Rơ lưỡi bằng cây cỏ mực có được không, cần lưu ý những gì?

Nhiều bài thuốc dân gian đã được mẹ sử dụng nhiều để rơ miệng cho bé, trong đó có cây cỏ mực – dược liệu khá phổ biến với mẹ. Vậy rơ lưỡi bằng cây cỏ mực có tác dụng như thế nào, và cách sử dụng đúng để đạt hiệu quả tốt nhất là gì? Điều này sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây, mẹ đừng bỏ lỡ nhé!

rơ lưỡi bằng cây cỏ mực
Rơ lưỡi từ cây cỏ mực là bài thuốc dân gian, được áp dụng nhiều từ ngày xưa

1. Tác dụng của cây cỏ mực với trẻ

Cây cỏ mực hay còn được gọi cỏ nhọ nồi, là loại cỏ mọc hoang khá phổ biến với các gia đình vì nhiều công dụng đem lại: 

  • Cầm máu: Đây là tác dụng khá quen thuộc của nhọ nồi được áp dụng từ xa xưa. Chỉ cần ít lá nhọ nồi đã nát đắp lên vết thương sẽ cầm máu ngay lập tức. 
  • Kháng khuẩn: Từ xa xưa, cây nhọ nồi đã có tác dụng điều trị kháng khuẩn dùng để chống nhiễm trùng trong các trường hợp tưa lưỡi, mụn nhọt,… Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cây nhọ nồi có thể chống lại 9 vi khuẩn khác nhau. 
  • Giảm đau: Dịch chiết ethnol và hợp chất alkaloid  có tác dụng giảm đau nhanh chóng. Có nghiên cứu chứng minh tác dụng giảm đau của cỏ nhọ nồi tương tự như codein. 
  • Kháng viêm: Cỏ nhọ nồi có hoạt chất Wedelolactone tác dụng ức chế quá trình sinh sản các yếu tố gây viêm, từ đó làm giảm quá trình viêm
  • Và công dụng khác: Ngoài các công dụng chính trên, cỏ nhọ nồi còn có tác dụng tăng cường miễn dịch, điều trị chảy máu cam, dưỡng da,…
rơ lưỡi bằng cây cỏ mực
Cây cỏ mực đem lại nhiều tác dụng nổi trội đặc biệt trong rơ lưỡi cho trẻ

Chính vì cỏ nhọ nồi có công dụng chính là kháng khuẩn, kháng viêm nên thường được mẹ sử dụng rơ lưỡi bé giúp điều trị, phòng ngừa các vấn đề răng miệng như nấm, tưa lưỡi,…

2. Rơ lưỡi bằng cây cỏ mực có an toàn không?

Vậy với những tác dụng như trên thì rơ lưỡi bằng cỏ mực có an toàn không? Câu trả lời là có, khi mẹ biết rơ đúng cách và xử lý nước rơ miệng, tìm được nguồn nguyên liệu sạch. Hiện nay, có nhiều trường hợp mẹ sử dụng cây cỏ mực gây ra viêm nhiễm nặng hơn, nguyên nhân chính là do: mẹ chọn nguồn lá chưa sạch, xử lý chưa kỹ, thiếu an toàn,… gây ra lây nhiễm nặng hơn đến bé.


Bởi vậy, nhiều mẹ không còn dùng phương pháp truyền thống là dùng cây cỏ mực để rơ lưỡi mà thay vào đó là các loại gạc đã tẩm sẵn dịch chiết dịch liệu. Các gạc tẩm dịch như vậy vừa đáp ứng được nhu cầu điều trị răng miệng, lại an toàn, tiện lợi cho mẹ và bé. 

Gạc rơ lưỡi tẩm dịch Dr.Papie sẽ đáp ứng các tiêu chí an toàn, hiệu quả, tiện lợi cho mẹ và bé’

3. Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng cây cỏ mực an toàn

Để rơ lưỡi bằng cây cỏ mực an toàn, đem lại hiệu quả cao nhất mẹ đã biết cách chưa nhỉ. Chuyên gia sẽ hướng dẫn mẹ chi tiết từ cách xử lý đến thao tác rơ để đạt hiệu quả cao nhất. Mẹ ghi chép lại ngay thôi nhé: 

  • Bước 1: Xử lý nguồn nguyên liệu
    • Mẹ chọn tầm 100 gam cỏ ( tầm 1 nắm tay) sạch, không phun thuốc trừ sâu; ngâm với nước muối 15 phút sau đó rửa sạch lại với nước. 
    • Mẹ cắt nhỏ cỏ cho vào máy xay cùng tầm 10 ml nước để xay nhuyễn, lọc kỹ bỏ cặn lá, để phần nước cốt vào bát. 
  • Bước 2: Mẹ rửa sạch tay bằng xà phòng để tránh lây chéo vi khuẩn sang miệng bé. 
  • Bước 3: Mẹ đeo gạc và nhúng gạc vào phần nước cỏ nhọ nồi đã chuẩn bị, nhúng ngập gạc, và tiến hành rơ lưỡi cho bé. 
  • Thao tác rơ lưỡi đúng cho bé: Mẹ bế bé nằm ngang, một tay đỡ cao đầu trẻ, một tay rơ miệng. Mẹ rơ theo thứ tự 2 má trong, nướu, răng và cuối cùng là lưỡi trẻ. Mẹ xoay bề mặt đầu gạc linh hoạt để sử dụng hết các mặt của gạc. 
rơ lưỡi bằng cây cỏ mực
Mẹ thực hiện từng bước theo hướng dẫn

Chú ý: Trong quá trình rơ, mẹ cần chú ý những điều sau để rơ lưỡi đạt hiệu quả cao: 

  • Thao tác rơ: Thao tác nhẹ nhàng không cọ xát, không chà mạnh gây đau rát, khó chịu bé quấy khóc. Mẹ không rơ quá sâu vào thành vòm họng trong khiến trẻ nôn trớ. 
  • Thời gian rơ: Mẹ rơ cho bé ngày 2 lần, thực hiện sau khi ăn 1 – 2 tiếng, tránh khi vừa ăn quá no dễ khiến bé bị nôn. 
  • Loại bỏ màu: Rơ bằng cỏ mực có màu đen nên sau khi rơ xong, mẹ cho bé súc miệng bằng nước để loại bỏ hết. 
  • Chọn nguyên liệu: Mẹ chú ý khi chọn cây cỏ mực, chọn nơi sạch sẽ, cao ráo tránh thuốc trừ sâu, nơi ô nhiễm; khi lọc, mẹ cố gắng lọc kỹ hết cặn lá để tránh cọ xát vào miệng bé gây đau rát.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của chuyên gia về rơ lưỡi bằng cây cỏ mực, mẹ tham khảo và tiến hành theo hướng dẫn để đạt hiệu quả tốt nhất. Mọi thắc mắc mẹ vui lòng để lại phản hồi bên dưới hoặc liên hệ ngay hotline 0911.225.336 để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất nhé

5/5 - (2 bình chọn)

0 thoughts on “Rơ lưỡi bằng cây cỏ mực có được không, cần lưu ý những gì?

  1. Tuyết lạnh says:

    Mình thấy nhiều người nói dùng lá hẹ rơ miệng cho con cũng sạch. Ds cho mình xin cách làm và liều lượng của lá hẹ với ạ

  2. Minh Quân says:

    Mk đc các mẹ bảo dùng rau ngót hoặc nc muối sinh lí. Mk mk rơ cho con k thấy sạch.mà mỗi lần rơ miệng cho con xong là con nôn hết cả ra.ds cho e xin giải pháp và lời khuyên với ạ

  3. Hoa phượng says:

    E thấy dùng cỏ nhọ nồi rơ miệng cho con cũng đc ,nhưng lách cách, mất vệ sinh.mà vị của nó khó chịu lắm. Con k chịu hợp tác

  4. Lan anh Nguyễn says:

    Chỗ mình nhiều cây cỏ mực này lắm. Vậy mà trước giờ không biết công dụng của nó. Bây giờ mới biết cây cỏ mực lại có nhiều công dụng đến vậy

0911225336 Zalo Facebook