Trẻ sơ sinh bị nấm lưỡi là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh bị nấm lưỡi nguyên nhân do đâu, dấu hiệu chính xác là gì? Cách chữa và ngăn ngừa nấm lưỡi tại nhà như thế nào phù hợp, an toàn nhất? Trong bài viết này, chuyên gia Dr.Papie sẽ giải đáp cụ thể các vấn đề trên, mẹ theo dõi nhé!

1. 4 dấu hiệu trẻ sơ sinh bị nấm lưỡi điển hình

Bé bị nấm lưỡi có các dấu hiệu điển hình như: 

  • Xuất hiện mảng trắng: Đây là triệu chứng đầu tiên khi bé bị nhiễm nấm. Lúc đầu là vài đốm trắng nhỏ bằng hạt ngô ở đầu lưỡi. Sau đó, nấm lan dần ra thành mảng bám khắp bề mặt lưỡi bé.  
  • Hơi thở của bé có mùi: Dấu hiệu này thường xuất hiện khi nấm lan ra khắp lưỡi. Bé thở ra có mùi hôi, khó chịu do chất thải của nấm tiết và cặn sữa đọng lại. 
  • Bé ăn uống kém: Triệu chứng này gặp ở giai đoạn sau của bệnh. Bé bú kém hơn do nấm làm con đau và che lấp mất gai vị giác cảm nhận hương thức ăn. 
  • Trẻ bú mẹ làm nấm lây sang cơ thể mẹ: Nấm miệng có nguy cơ lây lan từ bé sang mẹ khi trẻ bú ti mẹ đó ạ. Lúc này, núm vú mẹ ngứa rát, sưng đỏ. Khi bé bú, da ở núm vú bong ra và xuất hiện những cơn đau nhói. 
Trẻ sơ sinh bị nấm lưỡi
Núm vú nhiễm nấm gây đau rát, khó chịu cho mẹ

Nấm miệng dễ bị nhầm với cặn sữa do chúng có biểu hiện trên lưỡi giống nhau. Mẹ nhớ theo dõi bảng sau để phân biệt đúng và có cách xử lý chuẩn: 

Dấu hiệuNấm lưỡi Cặn sữa
Dấu hiệu trên lưỡi bé
  • Mảng trắng ngà hoặc ngả vàng, loang lổ không đều màu.
  • Mảng bám bong ra dễ làm sạch.
  • Trẻ không đau, không quấy khóc.
  • Mảng trắng sữa đều màu.
  • Mảng bám chắc, khó làm sạch. Khi cạo ra niêm mạc ở dưới sưng nề.
  • Trẻ đau rát, quấy khóc, bỏ bú, bỏ ăn.
Dấu hiệu trên cơ thể mẹ
  • Núm vú bình thường
  • Núm vú nguy cơ nhiễm nấm từ miệng bé, sưng đỏ, da bong tróc, có vẻ sáng bóng.
  • Mẹ đau ở quầng vú khi cho con bú hoặc sau khi bú xong.

2. Hình ảnh trẻ bị tưa lưỡi

Nấm lưỡi được chia làm 2 giai đoạn từ nhẹ đến nặng. Mỗi giai đoạn có những biểu hiện tình trạng bệnh khác nhau. Mẹ quan sát hình ảnh được đề cập dưới đây để dễ dàng nhận biết bé đang ở trong giai đoạn nào, từ đó có cách điều trị phù hợp.

2.1 Nấm lưỡi giai đoạn nhẹ 

Nấm lưỡi giai đoạn nhẹ chỉ xuất hiện trên bề mặt lưỡi ở 1 vài vị trí nhỏ, nấm bám chặt vào niêm mạc, khó làm sạch. Hơi thở của bé có mùi hơi chua. 

trẻ bị nấm lưỡi nhẹ
Không nên cố gắng cạo mảng nấm trên lưỡi bé

2.2. Nấm lưỡi giai đoạn nặng

Nấm lưỡi giai đoạn nặng có biểu hiện nghiêm trọng hơn. Bé hay quấy khóc, chán ăn, bỏ bú. Nấm lan ra khắp miệng và các cơ quan khác như họng, thực quản gây bệnh như viêm họng, viêm phổi, thậm chí tiêu chảy ở trẻ. 

Trẻ sơ sinh bị nấm lưỡi
Hình ảnh tưa lưỡi giai đoạn nặng lan xuống họng, thực quản ở trẻ

3. Vì sao trẻ sơ sinh bị nấm lưỡi?

Nguyên nhân chính gây ra nấm miệng ở trẻ là do nấm men Candida albicans. Bình thường chúng sống hoà bình trong khoang miệng bé nhờ có vi khuẩn có lợi kìm hãm. Nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi, nấm phát triển nhiều bất thường gây ra chứng tưa lưỡi ở trẻ. Một số yếu tố đó như:

  • Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Mẹ không làm sạch miệng con bú, ăn bột, chúng đọng lại trên lưỡi là nguồn dinh dưỡng bổ béo cho nấm phát triển. Ngoài ra, mẹ không vệ sinh sạch các vật dụng bé hay ngậm vào như núm ti giả, đồ chơi,… khiến các vi nấm có thể bám dính ở đó và lây vào miệng bé đó ạ. 
  • Lây chéo từ mẹ sang con: Mẹ nhiễm nấm âm đạo khi mang thai hoặc sinh thường tiềm ẩn nguy cơ truyền mầm bệnh sang con. Ngoài ra, mảng nấm bong tróc từ núm vú mẹ cũng có khả năng lan sang miệng bé.
  • Mắc một số bệnh khác: Hội chứng Raynaud hay bệnh chàm là yếu tố nguy cơ dễ gây ra nấm miệng ở trẻ.
  • Hệ miễn dịch của trẻ yếu ớt: Trẻ sơ sinh vừa chào đời sức đề kháng còn kém, nhất là trẻ sinh thiếu tháng, nhẹ cân, mắc bệnh lý suy giảm miễn dịch tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm nấm Candida.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh: Bé uống thuốc kháng sinh dài ngày làm hệ vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt theo, là cơ hội tốt để nấm phát triển mạnh trong miệng bé.
  • Điều trị bệnh dùng Corticoid: Corticoid là thuốc ức chế miễn dịch dùng phổ biến cho trẻ trong bệnh da liễu, hen suyễn, tuy nhiên chúng có nguy cơ gây suy giảm hệ miễn dịch, dễ bội nhiễm nấm Candida hơn. 
Người lớn nên tránh ôm hôn trẻ vì dễ lây bệnh sang cho bé
Người lớn nên tránh ôm hôn trẻ vì dễ lây bệnh sang cho bé

4. Trẻ sơ sinh bị nấm lưỡi có sao không?

Nấm miệng là bệnh lành tính, không nguy hiểm cho trẻ. Tuy nhiên, bệnh gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe lâu dài của trẻ. Nấm miệng khiến trẻ bị đau lưỡi, che lấp gai vị giác làm con không cảm nhận được vị ngon của sữa, làm trẻ sơ sinh giảm bú ảnh hưởng đến thể trạng, khiến con dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu chất hơn. 

Khi trẻ sơ sinh bị nấm lưỡi nặng, lan xuống các cơ quan khác gây ra viêm họng, viêm thanh quản, mất vị giác, khàn tiếng, thậm chí tiêu chảy. 

Nấm miệng lan xuống họng bé gây viêm họng, khàn tiếng
Nấm miệng lan xuống họng bé gây viêm họng, khàn tiếng

Vì vậy, dù nấm đang ở giai đoạn nhẹ hay nặng thì mẹ cũng nên có biện pháp chữa cho bé đúng cách và kịp thời giúp bé có sức khoẻ tốt nhất để phát triển toàn diện.

5. Cách chữa nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh tại nhà

Biện pháp hiệu quả được chuyên gia khuyên dùng là rơ lưỡi cho bé bằng gạc răng miệng và dùng thuốc trị nấm. Cụ thể như thế nào mẹ cùng theo dõi bên dưới nhé.

5.1. Rơ lưỡi cho trẻ bằng gạc răng miệng tẩm ẩm 

Gạc răng miệng tẩm ẩm có sẵn các thành phần như lá hẹ, muối, xylitol, thuốc muối. Chúng có tác dụng làm sạch mảng bám trong khoang miệng bé. Với cách này mẹ không cần mất thời gian chuẩn bị thêm dịch rơ lưỡi nữa. Phương pháp này đang được mẹ bỉm và các chuyên gia ưu tiên sử vì tiện lợi, hiệu quả hơn các cách cũ,

Lựa chọn gạc tưa lưỡi cho trẻ bị nấm, mẹ cần chú ý các yếu tố sau: 

  • Chất liệu mềm, dai, không bị vương sợi bông và kích ứng niêm mạc miệng của bé. 
  • Nguồn gốc rõ ràng và được kiểm định chất lượng, do công ty có thương hiệu uy tín sản xuất. 
  • Có chứa dịch tẩm ẩm có tác dụng kháng nấm như lá hẹ, muối, xylitol,…. 

Gạc đã được tẩm sẵn dịch chiết nên việc rơ miệng cho bé rất đơn giản. Mẹ chỉ cần xé gói gạc theo đường gờ, đeo vào ngón tay và tiến hành rơ lưỡi cho bé.

Lưu ý mẹ cần biết trong và sau khi rơ lưỡi cho bé:

  • Tần suất rơ lưỡi hợp lý cho trẻ là 2 lần/ngày: Vệ sinh răng miệng cho bé vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối giúp làm sạch cặn sữa, chất bẩn đọng lại, ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi trong miệng bé.
  • Thao tác nhẹ nhàng: Niêm mạc trẻ sơ sinh vốn mỏng manh lại đang bị nấm rất dễ bị tổn thương nếu mẹ chà xát mạnh.
  • Không dùng móng tay dài đeo gạc rơ lưỡi cho bé: Để móng dài làm bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ trong đó và chui vào miệng bé.
  • Không để bé nuốt tưa lưỡi: Thông thường mảng bám sẽ chưa đi hết trong lần rơ đầu tiên, mà từ từ được loại bỏ sau 2 – 3 lần rơ. Vuốt ngược tưa lưỡi ra ngoài miệng bé tránh nấm xuống đường tiêu hoá gây bệnh.
  • Vệ sinh tất cả những đồ dùng bé chạm vào: Để phòng ngừa trường hợp nấm lây chéo sang bé, mẹ cần vệ sinh sạch sẽ đồ chơi, núm ti giả và núm vú của mẹ. 

Góc tham khảo: Gạc răng miệng Dr.Papie là sản phẩm được bác sĩ Đinh Ngọc Hoa khuyên dùng cho bé sơ sinh, trẻ nhỏ. Sản phẩm được nhiều mẹ bỉm lựa chọn khi con bị nấm lưỡi. Do trong gạc đã được tẩm sẵn NaCl, NaHCO3, dịch chiết lá hẹ có tác dụng chống nấm an toàn, không gây tác dụng phụ kể cả bé sơ sinh. Gạc Dr.Papie đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, đăng ký sáng chế độc quyền uy tín. Mẹ yên tâm nhé!

Trẻ sơ sinh bị nấm lưỡi

Công thức dịch tẩm ẩm của gạc răng miệng Dr.Papie được Bộ Y tế cấp bằng sáng chế

5.2. Chữa nấm lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng thuốc

Thuốc chống nấm điều trị hiệu quả nấm miệng và ngăn ngừa bội nhiễm nấm xuống đường tiêu hoá. Khi bé có biểu hiện bị nấm, mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để được tư vấn thuốc thích hợp. Hai loại thuốc được bác sĩ khuyên dùng phổ biến là Nystatin và Miconazole:

5.2.1 Thuốc Nystatin

  • Đối tượng: Trẻ từ 0 tháng tuổi trở lên.
  • Liều dùng: Thuốc ở dạng bột pha loãng đóng thành gói riêng biệt. Đối với độ tuổi nhất định có liều lượng như sau:
    • Trẻ sơ sinh từ 0 – 6 tháng tuổi: ngày dùng 2 lần, mỗi lần ½ gói.
    • Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi: ngày dùng 2 lần, mỗi lần 1 gói.
  • Thời gian dùng: Mẹ rơ lưỡi cho bé ít nhất 1 – 2 tiếng sau ăn, lúc này thức ăn đã được tiêu hoá gần hết hạn chế nôn trớ ở trẻ.

5.2.2 Thuốc Miconazole

  • Đối tượng: Trẻ từ 4 tháng tuổi trở lên.
  • Liều dùng: Thuốc ở dạng gel bôi miệng cho bé. Do hoạt tính chống nấm mạnh hơn Nystatin, Miconazole để lại nhiều tác dụng phụ (buồn nôn, mệt mỏi, tiêu chảy,…). Vì vậy, trẻ dưới 2 tuổi cần tuân theo liều bác sĩ kê đơn.
  • Thời gian dùng: Vì ở dạng gel nên mẹ nên rơ cho bé sau khi ăn ít nhất 1 – 2 tiếng cho thuốc ngấm sâu đạt hiệu quả tốt nhất.

Mẹ cần lưu ý những điều sau để dùng thuốc cho bé an toàn và hiệu quả:

  • Chỉ dùng thuốc khi được bác sĩ kê đơn: Bé sơ sinh rất nhạy cảm, mẹ cần được bác sĩ hướng dẫn lựa chọn thuốc đúng với tình trạng và độ tuổi của con nhé! 
  • Không tự ý gấp đôi liều dùng: Trẻ chỉ đáp ứng với lượng thuốc vừa phải, dùng nhiều còn ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của bé.
  • Không thọc tay quá sâu vào trong họng bé: Trẻ sơ sinh bị kích thích nhiều vùng họng có thể gây phản xạ buồn nôn, bé dễ bị nôn trớ.
  • Cần kết hợp dùng thuốc chống nấm với gạc răng miệng chuyên dụng: Gạc chống nấm không chỉ làm sạch mà còn giúp loại bỏ chân nấm cắm sâu trong niêm mạc lưỡi bé giúp hỗ trợ điều trị nấm miệng.

    6. Phòng ngừa

Nấm miệng sau khi được chữa khỏi vẫn có nguy cơ tái phát cao. Nguyên nhân do nấm Candida luôn tồn tại số lượng nhất định trong khoang miệng của bé. Để phòng bệnh nấm lưỡi cho trẻ, biện pháp tốt nhất là ngăn ngừa từ hai phía mẹ và bé.

Trẻ sơ sinh bị nấm lưỡi
Nên ngăn ngừa nấm miệng từ hai phía mẹ và bé

6.1 Đối với trẻ sơ sinh

  • Vệ sinh miệng cho bé ít nhất 2 lần/ngày: Điều này giúp làm sạch cặn sữa, chất bẩn đọng lại, nấm không có môi trường để sinh sôi gây bệnh.
  • Vệ sinh sạch sẽ, tiệt trùng bình sữa, núm ti giả, đồ chơi: Vì nấm sẽ bám trên vật dụng mà bé ngậm vào và tái phát lại tưa miệng.
  • Trẻ bị bệnh hô hấp dùng máy hít khí dung, mẹ cần vệ sinh ngay sau khi bé hít: Qua mỗi lần xông mà mẹ không vệ sinh lại máy rất dễ nhiễm vi khuẩn gây bệnh.
  • Không để người lớn ôm hôn trẻ: Hệ miễn dịch của trẻ còn chưa hoàn thiện. Do đó, người lớn hôn trẻ dễ làm lây virus, vi nấm sang miệng con.
  • Không cho trẻ bú nếu núm vú mẹ bị nhiễm nấm: Nấm dễ lây chéo từ mẹ sang con khi bé bú trực tiếp. Lúc này, mẹ nên vắt sữa ra bình để cho bé ti. 
  • Không dùng chung khăn mặt của trẻ với người lớn: Đó là thói quen không tốt, có nguy cơ lây nấm miệng mà còn có các bệnh khác nữa như đau mắt đỏ, lang ben, mề đay,…

6.2 Đối với mẹ cho con bú:

Nấm từ đầu ti mẹ dễ dàng lây sang miệng bé, vì vậy mẹ cần chú ý:

  • Điều trị dứt điểm nấm vú của mẹ: Bên cạnh việc gây đau rát cho mẹ, nguy cơ lây nấm sang cho bé khi bú mẹ cũng rất cao.
  • Vệ sinh phòng ngủ của trẻ sơ sinh sạch sẽ: Việc này giúp bé có không gian trong lành, an toàn để hoạt động, vui chơi. Trẻ không bị lây nhiễm nấm và các bệnh ngoài da khác.
Vệ sinh và tiệt trùng sạch sẽ bình sữa
Vệ sinh và tiệt trùng sạch sẽ bình sữa, núm ti giả của bé

7. Nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh bao lâu thì khỏi?

Nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh không thể tự hết được và cần điều trị sớm và kịp thời. Nấm lưỡi bao lâu thì khỏi còn tùy thuộc vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ, cách chăm sóc:
Mức độ nhẹ: Thời gian khỏi từ 3 – 5 ngày. Biện pháp chủ yếu hay dùng là vệ sinh răng miệng cho bé.
Mức độ nặng: Thời gian khỏi khoảng 1 tuần đến cả tháng. Mẹ kết hợp dùng gạc răng miệng với thuốc chống nấm để có hiệu quả tốt nhất.

Trẻ sơ sinh bị nấm lưỡi
Dùng kết hợp gạc tẩm ẩm và thuốc chống nấm mang lại hiệu quả trị nấm rõ rệt

Hy vọng bài viết trên sẽ giải đáp thắc mắc phần nào của mẹ về cách chữa, phòng ngừa khi trẻ sơ sinh bị nấm lưỡi. Nếu còn câu hỏi thắc mắc, mẹ để lại bên dưới bình luận hoặc liên hệ hotline 0911.225.336. Đội ngũ chuyên gia Dr.Papie sẽ được tư vấn chính sớm nhất có thể.

5/5 - (4 bình chọn)

0 thoughts on “Trẻ sơ sinh bị nấm lưỡi là bệnh gì, có nguy hiểm không?

  1. Maidungquynh says:

    Bài chia sẻ của dược sĩ rất hữu ích giúp mình biết thêm về bệnh nấm lưỡi của trẻ có nhiều nguyên nhân và cách tri nấm lưỡi.

    • Nguyễn Chung says:

      Chào mom! Cám ơn mom đã tin dùng sản phẩm Gạc răng miệng Dr.Papie. Mọi thắc mắc mom có thể liên hệ hotline 0911225336 nhé

  2. Băng ngọc says:

    Bé nhà mình uống nhiều sữa công thức nên nhiều tưa lưỡi ,nấm lưỡi may mà nhờ lướt trang web mình biết đến gạc rơ lưỡi papie sau một thời gian bé đã khỏi rồi

  3. Nhung nguyên says:

    Bé nhà e cũng đang bị nấm lưỡi nhẹ.hôm trước thấy trên tivi quảng cáo gạc Drpapie mua về dùng thử cho con.nay thấy đỡ hơn nhiều lắm

  4. Thơm says:

    Khuyên các Mẹ có con nhỏ nên rơ lưỡi cho trẻ từ bé Để hình thành thói quen tốt và giữ răng miệng của con được sạch sẽ như con nhà mình cũng vậy

  5. Minh phương says:

    Bé nhà mình dùng gạc rơ lưỡi dr.papie từ lúc ss đến jo , trộm vía miệng bé rất thơm và lưỡi ko bị nấm miệng j hết , gạc dùng cực thích

  6. Kim thao says:

    Trước mà biết gạc dr papie sơm hơn thi 2 mẹ con đỡ vất vả khi mỗi lần vệ sinh răng miệng cho con.giờ bé thứ 2 phải dùng ngay mới được

  7. Hoàng Thái says:

    Mình đang dùng gạc dr papie cho con nè, thick lắm ớ. Sạch sẽ dễ dùng. Còn tiẹn lợi nếu như đi chơi nữa chứ

  8. Nhung nguyên says:

    Đọc bài viết xong mới biết nấm lưỡi và cặn sữa khác nhau,trước cứ thấy con trắng lưỡi là nghĩ bị nấm lưỡi.cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ

0911225336 Zalo Facebook