Trẻ sơ sinh bị sưng lợi là tình trạng thường gặp. Các mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết, từ đó có cách xử trí và giải quyết phù hợp, hiệu quả và an toàn cho trẻ. Mẹ hãy cùng chuyên gia tìm hiểu ngay bây giờ nhé!
1. Trẻ sơ sinh bị sưng lợi do nguyên nhân nào?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sưng lợi ở trẻ sơ sinh. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến.
Nanh sữa
Nanh sữa là một loại nang có vỏ mỏng trong lòng chứa đầy chất keratin. Các mảnh vụn tế bào trong quá trình hình thành răng sữa còn sót lại ở xương hàm làm nanh sữa thường có màu trắng. Nếu chúng xuất hiện ở vòm miệng thì là do mảnh vụn của các tế bào tuyến nước bọt phụ bị vùi kẹt dưới niêm mạc từ khi bé còn trong bụng mẹ. Đây là một loại tổn thương lành tính hay gặp của niêm mạc miệng trong một thời gian ngắn ở trẻ sơ sinh.
Dấu hiệu giúp mẹ nhận biết là xuất hiện một hay nhiều nốt màu trắng hoặc vàng nhạt ở nông ngay dưới bề mặt niêm mạc lợi hàm trên và hàm dưới của trẻ. Kích thước mỗi nang thường khoảng 2 – 3mm (cỡ hạt gạo), một số trường hợp có thể to đến 1cm nhưng rất hiếm gặp.
Dấu hiệu trẻ sắp mọc răng
Đây là nguyên nhân phổ biến mà mẹ thường nghĩ đến nếu trẻ đang trong giai đoạn 6 -7 tháng tuổi. Ở giai đoạn này, nướu của trẻ rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương với những tác động dù là nhỏ nhất. Đó cũng chính là cơ hội vô cùng thuận lợi cho vi khuẩn tấn công, gây viêm nướu và các bệnh lý răng miệng nghiêm trọng ở trẻ. Tuy nhiên, các mẹ không cần quá lo lắng do sau khi răng mọc lên thì nướu sẽ hết sưng.
Bé đang bị viêm lợi
Những mảng bám trên răng có chứa các vi khuẩn bám chắc vào thành răng, khi không được vệ sinh sẽ sản sinh ra các loại độc tố gây kích ứng và làm hỏng nướu răng, gây ra tình trạng viêm lợi. Trẻ bị viêm lợi thường có dấu hiệu lợi bị sưng phồng, gây đau nhức, sưng má, dễ chảy máu khi đánh răng, hơi thở có mùi hôi, răng có thể ngả vàng,.. Nếu để lâu ngày không điều trị có thể dẫn đến sâu răng, tụt lợi, viêm tủy,…
Vệ sinh răng miệng kém và sai cách
Khi trẻ không biết vệ sinh răng miệng đúng cách, ở chân răng sẽ xuất hiện những mảnh thức ăn thừa chưa được loại bỏ sạch sẽ. Chính những mảnh vụn, thức ăn thừa này tích tụ, bám lâu ngày ở chân răng và kẽ răng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn trú ngụ và sinh sôi. Sau một thời gian nhất định, kết hợp cùng một số yếu tố khác, nướu răng sẽ xuất hiện tình trạng sưng và có mủ.
Dinh dưỡng không hợp lý
Chế độ ăn chưa tốt có thể khiến trẻ bị thiếu hụt dưỡng chất, trong đó thiếu hụt Vitamin C, Vitamin K, B2 và kẽm,… tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, dẫn đến tình trạng viêm lợi, chảy máu chân răng. Bên cạnh đó, những thức ăn có nhiều màu sắc, cũng như chứa lượng lớn đường lại là món ăn ưa thích của trẻ nhỏ. Sau khi ăn những thực phẩm này nhưng không vệ sinh sạch thì sẽ tạo thuận lợi để vi khuẩn tấn công gây nên hiện tượng viêm nhiễm, mưng mủ.
2. Trẻ sơ sinh bị sưng lợi có nguy hiểm không?
Mức độ nguy hiểm phụ thuộc nhiều vào mức độ sưng lợi và mưng mủ ở trẻ . Nếu mẹ phát hiện sớm, thường xuyên theo dõi và có cách xử trí kịp thời, hiệu quả thì sẽ không có nguy hiểm gì quá lớn đến sức khoẻ của con. Ngược lại, trong trường hợp mẹ phát hiện muộn, để diễn tiến bệnh trở nặng hoặc điều trị sai cách hay để bé điều trị tại các cơ sở nha khoa không uy tín thì mẹ đã vô tình làm tăng khả năng dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, gây tổn thương đến thần kinh, dẫn đến bệnh tim mạch và thậm chí đột quỵ ở trẻ sơ sinh.
3. Trẻ sơ sinh bị sưng lợi phải làm sao?
Mẹ đã hiểu rõ, nếu không biết cách xử lý, sức khỏe của bé có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến mức nào. Do đó, mẹ hãy cùng chuyên gia tìm hiểu cách xử lý đúng, an toàn, hiệu quả ngay sau đây nhé.
3.1. Trường hợp trẻ sưng lợi do nanh sữa
Khi mẹ nghi ngờ trẻ bị sưng lợi do nanh sữa, mẹ cũng không nên quá lo lắng. Trước tiên, mẹ cần bình tĩnh đánh giá xem nanh sữa có gây khó chịu gì cho trẻ không. Nếu trẻ không quấy khóc, không bị sốt bỏ bú thì mẹ chỉ cần chú ý vệ sinh miệng cho trẻ sạch sẽ và theo dõi thêm. Thông thường, nanh sẽ tự biến mất sau 1 – 2 tuần. Nhưng nếu xuất hiện dấu hiệu nanh nhiễm khuẩn gây đau, khó chịu cho trẻ, mẹ cần đưa trẻ đến khám nha sĩ để chích hay nhổ nanh.
Thủ thuật này rất đơn giản, tuy nhiên thao tác cần nhanh và chính xác để tránh tổn thương xung quanh gây chảy máu, làm trẻ đau thêm. Do đó mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở nha khoa uy tín để đảm bảo việc điều trị và được tư vấn chăm sóc hợp lý. Tuy nhiên, việc chích nhổ nanh sữa cho trẻ không có tác dụng dự phòng mà chỉ giúp nanh nhanh tiêu biến. Vì thế, nanh sữa hoàn toàn có khả năng tái phát sau khi chích nhưng ở vị trí khác.
Ngoài ra, dân gian cũng truyền nhau một số mẹo vặt chữa nanh sữa ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ không nên tự ý chích nhổ nanh sữa cho trẻ sơ sinh vì rất có thể sẽ gây đau đớn và nhiễm khuẩn nặng hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe trẻ.
3.2. Trường hợp trẻ bị sưng lợi do mọc răng
Mọc răng là giai đoạn trẻ nào cũng sẽ trải qua. Do đó, mẹ không cần quá lo ngại. Thay vào đó, mẹ nên khuyến khích trẻ ăn uống đủ chất mỗi ngày, bổ sung vitamin C tăng sức đề kháng cho trẻ. Bên cạnh đó, mẹ cần chắc rằng răng miệng của trẻ đã được vệ sinh sạch sẽ, không cho vi khuẩn lợi dụng cơ hội xâm nhập làm tổn thương nặng hơn. Ngoài ra, trong một số trường hợp trẻ sơ sinh sưng lợi do mọc răng cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách gây ra tình trạng sốt. Khi đó, mẹ có thể áp dụng chườm ấm, sử dụng thuốc hạ sốt, hay bổ sung nước, điện giải,… cho trẻ.
3.3. Trường hợp trẻ bị viêm lợi
Nhiều mẹ khi nhận thấy dấu hiệu viêm lợi ở trẻ liền tự ý mua thuốc về tự chữa cho trẻ tại nhà. Tuy nhiên, việc tự ý sử dụng thuốc như vậy không những không mang lại hiệu quả điều trị, mà còn có thể gây nguy hại đến sức khỏe của trẻ. Sau đây là một số phương pháp điều trị viêm lợi ở trẻ.
Loại bỏ mảng bám và cao răng
Mẹ có thẻ đưa trẻ đến nha khoa để được khám và lấy cao răng định kỳ. Bên cạnh đó, mẹ cần hướng dẫn trẻ đánh răng 2 lần/ngày và đúng cách để giúp loại bỏ thức ăn thừa trên răng, giúp đảm bảo vệ sinh răng miệng tốt nhất. Bên cạnh đó, mẹ cần tập cho trẻ sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh hàng ngày, tránh tổn thương nướu và rộng chân răng.
Sử dụng thuốc kháng sinh
Nếu các triệu chứng viêm lợi trở nặng, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên, mẹ cần nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, cho trẻ uống đúng liều lượng và thời điểm, không tự ý sử dụng kháng sinh để phòng tránh tình trạng kháng kháng sinh. Ngoài ra, mẹ có thể cho trẻ sử dụng nước súc miệng hoặc nước muối loãng để vệ sinh răng miệng hàng ngày.
Điều trị viêm lợi bằng phương pháp phẫu thuật
Khi tình trạng chuyển biến xấu hơn và chuyển sang viêm nha chu, bác sĩ có thể tiến hành bóc tách phần lợi để loại bỏ cao răng để làm sạch cao răng hình thành sâu bên trong túi nha chu.
Điều trị viêm lợi ở trẻ bằng phương pháp ghép nướu
Khi mô nướu tổn thương cực kỳ nghiêm trọng và không thể điều trị dứt điểm, trẻ có thể phải điều trị bằng phương pháp ghép nướu. Bác sĩ sẽ lấy phần mô nướu khỏe mạnh từ chỗ khác đắp vào phần mô nướu bị hỏng. Nó giúp trẻ có nụ cười tự tin, tránh cảm giác ê buốt khi ăn đồ ăn lạnh và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến xương.
4. Phòng ngừa sưng lợi ở trẻ như thế nào?
Để tránh những tác hại không đáng có khi bị sưng nướu răng ở trẻ sơ sinh, mẹ có thể phòng ngừa cho trẻ bằng một số phương pháp đơn giản sau:
- Tạo thói quen vệ sinh răng miệng từ bé: Cần thực hiện vệ sinh răng miệng cho bé ngay từ khi mới chào đời. Với trẻ lớn hơn, mẹ có thể hướng dẫn bé đánh răng vào buổi sáng khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ, khuyến khích duy trì thường xuyên để tạo thành thói quen cho trẻ.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: Đánh răng đúng cách kết hợp sử dụng chỉ nha khoa lấy thức ăn thừa ở kẽ răng cho trẻ, dùng nước súc miệng hoặc nước muối.
- Lựa chọn dụng cụ làm sạch răng miệng phù hợp với từng độ tuổi: Với trẻ nhỏ, niêm mạc lợi còn non nớt và dễ tổn thương. Vì vậy, mẹ cần dùng gạc mềm để vệ sinh khoang miệng cho trẻ sơ sinh. Nếu trẻ đã biết chủ động vệ sinh răng miệng, mẹ nên giúp trẻ chọn những loại bàn chải lông mềm và thay 2 – 3 tháng/ lần cho trẻ. Ưu tiên lựa chọn kem đánh răng có chứa fluor và các chất tốt cho răng lợi của trẻ.
- Không nên cho trẻ ăn vặt, đặc biệt là các loại nước ngọt, nước có gas, đồ ngọt, bánh kẹo, sữa vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ để tăng cường sức khỏe, sức đề kháng bên trong. Tăng cường bổ sung Canxi cho trẻ thông qua sữa, hoặc các thực phẩm từ sữa. Đồng thời bổ sung rau xanh, vitamin C, K, kẽm,…
- Cho trẻ đến các nha khoa hoặc bệnh viện uy tín, tin cậy để lấy cao răng và kiểm tra định kỳ thường xuyên, ít nhất 2 lần trong 1 năm.
Như vậy có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sưng lợi và mẹ đã hiểu được cách xử lý trong từng trường hợp cho trẻ. Ngoài ra, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh sưng lợi ở trẻ bằng cách áp dụng một số phương pháp mà bài viết đã cung cấp tại nhà mẹ nhé. Nếu còn thắc mắc nào, mẹ hãy để lại phản hồi bên dưới hoặc liên hệ hotline 0911 225 336 để được các chuyên gia tư vấn miễn phí nhanh nhất.
Ds. Nguyễn Thị Thu Uyên là Sinh viên trường đại học dược Hà Nội. Đã có kinh nghiệm thực tập sinh tại khoa hô hấp bệnh viện Bạch Mai; tư vấn chuyên môn dược tại phòng khám phụ sản Dr.Long. Hiện tại là dược sĩ phụ trách chuyên môn nhãn hàng dr.papie, Physiodose nước muối sinh lý số 1 toàn cầu.
Bé nhà mình cũng đang sưng lợi răng hàm. Chắc be đang mọc răng hàm
Thông tin hữu ích ạ
Nhà e cũng vệ sinh sạch sẽ bằng gạc này cho con
Cảm ơn chuyên gia đã chia sẻ ạ.mk cũng đang dùng gạc drpapie vệ sinh cho bé
Nhiều ng hay lầm tưởng sưng lợi là mọc răng. Đọc bài này thấy nguy hiểm ra phết
Cảm ơn đã chia sẻ
Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ thông tin hữu ích. M sẽ lưu lại để chăm sóc con tốt hơn
Cảm ơn đã chia sẻ những thông tin hữu ích
Mình hay lầm tưởng viêm lợi và sưng lợi
Cảm ơn đã cs
Từ khi biết gạc này e chuyển qua sài loại này lun mà bé còn hợp tác nữa
Bài viết hay quá cảm ơn chuyên gia
Bé nhà mình đợt mọc răng cũng bị sưng lợi mấy ngày mới đỡ đấy
Bé nhà mình đang mọc răng nên cũng bị sưng lợi, có cần phải dùng gạc rơ lưỡi ko ạ?
Mọc răng bị sưng lợi thì cũng sd gạc rơ cho bé đc chị nhé, gạc sẽ giúp vẹ sinh lợi nướu sạch sẽ, giảm viêm và chảy nc rãi đó
Cám ơn dược sỹ đã chia sẻ thông tin
Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ nhà mình đang dùng gạc drapie vệ sinh hàng ngày cho con
Bé nhà mình mọc răng lợi sưng nhiều dải.
Cám ơn dược sỹ đã chia sẻ thông tin, rất hữu ích
Mọc răng là con e hay bị chảy rãi , lợi sưng đỏ, kèm sốt và đi tướt nữa ý
Mình đang đau đầu không biết dùng thuốc gì để chữa nấm cho bé
Mỗi lần con bị sưng lợi con thường kém ăn lắm
Bài viết đã cho mình thêm kinh nghiệm chăm sóc con, rất cảm ơn.
Thông tin nhiều điều bổ ích mà em chưa biết.
Cảm ơn dược sĩ chia sẻ thông tin hữu ích cho các mẹ
Kg ngờ chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng đến lợi của con,sẽ chú ý hơn.cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ
Thông tin hữu ích. Cám ơn dược sỹ đã chia sẻ
Mình trước chưa dùng gạc răng miệng Dr papie cho con đầu nên cũng bị sưng viêm vài lần, đứa thứ hai mình vệ sinh cho từ lúc bé, thấy đỡ hẳn.
Nhà mình mua gạc dr.papie cho con. Dùng khá sạch
Trước mình cứ nghĩ là con bị mọc răng. Mai sau mới biết đó là bị sưng lợi
Nhiều điều mà khi làm mẹ mình mới đc biết
Cảm ơn chuyên gia đã chia sẻ ạk nhà mình đang dùng gạc drpapie cho con
Cảm ơn những chia sẻ của dược sĩ. Nhà mình cũng chọn cách rơ lưỡi hàng ngày cho con bằng gạc răng miệng Dr papie, rất sạch mảng trắng lưỡi, sạch khoang miệng.
Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ
Bé nhà em ngay từ nhỏ đã dùng rơ gạc DrPapie nên răng miệng khá ổn
Nhà mình dùng gạc dr papie cho bé từ nhỏ nên hạn chế được vấn đề sưng lợi
Bé nhà mình dùng gạc dr papie thấy hiệu quả và ko bị các bệnh về răng miệng nữa
Bé nhà mình cũng đang thời gian mọc răng mỗi lần hơi sốt sốt là biết ngay là bị sưng lợi rồi
Mình sẽ chú ý vệ sinh răng miệng cho con cẩn thận để hạn chế những tổn thương không đáng có.
Bé nhà mình đang bị sưng lợi đây ạ may quá chia sẻ dc kinh nghiệm ở đây mnhf yên tâm hơn r
Cảm on dược sĩ đã chia sr
Bé nhà mình vệ sinh răng miệng bằng gạc drpapie thấy tiện lắme
Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ
Bé nhà em cũng được tư vấn dùng rơ gạc và khá ổn
Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ bài viết rất hữu ích
Những thông tin rất hữu ích cho mẹ bỉm sữa, cảm ơn dược sĩ.
Từ khi dùng gạc này mình k còn lo lắng nấm miệng cho con nữa. Cảm ơn nhãn hàng đã chăm sóc cho bé
Cám ơn dược sỹ đã chia sẻ thông tin
Bài viết thật ý nghĩa
Lại học đc thêm kinh nghiệm chăm con.cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ
Bé nhà mình dùng gạc Dr.papie cho con k lo các vấn đề về răng miệng
Cảm ơn Dược sĩ đã chia sẻ những kinh nghiệm hay và bổ ích
Thông tin bổ ích đọc xong mới hiểu nhiều nguyên nhân
Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ.
Mk lại có thêm kinh nghiệm hay để chăm sóc con. Cảm ơn đã chia sẻ
Cảm ơn chuyên gia đã chia sẻ.mk đùng gạc drpapie vệ sinh hàng ngày cho con trộm vía con ko bị sưng lợi
Thường xuyên giữ sạch cho con.dùng gạc dơ lưỡi và sung quanh miệng.thông tin hữu ích
Nhà mình lúc nào cũng dùng gạc drpapie để vệ sinh răng miệng cho con
nhà mình luôn tin dùng gạc dr.papie cho bé gạc mềm và lành tính lắm ạ
Gio moi biết ăn uống cũng ko tốt cho lợi của con nếu ko để ý. Cảm on bài chia sẻ
Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ
Bài viết rất chi tiết. Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ thông tin
Cam on dược sỹ đã chia sẻ thông tin hữu ích mình lưu lại để chăm sóc con tốt hon
Mình đang còn học hỏi nhiều lắm
Nhiều bệnh về răng miệng mình k biết hết đc, cảm ơn bài viết
Cám ơn dược sỹ đã chia sẻ thông tin
Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ thông tin hữu ích cho các mẹ ạ,mình sẽ lưu lại
Đọc bài viết thấy bệnh này cũng nguy hiểm. Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ
Bé nhà e cũng đang bị sưng lợi nhà e cũng vệ sinh ngày 2 lần sáng tối nay mới thấy đỡ xíu
Cảm ơn ds bài viết rất hữu ích