Nấm lưỡi ở trẻ em có nguy hiểm không?

Mẹ lo lắng không biết nấm lưỡi ở trẻ em có nguy hiểm không? Câu trả lời cho mẹ là không vì nấm miệng là bệnh lành tính. Tuy vậy, nấm lưỡi có thể gây đau miệng, che lấp gai vị giác khiến bé ăn không ngon, bị đau miệng. Đồng thời, nấm lưỡi không điều trị dứt điểm có thể lây lan sang bộ phận khác như họng, hệ hô hấp,…

Vậy làm thế nào để bé nhanh khỏi nấm lưỡi và không nguy hiểm? Mẹ theo dõi tư vấn của chuyên gia Dr.Papie trong bài viết sau nhé! 

1. Nấm lưỡi ở trẻ em có nguy hiểm không?

Trẻ bị nấm miệng nguyên nhân chính là do nấm Candida albicans sinh sản bất thường trong khoang miệng gây ra. Tình trạng này không gây nguy hiểm cho bé và có thể khỏi trong 10 – 15 ngày nếu được điều trị sớm. 

Trẻ bị nấm miệng không gây nguy hiểm
Trẻ bị nấm miệng không gây nguy hiểm

Tuy vậy, trẻ bị mắc có nhiều vấn đề sau khiến mẹ lo lắng như đau lưỡi, ăn ít, bị hôi miệng, có thể lây sang bộ phận khác và người khác. Cụ thể các vấn đề trẻ gặp phải khi bị nấm lưỡi ở phần dưới đây, mẹ kéo xuống để xem chi tiết hơn nhé!

1.1 . Khiến bé bị đau lưỡi

Nấm lưỡi làm trẻ bị đau, rát, mẹ còn thường xuyên dùng gạc để chà xát, vệ sinh hoặc cạy mảng trắng làm lưỡi bé bị đau hơn. Bé bị đau lưỡi sẽ quấy khóc, không hợp tác cùng khi mẹ vệ sinh răng miệng cho. 

Nấm lưỡi ở trẻ em có nguy hiểm không
Trên miệng trẻ sơ sinh xuất hiện mảng trắng kho làm sạch

1.2. Khiến bé ăn ít

Nấm lưỡi trắng che lấp các gai vị gạc khiến bé không cảm nhận được vị của thức ăn. Cùng với đó nấm lưỡi làm bé bị đau miệng, nhất là khi ăn. Do đó, bé bị nấm lưỡi thường hay bỏ ăn, bỏ bú. 

Bỏ ăn khiến bé thiếu hụt chất dinh dưỡng, sụt cân, chậm lớn, hay ốm và ảnh hưởng đến tinh thần của bé như cáu gắt, quấy khóc.

nấm lưỡi ở trẻ làm bé biếng ăn
Trẻ biếng ăn do nấm lưỡi làm thiếu hụt chất dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch

1.3. Miệng bé có mùi hôi

Hơi thở của bé có mùi hôi do 2 nguyên nhân do chất thải của nấm tiết ra nhiều gây mùi và mảng nấm khó làm sạch tạo môi trường lý tưởng cho thức ăn thừa, vi khuẩn tích tụ có mùi. 

Mùi hôi khiến bé khó chịu, không tự tin khi đi học hoặc chơi với trẻ khác. 

nấm lưỡi ở trẻ gây hôi miệng
Hơi thở không được thơm tho khiến bé mất tự tin khi giao tiếp

1.4. Nấm lưỡi lây lan sang các bộ phận khác của bé

Nấm miệng có thể lây lan sang các bộ phận khác như họng, phế quản, tiêu hóa, sinh dục,… nếu không được điều trị sớm và dứt điểm. Ngoài ra, nấm có thể lây sang mẹ đầu ti mẹ khi bú hoặc cho trẻ khác khi dùng chung một số đồ vật như núm ti giả, bình sữa, cốc,… 

Nấm miệng có thể lây lan gây ra nhiều bệnh khác như viêm họng, viêm phổi, tiêu chảy,...
Nấm miệng có thể lây lan gây ra nhiều bệnh khác như viêm họng, viêm phổi, tiêu chảy,…

Bệnh nấm lưỡi tuy không gây nguy hiểm cho trẻ nhưng có thể ảnh hưởng đến chất lượng sống của bé như gây đau rát lưỡi, ăn ít, hôi miệng, nặng hơn có thể lan sang các cơ quan khác trong cơ thể. Vì vậy mẹ cần có biện pháp điều trị sớm và thích hợp.

2. Cách xử lý nấm lưỡi cho trẻ nhanh hết, không gây nguy hiểm

Nấm lưỡi không gây nguy hiểm tuy nhiên khó chữa trị dứt điểm, dễ tái phát lại nhiều lần. Vậy làm thế nào để bé nhanh khỏi và hết nấm lưỡi hoàn toàn. Mẹ kéo xuống để tham khảo các cách xử lý nấm lưỡi ở trẻ em dứt điểm nhất nhé! 

2.1 Dùng gạc rơ lưỡi kháng nấm

Gạc rơ lưỡi kháng nấm là gạc đã được tẩm sẵn dịch chiết có tác dụng kháng khuẩn, chống nấm cho trẻ như: dịch chiết lá hẹ, cỏ ngọt, chè xanh, NaCl, NaHCO3,… Đây là các chất có tác dụng kháng khuẩn, chống nấm, ngừa sâu răng,… Các loại gạc kháng nấm uy tín gần như không có tác dụng phụ, an toàn cho trẻ sơ sinh, mẹ yên tâm sử dụng cho bé nhà mình. 

Gạc răng miệng kháng nấm vừa có tác dụng làm sạch khoang miệng, vừa ngăn ngừa sự bám dính của chân nấm, không cho nấm Candida phát triển.

Nấm lưỡi ở trẻ em có nguy hiểm không
Gạc răng miệng có công thức dịch tẩm đã được nghiên cứu khoa học

Lựa chọn gạc rơ lưỡi cho bé, mẹ cần chú ý:

  • Nguồn gốc rõ ràng, tránh gạc bị tẩm hóa chất, cồn nguy hiểm cho bé
  • Chất liệu mềm mại, dai không gây bục mủn hoặc đau miệng bé
  • Có chứa các thành phần thiên nhiên, được kiểm chứng an toàn
  • Ưu tiên gạc kết hợp từ nhiều thành phần để cùng phát huy tác dụng chống nấm. 

Gạc răng miệng Dr.Papie là gạc tẩm dịch kháng khuẩn, chống nấm đầu tiên tại Việt Nam đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trên. Với công thức kết hợp từ 4 thành phần gồm lá hẹ, NaHCO3, NaCl, đường Xylitol, cùng phát huy tác dụng chống nấm cho bé nhanh khỏi hơn. Đây là sản phẩm đã đăng ký sáng chế độc quyền, được đài VTC2 đánh giá cao, BS Đinh Ngọc Hoa khuyên dùng để phòng và trị nấm lưỡi cho bé từ 0 – 3 tuổi.

gạc dr.papie được đóng gói riêng biệt
Gạc Dr.Papie được đóng thành gói riêng biệt cho 1 lần dùng

Cách dùng gạc rơ lưỡi cho bé rất đơn giản. Mẹ chỉ cần xé gói gạc, đeo vào ngón tay và tiến hành rơ lưỡi từ trong ra ngoài miệng bé. 

Để giúp bé hợp tác khi được vệ sinh lưỡi bằng gạc, mẹ chú ý: 

  • Thao tác nhẹ nhàng: Mẹ rơ hết khoang miệng bé để thuốc ngấm đều, không cần chà xát mạnh loại bỏ hết mảng trắng bám trên lưỡi bé.
  • Thời điểm rơ lưỡi: Tốt nhất là buổi sáng sau khi bé ngủ dậy và sau ăn khoảng 20 phút, không thực hiện khi bé ăn no vì dễ gây nôn trớ. 
  • Không để bé nuốt tưa lưỡi: Vì mảng nấm đi xuống họng, dạ dày sẽ là yếu tố thuận lợi gây bệnh khác như nấm họng, nấm tiêu hóa,..
Nấm lưỡi ở trẻ em có nguy hiểm không
Cách sử dụng gạc rơ lưỡi đơn giản gồm 3 bước dễ thực hiện

Phương pháp dân gian có nhiều nhược điểm như thời gian chuẩn bị lâu nên mẹ tốn nhiều thời gian, dịch lá sơ chế có mùi vị khó chịu,…Để bé nhanh khỏi nhất và tránh nguy hiểm, mẹ nên sử dụng gạc răng miệng đạt chuẩn khoa học nhé!

2.2 Dùng thuốc trị nấm

Khi mẹ áp dụng các biện pháp vệ sinh răng miệng thông thường 3 – 5 ngày không khỏi, mẹ cần dùng thuốc trị nấm để chữa trị dứt điểm cho bé. Tuy nhiên các loại thuốc này cần được sự cho phép và hướng dẫn của bác sĩ, mẹ không nên tự ý sử dụng vì chúng có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. 

Thuốc trị nấm Nystatin và Daktarin gel được dùng khi bé bị nhiễm nấm Candida
Thuốc trị nấm Nystatin và Daktarin gel được dùng khi bé bị nhiễm nấm Candida

Hai thuốc bác sĩ khuyên dùng cho trẻ là Nystatin và Daktarin sẽ được cung cấp thông tin ở bảng sau, mẹ theo dõi nhé!

Thuốc

Nystatin

Daktarin

Liều dùngThuốc ở dạng bột rơ lưỡi có liều lượng như sau:

  • Trẻ sơ sinh: dùng 2 lần/ngày, mỗi lần nửa ½  gói.
  • Trẻ dưới 5 tuổi: dùng 2 lần/ngày, mỗi lần 1 gói.
  • Trẻ bị nấm lưỡi mức độ nặng: dùng 3 – 4 lần/ngày; mỗi lần 1 gói.
Thuốc ở dạng gel bôi miệng cho bé với liều dùng:

  • Trẻ từ 4 – 24 tháng tuổi: dùng 4 lần/ngày, mỗi lần 1,25ml (¼ thìa đong).
  • Trẻ từ 2 tuổi trở lên: dùng 4 lần/ngày, mỗi lần 2,5ml (½ thìa đong).
Cách dùngMẹ pha thuốc theo tỷ lệ trên bao bì, đeo gạc và rơ lưỡi cho bé.Mẹ dùng thìa đong thuốc đúng liều lượng, quấn gạc thấm gel và thoa đều 1 lớp mỏng ở vùng nhiễm nấm trong miệng bé.
Đối tượngTừ 0 tháng tuổi trở lên.Chỉ dùng cho trẻ từ 4 tháng tuổi trở lên.

Những lưu ý giúp mẹ sử dụng thuốc chống nấm cho bé an toàn và hiệu quả nhất:

  • Dùng thuốc chỉ khi được bác sĩ kê đơn: Thuốc tiềm ẩn nguy cơ tương tác với thuốc mà bé đang dùng gây ra tác dụng phụ như tiêu chảy, dị ứng thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
  • Không nên cạy mảng bám trên lưỡi bé: Nếu cố cạy, bé đau rát lưỡi hơn, nguy cơ bị nhiễm trùng cao.
  • Tránh thọc tay sâu vào họng bé: Do phản xạ nuốt của trẻ chưa hoàn chỉnh, tác động mạnh rất dễ gây nôn trớ.
  • Sau khi rơ miệng không cho bé bú hoặc ăn: Mẹ để thời gian cho thuốc ngấm đều phát huy tác dụng tốt nhất.
  • Cần kết hợp với gạc kháng nấm: Gạc kháng nấm có tác dụng làm sạch lưỡi, ngăn ngừa sự bám dính của chân nấm Candida. Nhờ đó, mẹ nên kết hợp dùng gạc 2 -3 lần để bé nhanh khỏi hơn, giảm thời gian sử dụng thuốc.

2.3 Chăm sóc khoa học cho bé bị nấm lưỡi khoa học

Nấm lưỡi ở trẻ em không nguy hiểm nhưng bé dễ bị đau miệng, chán ăn và nấm dễ lây sang bộ phận, người khác. Do đó, mẹ chú ý chăm sóc cẩn thận hơn với một số mẹo sau: 

  • Chế độ ăn hợp lý: Đối với trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn, mẹ không cần kiêng khem gì cả. Đối với trẻ lớn hơn, mẹ cho bé ăn thực phẩm lỏng, dễ nuốt. Không cho bé ăn vặt, đồ ngọt vào buổi tối để tránh thức ăn thừa, vi khuẩn sinh sôi gây nấm lưỡi.
  • Cho bé bú bằng bình: Nấm miệng có thể lây sang núm vú của mẹ khi bé bú. Do đó, nếu bé đang bị nấm lưỡi, mẹ hãy vắt sữa ra bình cho bé bú.
  • Vệ sinh núm vú, bình sữa sạch sẽ: Mẹ rửa sạch và tiệt trùng núm giả và bình sữa bằng nước sôi giúp tiêu diệt vi khuẩn, nấm không có đường lây lan cho bé và lây sang người khác.
  • Không cho trẻ dùng chung đồ với trẻ khác: Các đồ vật bé ngậm vào như đồ chơi, núm ti giả, bình sữa, cốc, thìa,… có nguy cơ nhiễm nấm từ miệng bé. Do đó, mẹ cần tránh cho con dùng chung các đồ vật này với trẻ khác. 
Nấm lưỡi ở trẻ em có nguy hiểm không
Cho trẻ bú bằng bình để nấm không lây sang núm vú của mẹ

3. Giải đáp thắc mắc

Nấm lưỡi bao lâu thì khỏi, có lây không là câu hỏi chung của mẹ khi có con bị nấm miệng. Phần dưới đây là câu trả lời dành cho mẹ nhé.

3.1. Nấm lưỡi bao lâu thì khỏi

Thông thường nấm lưỡi sẽ khỏi sau 10 – 15 ngày kể từ khi chữa trị, phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh và cách chăm sóc cho bé. Cụ thể như sau:

  • Nấm nhẹ: Khỏi sau 3 – 5 ngày. 
  • Nấm nặng: Khỏi sau khoảng 1 tháng hoặc lâu hơn nếu bệnh trở nặng. 
Nấm miệng ở trẻ sơ sinh bao lâu thì khỏi
Nấm miệng bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào mức độ và cách chăm sóc cho trẻ

3.2. Nấm lưỡi có lây không?

Như chia sẻ ở trên, nấm lưỡi hoàn toàn có thể lây sang bộ phận khác trên cơ thể hoặc cho người khác. 

Vì vậy, mẹ nên cho bé bú bình, không bú ti mẹ trong thời gian bị nấm. Mẹ chú ý vệ sinh đồ dùng (núm ti giả, đồ chơi,…) hàng ngày, rửa sạch và tiệt trùng bằng nước sôi để loại bỏ vi khuẩn. Tránh ôm hôn trẻ thường xuyên cũng là cách hiệu quả để ngăn ngừa nấm miệng lây lan.

Nấm lưỡi ở trẻ em có nguy hiểm không
Tránh ôm hôn trẻ vì sẽ tạo điều kiện cho tác nhân gây bệnh cho bé

Với thắc mắc Nấm lưỡi ở trẻ em có nguy hiểm không? chắc hẳn các mẹ đã có câu trả lời là không rồi. Mẹ chú ý áp dụng những thông tin có trong bài viết sẽ giúp mẹ chữa trị và phòng ngừa nấm miệng cho bé yêu an toàn và hiệu quả. Nếu còn thắc mắc cần giải đáp, mẹ để lại ở dưới bình luận hoặc gọi ngay hotline 0911.225.336 để được đội ngũ chuyên gia tư vấn.

5/5 - (4 bình chọn)

0 thoughts on “Nấm lưỡi ở trẻ em có nguy hiểm không?

  1. Nguyễn Đan says:

    Bé nhà e 8 tháng mà chủ yếu uống sữa công thức nên lưỡi con cũng có rất nhiều mảng bám. Chắc phải mua gạc về tưa cho con ngay thôi

  2. Kim thao says:

    Ui không nghĩ là nấm miệng lại nguy hiểm trầm trọng đến thế.mình đã học.hỏi được rất nhiều.cảm ơn dược sỹ đã chia sẻ ạ

  3. Nguyễn nguyệt says:

    Vậy mà mình không biết được từ sớm để chữa khỏi nấm lưỡi cho bé bông. Cảm ơn bài viết rất hữu ích

  4. Chinh Vũ says:

    Trước bé nhà mình bị nấm lữoi mình cũng sợ. Ra hiệu thuốc dược sĩ bảo dùng gạc răng miệng dr.papie chỉ 5-7 hôm là thấy đỡ hơn hẳn

  5. Nhung nguyên says:

    Bé nhà e lưỡi cũng hơi trắng,nhưng mỗi lần rơ gạc khô bé cũng kg hợp tác tí nào còn quấy khóc,e thấy trên bài viết có nói đến gạc Drpapie đc tẩm sẵn dịch vậy bé nhà e 2th tuổi có dùng đc kg ạ

  6. Lệ says:

    Bé bị nấm lưỡi khó chịu và thg bỏ ăn,rất cần những bài báo như thế này để các mẹ có thêm kinh nghiệm chăm con

  7. Minh phương says:

    Mình tập đầu còn nhiều bỡ ngỡ quá , may mắn đọc đc bài viết này , cảm ơn dược sĩ dr.papie đã chia sẻ thông tin bổ ích

  8. Long Thành says:

    Trẻ bị nấm lưỡi ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Trên thị trường bán nhiều loại gạc để tưa lưỡi cho bé. Mình dùng gạc drpapie.

0911225336 Zalo Facebook