Bắt gặp rất nhiều ba mẹ đau đầu khi con bị trắng lưỡi mà không biết nguyên nhân do đâu. Ba mẹ băn khoăn không biết làm gì giúp sạch lưỡi con. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho mẹ các mẹo làm sạch lưỡi cho bé cực đơn giản nhé.
1. Tác hại của việc không vệ sinh lưỡi cho trẻ sơ sinh
Lưỡi là bộ phận quan trọng giúp trẻ cảm nhận vị ngon của thức ăn. Sẽ thật tệ nếu có những “tấm chắn” ngăn cản vị giác của con.
Điển hình là việc lưỡi con xuất hiện các mảng trắng. Thậm chí, nhiều mảng trắng còn cứng đầu rất khó làm sạch. Nguyên nhân là các mảng trắng không được làm sạch ngay, tích tụ lại, bám chắc vào lưỡi trẻ.
Tác hại rõ nhất của không vệ sinh lưỡi là trẻ chán ăn, bỏ bú. Nghiêm trọng hơn, cặn sữa, mảng bám đọng lại còn tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Từ đó, chúng dẫn đến hàng loạt các vấn đề răng miệng như: tưa miệng, nấm lưỡi, trắng lưỡi, hơi thở hôi, viêm loét miệng, …
Vì vậy, làm sạch lưỡi cho trẻ từ sơ sinh là việc các mẹ bỉm không thể bỏ qua.
2. Những mẹo làm sạch lưỡi cho bé
Mẹo làm sạch lưỡi phổ biến hiện nay phải kể đến: muối, nghệ, chanh kết hợp baking soda. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất của trẻ là chưa biết súc miệng và trẻ nhỏ khá nhạy cảm. Vì vậy, đối với trẻ, chúng ta cần cân nhắc cẩn thận khi chọn phương pháp làm sạch lưỡi cho bé. 3 mẹo dưới đây sẽ là công cụ đắc lực cho mẹ:
2.1 Dùng nước muối sinh lý
Với tác dụng kháng khuẩn nổi bật, nước muối sinh lý được rất nhiều chuyên gia nhi khoa khuyên dùng. Có 2 cách cho nước muối phổ biến:
- Cách 1: Tự pha nước muối tỉ lệ 9g/1000ml: Hòa 1 thìa cà phê nước muối trong 1 lít nước. Khuấy đều để muối tan hoàn toàn. Mẹ lưu ý bảo quản kỹ tránh nhiễm khuẩn.
- Cách 2: Dùng nước muối sinh lý pha sẵn: Dễ dàng mua được tại các quầy thuốc, nhà thuốc.
Mẹ có thể dùng miếng gạc, gạc khô tẩm nước muối sinh lý rồi chà lưỡi nhẹ nhàng cho con.
2.2 Dùng lá hẹ làm sạch lưỡi
Mẹo làm sạch lưỡi cho bé không thể quên lá hẹ – gương mặt vàng được sử dụng trong rất nhiều loại gạc tẩm ẩm. Nhờ chứa kháng sinh thực vật, lá hẹ không chỉ kháng khuẩn mà còn kháng nấm, phòng ngừa các bệnh răng miệng.
3 bước làm sạch với lá hẹ:
- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu:
- Một nắm lá hẹ khoảng 100 gram
- Nước ấm đun sôi để về nhiệt độ thích hợp, vừa tay mẹ (khoảng 37 – 40 độ)
- Một chiếc khăn xô sạch hoặc miếng gạc khô
- Bước 2: Rửa lá: Ngâm lá hẹ với nước muối khoảng 15 – 20 phút, sau đó rửa lại nhiều lần với nước sạch.
- Bước 3: Xay lá: Cắt nhỏ lá hẹ, cho vào máy xay cùng khoảng 50ml nước.
- Bước 4: Lọc nước lá: Dùng khăn xô lọc bỏ phần bã, vắt kiệt lấy nước là mẹ đã có dung dịch rơ lưỡi lá hẹ.
- Bước 5: Rơ lưỡi: Mẹ đeo gạc vào ngón tay trỏ, thấm gạc vào dịch lá hẹ và tiến hành rơ lưỡi cho bé.
Tuy nhiên, lá hẹ có mùi khá hăng nên dùng trực tiếp rơ lưỡi dễ khiến bé khó chịu không hợp tác.
2.3 Rau ngót làm sạch lưỡi
Trong vô vàn phương pháp, sẽ là thiếu sót nếu không kể đến rau ngót. Đây là một mẹo dân gian phổ biến được nhiều bà mẹ truyền tai nhau thực hiện. Nguyên liệu có trong căn bếp của mọi nhà lại giúp loại bỏ mảng bám và thức ăn vụn trong khoang miệng và lưỡi bé hiệu quả.
Theo y học cổ truyền, rau ngót có vị ngọt, tính ôn thường được dùng để lợi tiểu, làm mát cơ thể, thanh lọc cơ thể và bài tiết chất độc ra bên ngoài. Hơn nữa, rau ngót còn có tính làm sạch, tái tạo tế bào tổn thương, bổ máu và dùng để tiêu viêm vùng tưa lưỡi.
Vì vậy, rau ngót được đánh giá hiệu quả trong việc làm sạch lưỡi. Cách rơ lưỡi bằng rau ngót tương tự như với lá hẹ.
2.4 Gạc tẩm ẩm Dr.Papie
Mẹ bỉm thời 4.0 truyền tai nhau giải pháp nhanh, tiện lợi mà hiệu quả vượt trội là gạc tẩm ẩm Dr.Papie. Cùng điểm qua một số ưu điểm nổi trội mà Dr.Papie đem lại so với các mẹo trên nhé:
- Công thức tẩm ẩm chuyên biệt 4P chứa dịch chiết lá hẹ, nước muối sinh lý, NaHCO3 và Xylitol. Dr.Papie đã thành công trong việc đưa lá hẹ vào chiếc gạc nhỏ mà không có mùi hăng của hẹ.
- Đặc biệt, gạc được đóng gói riêng biệt từng chiếc nên đảm bảo an toàn, sạch khuẩn.
Tìm hiểu kỹ hơn về gạc Dr.Papie tại đây.
Rơ lưỡi lá hẹ là phương pháp dân gian vừa tiết kiệm về kinh tế, lại đem lại hiệu quả sát khuẩn, chống viêm tốt cho bé. Tuy nhiên, mẹ cần lựa chọn kỹ nguồn nguyên liệu để tránh các tác dụng phụ đến bé. Mẹ tham khảo các sản phẩm gạc đã tẩm sẵn dịch lá hẹ như Gạc răng miệng Dr.Papie để tối ưu cho cả mẹ và bé nhé.
Ds. Nguyễn Thị Thu Uyên là Sinh viên trường đại học dược Hà Nội. Đã có kinh nghiệm thực tập sinh tại khoa hô hấp bệnh viện Bạch Mai; tư vấn chuyên môn dược tại phòng khám phụ sản Dr.Long. Hiện tại là dược sĩ phụ trách chuyên môn nhãn hàng dr.papie, Physiodose nước muối sinh lý số 1 toàn cầu.
Mình trước hay giã rau ngót để lơ lưỡi cho con, nhưng khi bận thì ko làm dc, từ ngày dùng gạc dr.papie yên tâm và nhanh hơn rất nhiều
Nhà mình thì dùng gạc có tẩm ướt chiết xuất lá hẹ. Sử dụng an toàn mà nó nhanh gọn hơn bao nhiêu, lấy ra rơ cái là sạch veo^^
Cảm ơn dược sỹ đã chia sẻ từ khi có gạc drpapie mình có nhiều thời gian chăm con gạc mềm và sach an toàn cho bé nhà mình luôn tin dung
Bé nhà mình dùng gạc Dr.papie rất hợp tác. Vì gạc đc tẩm sẵn dịch, dùng mềm, sạch dễ chịu lắm
Nhà mình dùng lá rơ kho được. Chỉ dùng gạc drpapie tưa mới hết được.