quấy mẹ vì nướu bị đau

3. Trẻ sưng lợi bao lâu thì mọc răng?

Các triệu chứng như sưng nướu, sốt, chảy nhiều nước bọt, quấy khóc,… thường xuất hiện trước khi răng bé nhú lên  từ 3 đến 5 ngày và kéo dài khoảng 5 đến 7 ngày.

Mẹ đừng quá lo lắng bởi những triệu chứng trên chỉ là phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể trẻ. Thay vào đó, mẹ nên tìm hiểu và áp dụng các cách chăm bé chuẩn khoa học để giúp con yêu vượt qua giai đoạn này một cách thuận lợi nhất. Trong trường hợp viêm nướu kéo dài mãi không khỏi, miệng bé xuất hiện các vết loét, mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ để được tư vấn phù hợp.

bé bị mọc răng sưng lợi nên đưa trẻ đến khám bác sĩ
Khi bé bị sưng lợi do mọc răng thì nên đưa bé đi khám bác sĩ

4. Cách chăm sóc khi bé mọc răng bị sưng lợi

Mẹ nghe nói có rất nhiều phương pháp chăm sóc bé mọc răng bị sưng lợi nhưng không biết áp dụng như thế nào mới phù hợp. Phần dưới đây chuyên gia Dr.Papie sẽ hướng dẫn mẹ chi tiết cách chăm sóc giúp bé nhanh khỏi nhất, mẹ theo dõi nhé!

4.1 Rơ lưỡi theo phương pháp dân gian

Các phương pháp dân gian là cách sử dụng một số thảo dược quanh nhà như lá hẹ, rau ngót, mật ong,… để rơ lưỡi, nướu cho bé. Cách này được cha ông ta lưu truyền từ lâu, đã có hiệu quả giảm đau sưng khi bé mọc răng. 

4.1.1 Rơ lưỡi bằng lá hẹ

Theo cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của tác giả Đỗ Tất Lợi, trong lá hẹ có chứa nhiều kháng sinh thực vật như odorin, allicin, sunfua,.. có tác dụng diệt khuẩn rất hiệu quả. Hơn nữa loại thảo dược này còn rất lành tính nên được nhiều mẹ tin dùng để rơ lưỡi cho bé mọc răng bị sưng lợi.

rơ lưỡi cho bé bằng lá hẹ vì lá hẹ có tính diệt khuẩn cao và lành tính
Lá hẹ lành tính và có tác dụng diệt khuẩn rất tốt

Cách sử dụng: Ngâm khoảng 15-20 lá hẹ tươi với nước muối loãng trong khoảng 3 – 5 phút, rửa sạch, để ráo nước sau đó xay nhuyễn với 50ml nước sôi để nguội, lọc lấy dịch chiết. Sau đó mẹ dùng gạc khô chấm vào dịch rồi tiến hành rơ lưỡi cho bé. 

Lưu ý: Lá hẹ tươi có mùi hăng nồng khó chịu có thể khiến bé không hợp tác khi rơ lưỡi. Lúc này mẹ nên nhẹ nhàng dỗ dành bé, cho bé cầm đồ chơi hoặc xem thứ bé thích để giảm bớt sự chú ý. Mẹ nên cho bé uống nước tráng miệng sau khi rơ 30 phút để lấy hết cặn dịch màu xanh trên lưỡi.

4.1.2 Rơ lưỡi bằng cỏ nhọ nồi

Cỏ nhọ nồi (hay cỏ mực) được cha ông ta sử dụng để vệ sinh khoang miệng cho trẻ, giúp cải thiện tình trạng sưng lợi khi mọc răng. Gần đây các nhà khoa học đã chứng minh tác dụng đó bằng việc tìm ra các chất ecliprostin và nhiều terpenoid trong cỏ nhọ nồi có khả năng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn trong ổ viêm lợi.

rơ lưỡi bằng cỏ nhọ nồi giúp tình trạng sưng lợi giảm đi nhanh chóng
Rơ lưỡi bằng dịch chiết cỏ nhọ nồi giúp tình trạng sưng lợi giảm đi nhanh chóng

Cách sử dụng: Mẹ chuẩn bị khoảng 10g lá cỏ mực tươi rửa sạch, xay nhuyễn với 10ml nước sôi để nguội, lọc lấy dịch chiết. Sau đó dùng gạc rơ lưỡi thấm dịch chiết rồi nhẹ nhàng rơ cả khoang miệng bé.

Lưu ý: Dịch chiết cỏ nhọ nồi có màu đen nên sẽ khiến lưỡi bé bị ám màu. Vì vậy sau khi rơ 30 phút mẹ nên cho bé uống nước tráng miệng để làm sạch lưỡi cho con.

4.1.3 Rơ lưỡi bằng lá ngót

Rau ngót có tính mát, có khả năng làm tăng sức đề kháng, chống viêm, kìm khuẩn rất tốt nên được sử dụng để vệ sinh miệng cho trẻ bị viêm lợi, nhất là trong giai đoạn mọc răng.

mẹ nên dùng dịch chiết rau ngót để rơ lưỡi cho bé
Mẹ nên dùng dịch chiết rau ngót để rơ lưỡi cho bé mọc răng bị sưng lợi

Cách sử dụng: Chuẩn bị và rửa sạch khoảng 200g lá rau ngót tươi, xay nhuyễn với 50ml nước sôi để nguội, lọc lấy dịch. Sau đó dùng gạc rơ lưỡi thấm đẫm dịch chiết rồi nhẹ nhàng rơ cả khoang miệng bé.

Lưu ý: Mẹ nên sử dụng lượng rau ngót vừa đủ cho mỗi lần rơ (khoảng 200g) và tránh sử dụng lâu dài bởi nếu dùng lượng lớn có thể khiến bé bị nhiễm độc hoặc tổn thương phổi.

4.1.4 Rơ lưỡi bằng mật ong

Trong mật ong có chứa lượng lớn đường glucose oxy hóa, khác với loại đường ăn hàng ngày. Chính bởi sự khác biệt đó mà mật ong có tác dụng phá hủy và diệt tận gốc từng tế bào vi khuẩn, giúp trị sưng lợi mọc răng rất tốt.

rơ lưỡi bằng mật ong rất tốt nhưng cũng cho bé tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ
Mật ong các tác dụng diệt khuẩn rất tốt tuy nhiên tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ

Cách sử dụng: Chuẩn bị khoảng 10ml mật ong nguyên chất, cho vào một cốc nhỏ. Sauy đó, mẹ đeo gạc rơ lưỡi vào tay, thấm đều mật ong rồi nhẹ nhàng rơ cả khoang miệng bé.

Lưu ý: Trên thị trường hiện nay xuất hiện nhiều loại mật ong giả mạo, trộn lẫn nhiều đường, không đảm bảo an toàn cho con. Do đó, mẹ cần lựa chọn nguồn mật ong uy tín, không bị lẫn tạp để đảm bảo hiệu quả giảm sưng lợi tốt nhất. Chỉ nên sử dụng phương pháp này cho trẻ trên 1 tuổi bởi trong mật ong có chứa độc tố clostridium botulinum gây hại cho trẻ.

4.1.5 Rơ lưỡi bằng nước muối

Nước muối khi được pha loãng đến nồng độ 0,9% có tác dụng làm sạch khoang miệng và sát khuẩn vô cùng hiệu quả. Mẹ sử dụng nước muối pha loãng rơ lưỡi cho bé sẽ giúp làm sạch vi khuẩn trong ổ viêm, cải thiện nhanh chóng tình trạng sưng lợi mọc răng.

rơ lưỡi cho bé bằng nước muối
Nước muối sinh lý là “bảo bối” giúp làm sạch vi khuẩn trong ổ viêm

Cách sử dụng: Mẹ lấy khoảng 100ml nước muối đóng chai hoặc đã pha loãng, đổ ra cốc nhỏ, dùng gạc rơ lưỡi thấm nước muối rồi nhẹ nhàng rơ cả khoang miệng bé.

Lưu ý: Nếu mẹ pha dung dịch với nhiều muối quá sẽ khiến bé bị mặn, có thể gây kích ứng niêm mạc gì, nếu pha quá loãng sẽ làm nước muối mất đi tác dụng diệt khuẩn. Vì vậy mẹ nên sử dụng nước muối đóng chai để đảm bảo nồng độ chuẩn, tiện lợi và vệ sinh hơn.

Thời gian khỏi sưng lợi: Mẹ duy trì rơ lưỡi cho bé bằng các phương pháp trên với tần suất 2-3 lần/ngày sẽ giúp bé mau chóng khỏi sưng lợi mọc răng. Bé sẽ khỏi sưng lợi sau khoảng 3 – 5 ngày.

Các cách chăm sóc bé mọc răng bị sưng lợi bằng phương pháp dân gian trên có những ưu nhược điểm sau:

Ưu điểm 

Nhược điểm 

  • Tận dụng được nguồn thảo dược, nguyên liệu trong nhà giúp tiết kiệm chi phí, phù hợp với mẹ ở vùng nông thôn. 
  • Không có tác dụng phụ gây hại nếu mẹ áp dụng các phương pháp dân gian đúng cách. 
  • Lá cây mẹ sử dụng có nguy cơ bị phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích, dễ dính lại lông tơ, cặn lá trong quá trình chế biến gây kích ứng niêm mạc miệng, lưỡi của bé.
  • Khâu chuẩn bị lích kích và tốn nhiều thời gian.
  • Mẹ tự ý sử dụng lượng thảo dược, muối, mật ong quá nhiều sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây tác dụng phụ như đã nêu ở trên.

4.2 Dùng gạc kháng khuẩn, chống nấm

Gạc kháng khuẩn, chống nấm là loại gạc chuyên dụng đã được tẩm ẩm sẵn các thành phần diệt khuẩn ví dụ nước muối sinh lý, dịch chiết lá hẹ, dịch chiết rau ngót,… giúp hạn chế sự phát triển và lây lan của các vi sinh vật. Đây là giải pháp tiện lợi  giúp mẹ tiết kiệm thời gian khi rơ lưỡi hàng ngày cho trẻ bị sưng lợi.

Gạc răng miệng Dr.Papie là sản phẩm tiên phong trong lĩnh vực gạc tẩm ẩm, được các chuyên gia Nhi khoa khuyên dùng để vệ sinh khoang miệng cho bé mọc răng bị sưng lợi. Gạc sử dụng công thức tẩm ẩm kết hợp nhiều thành phần như dịch chiết lá hẹ, nước muối,… giúp tăng cường tác dụng kháng khuẩn và làm giảm sưng lợi, giúp quá trình chăm sóc bé trở nên dễ dàng hơn.

gạc răng miệng dr.papie đã được bộ y tế cấp phép sử dụng
Gạc Dr.Papie được Bộ Y tế cấp phép sử dụng để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa sưng lợi

Cách sử dụng: Mẹ bóc gói gạc theo đường kẻ, lấy gạc ra xỏ vào ngón tay trỏ rồi nhẹ nhàng rơ cả khoang miệng bé.

Lưu ý: Mỗi gạc chỉ sử dụng một lần. Sau khi rơ lưỡi xong mẹ vứt luôn vào thùng rác, tuyệt đối không được tái sử dụng.

Thời gian khỏi sưng lợi: Mẹ rơ lưỡi hàng ngày cho bé bằng gạc kháng khuẩn, chống nấm với tần suất 2-3 lần/ngày sẽ giúp bé khỏi sưng lợi sau khoảng 2 – 3 ngày.

Phương pháp này có các ưu nhược điểm như sau:

Ưu điểm

Nhược điểm

  • Hiệu quả vượt trội: Gạc kết hợp nhiều thành phần kháng khuẩn chống nấm theo công thức đạt chuẩn, hiệu quả hơn hẳn mẹ chỉ sử dụng 1 loại dịch chiết. 
  • Dễ sử dụng, gọn nhẹ và tiện lợi: Các loại gạc tẩm ẩm thường được thiết kế dưới dạng xỏ ngón và tẩm sẵn dịch. Mẹ chỉ cần xỏ vào tay và bắt đầu rơ lưỡi cho bé, không phải trải qua công đoạn chuẩn bị. 
  • An toàn: Mỗi gạc đều được tiệt trùng cẩn thận và được đóng gói riêng, không cho vi khuẩn xâm nhập vào, đảm bảo an toàn cho bé.
Giá thành khá cao do sử dụng công nghệ sản xuất tiên tiến.

5. Giải đáp thắc mắc thuốc điều trị viêm lợi ở trẻ em

Mẹ băn khoăn không biết bé mọc răng bị sưng lợi có cần dùng thuốc không? Phần dưới đây, chuyên gia Dr.Papie giải đáp giúp mẹ hiểu rõ hơn, mẹ theo dõi nhé!

5.1 Có cần dùng thuốc kháng sinh không?

Mẹ chỉ nên sử dụng kháng sinh cho bé khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn nặng như:

  • Cục sưng u to lên
  • Xuất hiện các vết loét trên nướu
  • Nướu hay bị chảy máu
  • Bé sốt cao liên tục

Một số loại kháng sinh cần sử dụng khi bé bị viêm nướu như: Amoxicillin và phenoxymethylpenicilin,…. Các loại thuốc này cần sử dụng đúng loại, liều lượng, cách dùng theo hướng dẫn của bác sĩ. Do đó khi bé gặp những dấu hiệu trên mẹ cần đưa bé đến bác sĩ để được kê và hướng dẫn sử dụng loại kháng sinh phù hợp nhất.

5.2 Nên cho trẻ uống thuốc giảm đau, hạ sốt không

Thuốc giảm đau, hạ sốt được sử dụng để giảm các triệu chứng đau, sốt khi bé mọc răng bị sưng lợi. Các thuốc này không hề có tác dụng giảm viêm do đó mẹ chỉ nên sử dụng khi bé có các biểu hiện:

  • Quá đau: Bé bị đau quá mức sẽ quấy khóc liên tục, thường xuyên đưa tay lên miệng và không ăn uống được gì. Khi đó mẹ sử dụng thuốc giảm đau để bé thấy dễ chịu hơn, tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
  • Sốt: Mẹ theo dõi nhiệt độ cho bé thường xuyên, nếu trẻ sốt trên 38.5 độ C, mẹ dùng thuốc hạ sốt như Paracetamol. Nếu thân nhiệt dưới 38,5 độ C, chỉ nên áp dụng các phương pháp chườm ấm, chườm mát để giúp con hạ nhiệt mà không tiềm ẩn tác dụng phụ. Mẹ nên sử dụng các loại khăn hạ sốt đã tẩm sẵn thảo dược như khăn hạ sốt Dr.Papie để giúp bé chóng hạ sốt hơn.
mẹ nên kiểm tra thân nhietj cho bé thường xuyên để kịp thời dùng thuốc hạ sốt
Mẹ kiểm tra thân nhiệt cho bé thường xuyên để kịp thời dùng thuốc hạ sốt

Bé mọc răng bị sưng lợi là tình trạng phổ biến và không nguy hiểm, chỉ cần mẹ áp dụng cách chăm sóc đúng bé sẽ nhanh khỏi sưng lợi sau 2 -5 ngày. Hy vọng bài viết trên đây đã trang bị cho mẹ một hành trang vững chắc giúp việc chăm sóc con yêu trở trên dễ dàng hơn. Nếu còn bất cứ băn khoăn gì về vấn đề này, mẹ để lại phản hồi bên dưới hoặc liên hệ với chuyên gia của Dr.Papie qua hotline 0911.225.336 để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.

5/5 - (4 bình chọn)

0 thoughts on “Bé mọc răng bị sưng lợi bao lâu mới mọc răng?

  1. Minh Quân says:

    Bé nhà mk mọc răng là vừa sốt vừa chảy dãi.giờ đọc bài viết này mk đã biết cách chăm con nhiều hơn khi mọc răng rôi.cảm ơn dược sĩ

  2. ngọc huệ says:

    bé nhà mình dạo này chảy nước miếng rất là nhiều, không biết có phải đang mọc răng mà chảy hay không ạ, dùng gạc này ổn không ạ, mong dược sĩ và các chuyên gia tư vấn

  3. Hoang thong says:

    Mình dùng gạc drpapie vs cho con mỗi ngày mùng để ý thấy con mọc răng ko sưng,ko sốt luôn các m ah.Gio vs răng mieng cho con nhỏ là hàng đầu

  4. Nguyễn thị thúy says:

    Có nhiều cách khác nhau nhưng gia đình chọn gạc drpapie để vệ sinh răng miệng hằng ngày vì gạc mềm rơ rất sạch lại bóc ra là dùng được luôn rất tiện lợi

    • Nguyễn Chung says:

      Chào mom! Cám ơn mom đã tin dùng sản phẩm Gạc răng miệng Dr.Papie. Dr.Papie luôn cung cấp những sản phẩm tốt nhất, an toàn nhất cho trẻ Việt.

  5. Nguyễn Dung says:

    Mọc răng luôn là giai đoạn khiến mẹ lo lắng nhất, con hay bỏ ăn, bỏ bú.giờ mẹ yên tâm hơn vì bây giờ đã có gạc răng miệng Dr papie rất tiện

  6. Hoàng Thái says:

    Mình dùng gạc của dr papie rơ cho con, trong đó đầy đủ thảo dược cần thiết và lành tính với bé

  7. Nhung nguyên says:

    Trước mik cũng dùng lá và mật ong rơ cho con ,nhưng bé cứ quấy khóc kg hợp tác.khi biết đến gạc Drpapie có tẩm sẵn dịch mik mua về rơ cho con.trôm vía bé chịu hợp tác,răng miệng cũng sạch sẽ

0911225336 Zalo Facebook