Thuốc rơ lưỡi Daktarin: Công dụng, thành phần, liều dùng

Thuốc rơ lưỡi Daktarin là thuốc điều trị nấm ở miệng và đường tiêu hoá được dùng khá phổ biến. Thuốc được chỉ định cho trẻ em từ 4 tháng tuổi trở lên. Vậy thuốc dùng như thế nào là đúng cách, an toàn? Bài viết sẽ trẻ lời câu hỏi ngay dưới đây, mọi người theo dõi nhé. 

thuốc rơ lưỡi daktarin
Thuốc rơ lưỡi Daktarin được dùng điều trị và dự phòng nhiễm nấm miệng và đường tiêu hoá

1. Tác dụng của thuốc daktarin

Thuốc rơ lưỡi Daktarin có thành phần chính là miconazol, là hoạt chất có tính kháng nấm mạnh đối với các vi nấm ngoài da và nấm men. Đồng thời, hoạt chất còn có tác dụng kháng khuẩn với một số trực khuẩn, vi khuẩn gram dương.
Bởi vậy, thuốc Daktarin có công dụng chính:

  • Điều trị tình trạng nhiễm nấm Candida ở miệng và đường tiêu hoá cho trẻ em từ 4 tháng tuổi trở lên 
  • Dùng dự phòng nhiễm nấm.
  • Điều trị nhiễm một số chủng vi khuẩn Gram dương ở miệng, đường tiêu hoá.

2. Liều dùng thuốc daktarin

Tùy vào đối tượng sử dụng sẽ có liều dùng thích hợp:

  • Trẻ sơ sinh từ 4 – 24 tháng tuổi: Dùng khoảng 1.25ml gel Daktarin (khoảng 1/4 thìa cà phê). Sử dụng ngày 4 lần sau khi ăn 
  • Trẻ từ 2 tuổi trở lên và người lớn: Dùng khoảng 2.5ml gel Daktarin (khoảng 1/2 thìa cà phê). Sử dụng ngày 4 lần sau khi ăn. 
thuốc rơ lưỡi daktarin
Mẹ sử dụng liều dùng theo hướng dẫn

Nếu như mẹ quên dùng thuốc 1 lần, hãy dùng lại càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu khoảng cách giữa 2 lần bôi quá gần thì mẹ bỏ qua liều đã quên và tiếp tục sử dụng như dự kiến. Mẹ chú ý không được tự ý gấp đôi lượng thuốc với hướng dẫn trong bất cứ trường hợp gì mà không tham khảo ý kiến bác sĩ.

3. Cách dùng thuốc daktarin

Cách dùng thuốc Daktarin để rơ lưỡi không khó, mẹ dùng cho bé theo tình trạng bệnh cụ thể của con nhé: 

  • Bước 1: Chuẩn bị gạc rơ lưỡi hoặc dùng tay đã rửa sạch với xà phòng.
  • Bước 2: Lấy lượng thuốc phù hợp, thấm vào gạc/lên tay; tiến hành thoa lên vùng miệng bị nhiễm nấm.
  • Bước 3: Tiến hành thoa thuốc 4 lần/ngày sau khi ăn.

Lưu ý: Không đưa thuốc vào quá sâu thành sau cổ họng có thể gây nghẹt thở cho bé. Mẹ cho bé ngậm thuốc càng lâu càng tốt, tránh nuốt luôn. 

Mẹ dùng gạc/tay rửa sạch để bôi thuốc cho trẻ

4. Tác dụng phụ của thuốc daktarin

4.1. Gây nghẹt thở đường hô hấp

Do thuốc là dạng gel nên mẹ dùng cho đối tượng từ 4 tháng tuổi – 1 tuổi. Nếu dùng sai thao tác, liều lượng quá nhiều có thể gây nghẹt thở trẻ.

Bởi vậy, khi dùng cho đối tượng này mẹ cần chú ý: không đưa thuốc quá sâu vào thành sau cổ họng, có thể chia liều ra bôi thành các lượng nhỏ, luôn theo dõi trẻ. 

4.2. Rối loạn tiêu hoá

Đây là tác dụng không mong muốn khá phổ biến của thuốc. Dấu hiệu của rối loạn tiêu hoá do tác dụng phụ của thuốc: khô miệng, đau bụng nôn mửa, tăng nguy cơ chảy máu.

4.3. Tác dụng phụ hiếm gặp

Ngoài các tác dụng phụ trên, một số trường hợp dị ứng với thành phần thuốc gây ra các triệu chứng: sưng đỏ, phù nề, nổi mẩn, khó thở,…
Tuy nhiên, trên đây chưa phải toàn bộ các tác dụng phụ có thể gặp phải, nếu bé có biểu hiện sức khoẻ khác thường sau khi sử dụng cần đến thăm khám bác sỹ kịp thời.

5. Thận trọng/Cảnh báo khi dùng thuốc daktarin

Khi dùng thuốc Daktarin trong thời gian dài, diện tích lớn cần thận trọng. Thuốc có hoạt chất chính là miconazol, không chỉ tác động lên enzym của nấm mà cũng có ảnh hưởng đến enzym người. Khi dùng, thuốc gây ra ức chế enzyme 14-α- demethylase ở người có vai trò tham gia tổng hợp cholesterol – nguồn gốc của các hormone sinh dục.
Bởi vậy, khi dùng thuốc kéo dài hoặc sử dụng quá nhiều gây ra tác dụng phụ là ức chế tổng hợp steroid của tuyến thượng thận. 

thuốc rơ lưỡi daktarin
Thuốc rơ lưỡi Dartarin cần thận trọng khi dùng lâu dài và với những đối tượng nhạy cảm

Ngoài ra, đối tượng phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú chưa có nghiên cứu lâm sàng về tác dụng phụ và thuốc có bài tiết qua sữa mẹ không. Bởi vậy, cần thận trọng khi dùng, cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. 

6. Tương tác với thuốc daktarin

Hoạt chất chính của Daktarin có tác dụng làm giảm sự đào thải của các thuốc được chuyển hoá qua hệ thống enzym gan CYP3A4 và CYP2C9. Bởi vậy, khi dùng cùng các thuốc này, Daktarin sẽ làm tăng thời gian tác dụng của thuốc khác, đồng thời tăng tác dụng phụ không mong muốn. 

7. Bảo quản thuốc daktarin

Để bảo quản thuốc tốt tránh làm mất tính dược lý của thuốc, mẹ cần lưu ý: 

  • Để sản phẩm nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp
  • Để xa tầm tay trẻ em, vật nuôi trong gia đình
  • Xem thêm bảo quản riêng ở tờ hướng dẫn của thuốc
  • Bạn nên vứt thuốc đúng cách khi hết hạn hoặc không còn nhu cầu sử dụng

8. Dạng bào chế của thuốc daktarin

Thuốc có dạng gel uống, mỗi gam daktarin có chứa 20mg miconazol và các tá dược liên quan.Thuốc rơ lưỡi Daktarin được dùng để điều trị nhiễm nấm đường miệng khá phổ biến với trẻ từ 4 tháng tuổi trở lên và người lớn. Để đạt được hiệu quả sử dụng tốt nhất và an toàn, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.  

5/5 - (2 bình chọn)

0 thoughts on “Thuốc rơ lưỡi Daktarin: Công dụng, thành phần, liều dùng

  1. thi nguyen says:

    Nhà m thì chưa dùng loại này .m hay dùng gạc rơ lưỡi của dr papie rơ cho con loại này làm bắng các dược liệu tự nhiên nên m rất yên tâm cho con dùng

  2. Mai thị tuyết nhung says:

    Nhà mi chưa dùng loại này cho con bao giờ.mk chỉ dùng gạc drpapie vệ sinh hàng ngày cho bé.mk rất ưng gạc mềm và rất sạch

  3. Thùy dương says:

    Bé nhà mình chưa dùng loại này bao giờ,mình dùng gạc drpapie vệ sinh cho bé từ nhỏ nên bé ko bị tưa lưỡi hay nấm lưỡi bao giờ hết ạ,cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ ạ

  4. Vương thùy dương says:

    Trộm vía bé nhà mình dùng gạc drpapie rơ miệng từ lúc mới sinh tới giờ con ko bị nấm miệng hay tưa lưỡi bao jo nên mình chưa dùng loại này ạ,cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ ạ

0911225336 Zalo Facebook