Rơ miệng giúp lấy đi những mảng bám, cặn sữa mà mắt thường không thể nhìn thấy. Tuy nhiên, mẹ đã thật sự hiểu Rơ miệng là gì, tại sao cần rơ miệng cho bé, rơ miệng cho trẻ sơ sinh bằng gì tốt? Những câu hỏi đó sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây? Bài viết này sẽ là cẩm nang tất tần tật những điều mẹ cần biết về rơ lưỡi.
1/ Rơ miệng là gì?
Rơ miệng là cách chăm sóc răng miệng điển hình được rất nhiều mẹ sử dụng cho con. Việc này còn tạo thói quen vệ sinh răng miệng cho bé ngay từ những năm tháng đầu đời.
Và những năm gần đây, bằng việc ra đời của gạc tẩm ẩm đã giúp việc chăm sóc răng miệng con trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Tiện lợi, sạch khuẩn, phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh răng miệng chính là tác dụng mà sản phẩm này đem lại.
2/ Rơ miệng nhiều có tốt không?
Dẫu biết rơ miệng có rất nhiều tác dụng tuyệt vời nhưng “nhiều” chắc chắn là không tốt! Vậy rơ bao nhiêu mới là đủ?
Trong cuộc phỏng vấn tại VTC2, Bs Lê Minh Trác Trác – Giám đốc Trung tâm Chăm sóc & Điều trị sơ sinh – Bệnh viện phụ sản Trung ương trả lời. Chuyên gia Dr.Papie xin tóm tắt lại như sau:
- Trẻ bú sữa mẹ: Rơ 1-2 lần/ngày
- Trẻ dùng sữa ngoài: Rơ sạch sẽ sau mỗi lần.
- Trẻ bị các bệnh răng miệng: 3-4 lần/ngày cho đến khi khỏi bệnh. Sau đó, mẹ lại duy trì vệ sinh hằng ngày cho con.
Xem thêm: Video bác sĩ Lê Minh Trác chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc trẻ.
3/ Cách rơ miệng cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả
Rơ miệng cho trẻ không khó. Thế nhưng, phần lớn trẻ thường không hợp tác với mẹ. Điều này khiến mẹ “sợ” mỗi lần rơ miệng cho con. Thậm chí, con còn vùng vẫy dễ gây nguy hiểm, trượt tay trong quá trình rơ. Sau đây, chuyên gia giới thiệu mẹ 2 cách siêu đơn giản.
Cách 1: Đặt bé nằm xuống giường.
Cách này thường áp dụng cho bé dưới 3 tháng. Con còn nhỏ, chưa biết lẫy nên sẽ ngoan ngoãn nằm yên cho mẹ dễ dàng thao tác.
- Bước 1: Rửa tay sạch sẽ với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay.
- Bước 2: Đeo gạc. Xé gói gạc rồi đeo gạc vào ngón trỏ. Mẹ nhớ vuốt mép gạc xuống chứ không kéo kéo sợi vải dễ tuột ra con nuốt phải nhé.
- Bước 3: Một tay đỡ cổ để giữ đầu trẻ, tránh trẻ cử động trong lúc rơ lưỡi khó kiểm soát. Tay còn lại đeo gạc mẹ tiến hành rơ miệng. Thứ tự rơ miệng được khuyên dùng nhất: rơ ở lợi, nướu cho bé trước rồi đến mặt lưỡi, vòm hàm trên.
Cách 2: Bế bé trên tay.
Cách này thường áp dụng đối với bé khoảng 3 tháng trở lên. Lúc này, con lớn dần, con biết lẫy nên nghịch hơn không còn nằm yên.
- Rửa tay và đeo gạc: tương tự như cách 1.
- Tiến hành rơ miệng: mẹ bế trẻ lên bằng tay trái, đầu trẻ nằm lên cánh tay, bàn tay trái ôm và giữ trẻ nằm yên. Tay phải đeo gạc đồng thời rơ miệng con. Mẹ vẫn lưu ý rơ ở lợi, nướu cho bé trước rồi đến mặt lưỡi, vòm hàm trên.
4/ Những lưu ý khi rơ miệng cho trẻ sơ sinh
4.1 Rơ miệng cho trẻ vào thời điểm nào
Giống như việc đánh răng, nhiều mẹ nghĩ nên rơ miệng cho con khi mới ngủ dậy và sau khi ăn xong. Thế nhưng, điều này lại chưa đúng!
Mới ngủ dậy trẻ thường đói bụng, rơ miệng ngay rất dễ nôn khan. Ngược lại, rơ khi trẻ ăn no cũng dễ khiến trẻ nôn trớ.
Vì vậy, thời điểm vàng rơ lưỡi cho trẻ chính là sau khi ăn sáng 1-2 tiếng.
4.2 Dùng mật ong có rơ lưỡi cho trẻ được không
Theo kinh nghiệm dân gian, nhiều mẹ chọn mật ong để rơ miệng cho con. Tuy nhiên, trong mật ong chứa Clostridium botulinum dễ khiến trẻ ngộ độc, nhất là trẻ dưới 6 tháng tuổi. Vì vậy, mẹ không sử dụng mật ong rơ lưỡi cho trẻ nhé!
(Tùng lấy cho chị 1 ảnh nào mà có em bé đang rơ lưỡi, bình mật ong và dấu “x” thể hiện không nên sử dụng ấy.
4.3 Rơ miệng cho trẻ sơ sinh bằng gì?
Những năm gần đây, gạc răng miệng tẩm ẩm đã xuất hiện và trở thành giải pháp tuyệt vời cho các mẹ bỉm. Đó là nhờ các công dụng:
- Nhanh chóng, tiện lợi, không cần lích kích tẩm ẩm như gạc khô, gạc que thời trước. Mẹ chỉ cần bóc ra, đeo vào tay và rơ miệng cho con.
- Được hấp tiệt trùng, đảm bảo an toàn cho khoang miệng non nớt của trẻ.
- Đóng gói riêng từng chiếc dễ dàng mang theo khi ra ngoài.
5/ Sản phẩm rơ miệng cho trẻ sơ sinh tốt nhất trên thị trường – Dr Papie
Để “bắt trend” gạc tẩm ẩm, hàng loại các sản phẩm đã ra đời với bao bì khá bắt mắt. Điều này giúp mẹ có thêm nhiều lựa chọn. Nhưng đây lại cũng là nhược điểm vì mẹ băn khoăn không biết gạc nào mới là tốt nhất cho con.
“Công nghệ 4.0 đem đến sản phẩm vô cùng tiện lợi, dễ sử dụng đó chính là Gạc răng miệng Dr.Papie.” – BS ThS Đinh Ngọc Hoa – Khoa Nhi bệnh viện Xanh Pôn trực tiếp chia sẻ.
Vì sao mẹ nên chọn Dr.Papie rơ lưỡi cho con?
- Gạc đầu tiên và duy nhất được Đăng ký sáng chế tại Cục sở hữu trí tuệ.
- Công thức tẩm ẩm 4P chuẩn gạc 5 sao.
- Có nghiên cứu, đánh giá rõ ràng về hiệu quả.
Hy vọng qua bài viết mẹ đã có cái nhìn rõ ràng nhất về rơ miệng cho trẻ. Nếu còn thắc mắc, mẹ vui lòng để lại phản hồi bên dưới bài đăng hoặc liên hệ ngay hotline 0911.225.336 để chuyên gia tư vấn cho mẹ sớm nhất nhé!
Ds. Nguyễn Thị Thu Uyên là Sinh viên trường đại học dược Hà Nội. Đã có kinh nghiệm thực tập sinh tại khoa hô hấp bệnh viện Bạch Mai; tư vấn chuyên môn dược tại phòng khám phụ sản Dr.Long. Hiện tại là dược sĩ phụ trách chuyên môn nhãn hàng dr.papie, Physiodose nước muối sinh lý số 1 toàn cầu.
Giờ mk mới bik rơ miệng sau ăn 1-2h.trươc giờ toàn rơ cho con luc sáng mới ngủ dậy kg ak.cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ bài viết,e sẽ rút kinh nghiệm ạ
Dược sĩ cho e hỏi, bé 7th, có 4 chiếc răng trắng và ko có mảng bám thì có cần phải rơ lưỡi ko, nếu có thì ngày rơ mấy lần vậy ạ
Chào bạn. Bạn nên vệ sinh cho bé 2 lần/ ngày (sáng, tối) để ngăn ngừa các vấn đề răng miệng bạn nhé. Thông tin đến bạn!
Đúng là mình đã hơi chủ quan vì thấy con chưa mọc răng nên k rơ lưỡi thường xuyên, cũng may đọc đc bài chia sẻ này để rút kinh nghiệm. Cảm ơn!
Nhà mình bé hoàn toàn bú sữa mẹ nên 6tháng đầu mình ngày rơ có 1 lần mà giờ 1 tuổi rồi vẫn chưa mọc cái răng nào. K biết có bị làm sao k
Từ khi biết tới gạc dr papie, mình dùng rơ lưỡi cho con thấy tiện mà lại dễ dùng. Miệng lưỡi bé cũng sạch ko còn bị cặn sữa như trước nữa
Trvia bé nhà mình khá hợp tác khi rơ miệng, mà cũng khá thích vị của gạc dr.papie nên mình đều rơ hàng ngày cho bé