Lá hẹ là nguyên liệu phổ biến được nhiều mẹ sử dụng để làm dịch rơ lưỡi cho bé. Tuy nhiên, rơ lưỡi lá hẹ có thật sự tốt không, có tiềm ẩn nguy cơ gì cho bé không? Điều này sẽ được chuyên gia Dr.Papie giải đáp ngay sau đây, mẹ theo dõi và bỏ túi ngay nhé!
Công dụng của lá hẹ với trẻ sơ sinh khi mọc răng
Dân gian ta vẫn truyền tai nhau: “Đếm đúng 100 ngày tưa nước lá hẹ vào nướu, trẻ mọc răng sẽ không bị sốt”. Điều này như một cách làm “phép” với mong muốn giai đoạn mọc răng về sau của trẻ thuận lợi hơn. Ở Việt Nam, điều này được công nhận bởi các mẹ bỉm đã trực tiếp sử dụng cho con. Và trong y học hiện đại, nhiều nhà khoa học đã chứng minh và kiểm chứng công dụng.Vậy tại sao, lá hẹ lại có tác dụng tuyệt vời này?
Thành phần của lá hẹ chứa các chất có hoạt tính kháng sinh mạnh: Sulfit, odorin và alliicin. Tuyệt vời hơn, các kháng sinh này từ thực vật nên không gây ra tác dụng phụ khi dùng dài ngày con con. Bởi vậy, mẹ dùng lá hẹ trong/trước thời kỳ bé mọc răng sẽ giúp diệt khuẩn, chống nhiễm trùng. Ngoài ra, lá hẹ còn có tác dụng giảm đau, hạ sốt giúp bé mọc răng ngoan ngoãn hơn nhé.
Cách rơ lưỡi lá hẹ cho trẻ sơ sinh
Mẹ đã biết cách rơ lưỡi lá hẹ đúng cách chưa nhỉ? Nếu chưa, cũng đừng lo lắng, chuyên gia sẽ hướng dẫn cho mẹ từng bước rơ lưỡi để mẹ sử dụng cho bé an toàn, hiệu quả nhé.
- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu:
- Một nắm lá hẹ khoảng 100 gram
- Nước ấm đun sôi để về nhiệt độ thích hợp, vừa tay mẹ (khoảng 37 – 40 độ)
- Một chiếc khăn xô sạch
- Gạc rơ lưỡi
- Bước 2: Rửa lá: Mẹ ngâm lá hẹ với nước muối khoảng 15 – 20 phút, sau đó rửa lại nhiều lần với nước sạch.
- Bước 3: Xay nhuyễn lá: Mẹ cắt nhỏ lá hẹ, cho vào máy xay cùng khoảng 50ml nước ấm.
- Bước 4: Lọc nước lá: Mẹ lọc phần hỗn hợp đã xay bằng khăn xô để bỏ phần bã, lấy phần nước lọc.
- Bước 5: Rơ lưỡi: Mẹ đeo gạc vào ngón tay trỏ, thấm gạc vào dịch lá hẹ và tiến hành rơ lưỡi cho bé.
Chú ý: Mẹ cần lựa chọn kỹ nguyên liệu đảm bảo rõ ràng nguồn gốc, không có tạp chất, thuốc bảo vệ thực vật. Ngoài ra, mẹ lưu ý lọc thật kỹ hỗn hợp để loại bỏ hoàn toàn phần cặn lá tránh gây tổn thương không mong muốn đến bé.
Sự khác biệt giữa gạc rơ lưỡi lá hẹ và các thảo dược khác
Bên cạnh lá hẹ, còn có nhiều dược liệu khác cũng được đồn thổi là đem lại tác dụng làm sạch răng miệng với bé. Tuy nhiên, đây có phải sự thật không, và mình sử dụng nguyên liệu nào sẽ an toàn với bé. Cùng Dr. Papie đi tìm câu trả lời nhé.
Lá hẹ | Thảo dược khác |
Chứa “kháng sinh thực vật” giúp diệt khuẩn, phòng ngừa viêm nhiễm | Ngoài lá hẹ còn rất nhiều loại có tác dụng rơ lưỡi như rau ngót, trà xanh, cúc tím, … Tuy nhiên, không có các báo cáo cụ thể về hoạt chất cũng như tác dụng. |
An toàn với trẻ từ sơ sinh | Một số thành phần có trong gạc răng miệng nhưng gây nhiều tranh cãi khi dùng cho trẻ như: cao chàm mèo, nano bạc, chiết xuất cúc tím, … |
Có nghiên cứu chứng minh tác dụng trong vệ sinh răng miệng – Được đăng tải trên thư viện thế giới Lợi ích sức khỏe của lá hẹ – Medicalnewstory | Chưa được chứng minh công dụng từ các tổ chức uy tín |
Cụ thể, một số dược liệu được cho rằng có tác dụng với bé, nhưng còn nhiều nghi ngờ về tác dụng, chưa được chứng minh cụ thể như sau:
- Cao chàm mèo: chàm mèo có tác dụng kháng nấm, tuy nhiên:
“Chàm mèo thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh, ít được sử dụng trong thực phẩm bổ sung hay chăm sóc sức khỏe hàng ngày. Trong các bài thuốc chữa bệnh răng miệng chứa chàm mèo, được chỉ định ngậm rồi nhổ đi và súc miệng, không khuyến cáo nuốt”
Trích trong sách cây thuốc và vị thuốc VN – Đỗ Tất Lợi.
- Nano bạc: Bạc nói chung hay nano bạc được biết đến từ lâu với tác dụng đào thải độc tố. Bởi vậy, hiện nay Nano bạc xuất hiện ở khá nhiều sản phẩm. Tuy nhiên, nano bạc có tiềm ẩn nguy cơ gây độc hại với môi trường, con người tuỳ thuộc vào kích thước hạt và liều lượng. Tuy nhiên các thông tin này, trên các sản phẩm hầu hết đều không được nói rõ.
- Cúc tím: Dược liệu này có nhiều tác dụng như tăng cường miễn dịch, giảm lo âu. Tuy nhiên, về bản chất cúc tím kích thích hệ miễn dịch nên tác dụng phụ của cúc kèm theo khi sử dụng trong thời gian dài gây dị ứng, tiêu hoá,…
Sản phẩm gạc rơ lưỡi chiết suất lá hẹ
Trên thị trường hiện nay có nhiều dòng gạc rơ lưỡi có tẩm sẵn dịch lá hẹ để thuận tiện cho mẹ khi sử dụng. Nổi bật trong đó là gạc rơ lưỡi Dr.Papie – sản phẩm uy tín, được nhiều mẹ tin dùng.
Gạc Dr.Papie là gạc đầu tiên và duy nhất được đăng ký sáng chế tại Cục sở hữu trí tuệ, được đánh giá 5 sao, đạt tiêu chuẩn kép 4P. Thành phần của gạc ngoài lá hẹ còn có NaHCO3, NaCl. Xylitol giúp tăng cao hiệu quả kháng khuẩn, kháng nấm hiệu quả. Đồng thời, gạc đã được tiệt trùng 2 lần giúp đảm bảo điều kiện vô khuẩn, hoàn toàn an toàn nên mẹ yên tâm sử dụng cho bé nhé.
Rơ lưỡi lá hẹ là phương pháp dân gian vừa tiết kiệm về kinh tế, lại đem lại hiệu quả sát khuẩn, chống viêm tốt cho bé. Tuy nhiên, mẹ cần lựa chọn kỹ nguồn nguyên liệu để tránh các tác dụng phụ đến bé. Mẹ tham khảo các sản phẩm gạc đã tẩm sẵn dịch lá hẹ như Gạc răng miệng Dr.Papie để tối ưu cho cả mẹ và bé nhé.
Ds. Nguyễn Thị Thu Uyên là Sinh viên trường đại học dược Hà Nội. Đã có kinh nghiệm thực tập sinh tại khoa hô hấp bệnh viện Bạch Mai; tư vấn chuyên môn dược tại phòng khám phụ sản Dr.Long. Hiện tại là dược sĩ phụ trách chuyên môn nhãn hàng dr.papie, Physiodose nước muối sinh lý số 1 toàn cầu.
Mk có rơ bằng lá hẹ cho con mà thấy k ổn.mỗi lần rơ là con lại nôn.kiểu mùi hăng ý. Tư vấn thêm cho mk về gạc rơ lưỡi dr papie với ạ. 0327267118
Mk thấy bất tiện, và k hợp vs cho lắm. Mà mùi lá hẹ tươi,khó ngửi thật. Mk giờ đang dùng cho con gạc Dr papie thấy tiện lợi và rất hiệu quả
Mk rơ lá hẹ k ổn. Mk thấy trên tv đang quảng cáo gạc Dr papie này.xinn tv cho mk theo sđt này với 0904728675.mk xin cảm ơn
Ngày trước mình hay rơ bằng lá hẹ nhưng từ khi biết đến gạc drpapie mình toàn mua về dùng cho con cho tiện lợi.
Mình không có thời gian chuẩn bị lá nên mình dùng gạc rơ cho nhanh
Lá hẹ có cong dụng thật tuyệt. Tiếc là mình không có thời gian để chuẩn bị lá thôi