Tại sao phải rơ lưỡi cho bé và cách rơ lưỡi an toàn nhất

Chuyên gia khuyên mẹ nên rơ lưỡi cho bé ngay từ những năm tháng đầu đời. Vậy tại sao phải rơ lưỡi cho bé? Bài viết sẽ giải đáp chi tiết cho mẹ và giúp mẹ tìm hiểu thêm về thời điểm, lưu ý khi rơ lưỡi cho bé nhé.

tại sao phải rơ lưỡi cho bé
Rơ lưỡi trẻ sơ sinh tạo thói quen vệ sinh răng miệng cho con từ những năm tháng đầu đời

 1. Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh là gì?

Trẻ sơ sinh chưa thể tự mình vệ sinh răng miệng như người lớn. Vì vậy, mẹ cần tiến hành rơ lưỡi cho bé hàng ngày. Mẹ sẽ dùng dụng cụ rơ lưỡi để làm sạch cặn sữa, mảng bám trong khoang miệng của trẻ.

tại sao phải rơ lưỡi cho bé
Mẹ dùng dụng cụ rơ lưỡi đưa tay vào trong miệng bé tiến hành làm sạch

2. Tại sao phải rơ lưỡi cho bé?

Khi trẻ bú mẹ, cặn sữa không được lấy đi, lâu dần hình thành mảng bám. Bên cạnh đó, mảng bám dày trên lưỡi khiến bé khó chịu, khó cảm nhận được hương vị sữa mẹ, bé biếng ăn, bỏ bú. 

Ngoài ra, trẻ thường xuyên ngậm cắn đồ chơi thậm chí bất kể món đồ mà bé “vớ”được. Điều này làm vi khuẩn, bụi bẩn dễ dàng đi vào khoang miệng. Nếu mẹ không vệ sinh hằng ngày sẽ tiềm ẩn nguy cơ trẻ mắc bệnh về răng nướu như hôi miệng, tưa lưỡi, nấm miệng,…

Bác sĩ Trác chia sẻ tầm quan trọng của việc rơ lưỡi cho trẻ từ sơ sinh

3. Khi nào nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh

Theo ý kiến của TS.BS Lê Minh Trác – Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương: “Việc vệ sinh răng miệng cho bé nên được bắt đầu ngay sau khi bé chào đời với cả những bé bú mẹ hoặc ăn sữa ngoài”. 

Ngoài ra, nhiều mẹ thường rơ lưỡi sai thời điểm cho con khi vừa mới ngủ dậy và ngay sau khi ăn xong. Thao tác rơ lưỡi dễ làm nôn trớ, khiến trẻ sợ và không muốn mẹ rơ lưỡi. Vì vậy, thời điểm thích hợp nhất Dr.Papie khuyên mẹ nên rơ miệng cho bé là sau khi ăn sáng xong khoảng 1 – 2 tiếng hoặc trước khi đi ngủ.

tại sao phải rơ lưỡi cho bé
Trẻ không được rơ lưỡi thường xuyên có nguy cơ mắc tưa miệng, nấm lưỡi

Ngoài ra, tuỳ vào tình trạng của từng trẻ mà mẹ cần điều chỉnh số lần rơ lưỡi hàng ngày sao cho hợp lý. Cũng theo Bác sĩ Lê Minh Trác chia sẻ như sau:

  • Đối với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn: Mẹ vệ sinh 1 lần/ngày.
  • Đối với trẻ ăn sữa ngoài: Mẹ vệ sinh miệng bé sạch sẽ sau mỗi lần bú bình vì lưỡi trẻ dễ bị đóng cặn sữa hơn trẻ chỉ bú sữa mẹ.
  • Đối với trẻ bú sữa mẹ kết hợp sữa ngoài: Mẹ nên rơ lưỡi 2 – 3 lần/ngày.
  • Đối với trẻ đang mắc bệnh răng miệng như tưa lưỡi, nấm miệng: Mẹ nên rơ lưỡi 3 – 4 lần/ngày để tăng cường làm sạch khoang miệng, giúp bệnh của bé nhanh khỏi.
Trẻ bú sữa ngoài hoàn toàn cần vệ sinh sạch sẽ miệng sau mỗi lần ăn

4. Nên dùng loại gạc rơ lưỡi nào

Hiện nay, trên thị trường có bán rất nhiều loại gạc rơ lưỡi, chia làm 2 loại là gạc khô và gạc tẩm ẩm. Gạc tẩm ẩm là gạc được nhà sản xuất tẩm sẵn dịch chiết có tác dụng sát khuẩn hoặc phòng ngừa bệnh răng miệng cho bé. 

Sự ra đời của gạc tẩm ẩm là một “cuộc cách mạng” trong công cuộc chăm sóc sức khoẻ răng miệng của trẻ. Trong đó, gạc rơ lưỡi Dr.Papie là sản phẩm hàng đầu mà mẹ nên ưu tiên lựa chọn. Đó là vì những ưu điểm như sau:

  • Gạc đầu tiên và duy nhất được Đăng ký sáng chế tại Cục sở hữu trí tuệ
  • Dịch tẩm ẩm chiết xuất từ thảo dược hữu cơ, lành tính
  • Quy trình đóng gói khắt khe với 2 lần tiệt trùng
  • Chất liệu polyester mềm mại, không vướng sợi bông
tại sao phải rơ lưỡi cho bé
Gạc tẩm ẩm Dr.Papie là giải pháp vệ sinh răng miệng cho bé tiện lợi và hiệu quả nhất

Gạc Dr.Papie được tẩm ẩm từ dịch chiết lá hẹ, NaHCO3, NaCl, Xylitol mang lại tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, phòng ngừa và điều trị hiệu quả các bệnh răng nướu của trẻ như viêm nướu, nấm miệng, tưa lưỡi,…

Cách sử dụng đơn giản của gạc rơ lưỡi Dr.Papie cũng là một ưu điểm khi sử dụng. Do gạc được đóng thành gói riêng biệt nên mẹ chỉ cần xé gói gạc, đeo vào ngón tay và tiến hành rơ sạch miệng cho bé.

Gạc được đóng vào gói nhôm và đựng vào khay riêng biệt

5. Những lưu ý khi rơ lưỡi cho bé

Các mẹ cần đọc những chú ý dưới đây để rơ miệng cho bé yêu đúng cách, tránh gây ảnh hưởng xấu cho bé.

5.1.  Thao tác nhẹ nhàng

Thao tác khi rơ lưỡi là điều mẹ cần chú ý đầu tiên để tránh làm tổn thương bé:

  • Không giữ chặt tay bé: Điều này khiến bé bị hoảng sợ, đau và khó chịu. 
  • Không thọc tay quá sâu trong họng bé: gây cảm giác buồn nôn, bé dễ bị nôn trớ.
  • Không chà xát mạnh: Niêm mạc miệng của trẻ sơ sinh mỏng và nhạy cảm, mẹ mạnh tay dễ gây xước, có thể gây chảy máu.
tại sao phải rơ lưỡi cho bé
Mẹ đưa tay quá sâu vào miệng trẻ dễ làm bé ọc sữa, nôn trớ

5.2. Natri clorid có rơ lưỡi được không

Natri clorid hay còn có tên gọi quen thuộc hơn là nước muối sinh lý. Mẹ hoàn toàn có thể dùng Natri clorid để rơ lưỡi cho con vì có tác dụng sát khuẩn, làm sạch khoang miệng trẻ rất tốt. 

NaCl giúp làm sạch và bảo vệ răng nướu của trẻ rất hiệu quả

5.3. Dùng mật ong rơ lưỡi cho trẻ được không

Câu trả lời là KHÔNG. Mặc dù mẹo dân gian hay dùng mật ong để rơ lưỡi cho trẻ, nhưng trong mật ong lại chứa Clostridium botulinum độc với trẻ. Chất này gây độc thần kinh, gây liệt cơ và không được sử dụng cho trẻ dưới 6 tháng. 

tại sao phải rơ lưỡi cho bé
Mẹ không rơ lưỡi bằng mật ong cho bé dưới 6 tháng tuổi

Đọc đến đây chắc hẳn mẹ đã tìm được giải đáp cho câu hỏi Tại sao phải rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh. Nếu mẹ còn băn khoăn nào cần giải đáp, hãy để lại bình luận ở dưới hoặc gọi ngay hotline 0911.225.336 sẽ được chuyên gia của Dr.Papie tư vấn sớm nhất nhé.

5/5 - (3 bình chọn)

0 thoughts on “Tại sao phải rơ lưỡi cho bé và cách rơ lưỡi an toàn nhất

  1. Hoàng Minh says:

    Giờ tiện lợi chỉ cần dùng gạc drpapie vệ sinh cho con là hết nấm miệng tưa lưỡi.Sp đã tốt rất hiệu quả an toàn

  2. An hoàng says:

    chị mình sắp sinh bé cũng lóng ngóng lắm chả biết mấy cái này đâu đọc đc bài này kĩ càng để gửi cho c ấy tham khảo^^

  3. Nhi ngọc says:

    Lá hẹ từ lau đã được các bà mẹ dùng để trị tưa lưỡi, nấm miệng cho con mỗi tội dùng khá lích kích mất tgian cbi nên mình ưu tiên dùng gạc tẩm sẵn dịch cho nhanh gọn dơ dễ tiện lợi hơn với cả sạch an toàn ấy

0911225336 Zalo Facebook