Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị viêm lợi khi mọc răng?

Trẻ bị viêm lợi khi mọc răng thường bắt đầu từ khoảng tháng thứ 3 đến tháng thứ 9, khi bé bước vào độ tuổi mọc răng. Đây là tình trạng hay gặp và không nguy hiểm nếu bé được chăm sóc hợp lý và đúng cách. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này!

trẻ bị viêm lợi khi mọc răng thường đau nhức nhối
Trẻ bị viêm lợi khi mọc răng thường đau nhức nhối

1. Vì sao trẻ bị viêm lợi khi mọc răng

Những nguyên nhân khiến trẻ bị viêm lợi khi mọc răng có thể kể đến như sau:

  • Lợi bị tổn thương: Trong quá trình mọc răng, lợi bị tổn thương do phải nứt ra để tạo khoảng trống cho răng trồi lên. Điều này cũng làm cho thức ăn tích tụ lại ở khe nứt, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển ở vết thương gây ra viêm lợi.
  • Lợi bị kích ứng: Bé thường có thói quen xuyên ngậm tay, cắn, gặm đồ vật xung quanh do ngứa lợi. Những đồ vật đó có chứa bụi bẩn, vi khuẩn, vi nấm sẽ lây vào miệng bé khiến nướu lợi dễ bị viêm. 
  • Khoang miệng không được vệ sinh thường xuyên: Trong miệng bé luôn có cặn sữa đọng lại sau khi bú, chúng là nguồn dinh dưỡng béo bở của vi khuẩn gây bệnh. Nếu mẹ không vệ sinh cho bé mỗi ngày để làm sạch khoang miệng, vi khuẩn sẽ sinh sôi và tích tụ lâu ngày khiến lợi bé bị viêm.

2. Dấu hiệu trẻ bị viêm lợi khi mọc răng

viêm lợi khi mọc răng khiến bé bị đau nhức thường xuyên
Viêm lợi khi mọc răng khiến bé bị đau nhức thường xuyên

Tùy vào thể trạng và mức độ viêm lợi của từng bé mà có các biểu hiện khác nhau. Hầu hết các biểu hiện của trẻ bị viêm lợi khi mọc răng rất dễ nhận biết. Mẹ theo dõi thông tin dưới đây để không bỏ lỡ dấu hiệu nào nhé!

2.1. Dấu hiệu ở lợi 

Khi khỏe mạnh lợi bé có màu hồng san hô, săn chắc và không sưng, không bị chảy máu khi tác động vào. Khi bị viêm, lợi bé có những dấu hiệu như sau:

  • Sưng lợi: Phần lợi xung quanh răng bị phồng to lên thành cục, sưng tấy, sang màu vàng bất thường.
  • Đau nướu: Nướu bé hay bị đau nhức, cơn đau mạnh hơn khi bú, ngậm núm ti hay khi mẹ ấn nhẹ vào chỗ viêm khiến bé khóc to, bỏ bú.
  • Loét, dễ chảy máu: Tình trạng này xảy ra khi viêm lợi trở nên nghiêm trọng. Có thể xuất hiện các ổ loét nhỏ, đơn lẻ trên nướu bé. Va chạm nhẹ cũng khiến nướu bị chảy máu, đôi khi lợi còn chảy máu bất chợt, mẹ có thể thấy máu xuất hiện trong khoang miệng bé.

2.2. Dấu hiệu khác

dấu hiệu khi bị viêm lợi
Dấu hiệu chảy nước dãi khi bị viêm lợi

Khi bị viêm, lợi bé bị viêm bị ảnh hưởng trực tiếp dẫn đến những dấu hiệu kèm theo như:

  • Miệng có mùi hôi: Trẻ bị viêm lợi khi mọc răng có các túi mủ hình thành xung quanh chân răng. Vi khuẩn tích tụ trong túi mủ lâu ngày sẽ phân giải ra các sản phẩm có mùi khó chịu, khiến miệng bé có mùi hôi.
  • Hay chảy nước miếng: Trong nước bọt chứa nhiều kháng thể do đó có tác dụng sát khuẩn. Khi bé bị sưng lợi mọc răng, cơ thể sẽ tiết ra nhiều nước bọt hơn để bảo vệ răng miệng khỏi ổ viêm vì thế mẹ hay thấy bé bị chảy nước miếng.
  • Chán ăn, bỏ bú: Khi chạm vào núm ti nướu bé sẽ bị đau, khó chịu, dần dần khiến bé biếng ăn, bỏ bú.
  • Hay quấy khóc: Bé không chỉ bị đau khi chạm vào mà ngay cả lúc bình thường cũng rất đau nhức. Sự khó chịu này khiến bé không nghe lời, quấy khóc thường xuyên.
  • Sốt: Khi bị viêm, cơ thể bé sẽ tạo ra những chất nội sinh tác động vào hệ thần kinh làm nhiệt độ cơ thể bé tăng lên, gây ra sốt toàn thân.

3. Cách chăm sóc trẻ bị viêm lợi khi mọc răng 

Sưng lợi mọc răng ở trẻ là vấn đề thường gặp, nếu được chăm sóc đúng cách bé sẽ khỏi nhanh sau 2- 3 ngày tuy nhiên có thể kéo dài lâu hơn nếu mẹ không để ý và xử lý đúng cách. Dưới đây là một số cách giúp mẹ chăm sóc bé bị viêm lợi hiệu quả nhất:

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Vệ sinh khoang miệng sạch sẽ giúp loại bỏ mảng bám và cặn bẩn còn sót lại trong miệng trẻ, loại bỏ môi trường sinh sống của vi khuẩn giúp bé nhanh khỏi viêm.

Cách làm: Mẹ dùng gạc rơ lưỡi cho bé hàng ngày bằng nước sạch hoặc bằng các dung dịch có tác dụng sát khuẩn như nước muối sinh lý, dịch chiết lá hẹ, rau ngót, trà xanh,… để đạt hiệu quả tốt hơn.

Tần suất: Ít nhất 2 lần/ngày.

Thời điểm: Sau khi bé ăn xong khoảng 2 giờ.

Chuẩn bị dịch rơ lưỡi cho trẻ hàng ngày bằng cách thủ công khiến mẹ mất khá nhiều thời gian và công sức, do đó hiện nay nhiều mẹ có xu hướng sử dụng gạc rơ lưỡi chuyên dụng đã tẩm ẩm sẵn.

Gạc rơ lưỡi Dr.Papie được các chuyên gia Nhi khoa đầu ngành khuyên dùng để vệ sinh răng miệng cho trẻ bị viêm lợi. Gạc áp dụng công thức dịch tẩm ẩm kết hợp nhiều thành phần như nước muối sinh lý, dịch chiết lá hẹ,… giúp tăng cường hiệu quả ngừa viêm, kháng khuẩn và khiến việc chăm sóc cho bé trở nên tiện lợi, nhanh chóng hơn. 

Không cho trẻ ăn đồ nóng

Đồ nóng có nhiệt độ cao khiến lợi bé vốn đã nhạy cảm dễ tổn thương . Mẹ nên thổi nguội đồ ăn trước khi đút cho bé, không được để bé ăn thức ăn nóng.

Không cho trẻ ngậm đồ cưng

Đồ chơi là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sống do thường xuyên được trẻ cưng nựng, dễ dính phải mồ hôi, bụi bẩn từ tay bé và môi trường xung quanh. Mẹ lưu ý không cho trẻ ngậm vào vì sẽ khiến vi khuẩn nhiễm vào miệng làm ổ viêm lâu khỏi. Mẹ nên vệ sinh đồ chơi 2 lần để đảm bảo an toàn cho bé.

Vệ sinh tay trẻ sạch sẽ

Bé rất hay ngậm tay khi viêm lợi mọc răng do bị ngứa lợi. Mẹ phải đảm bảo tay bé luôn sạch sẽ bằng cách rửa tay sau khi bé ngủ dậy, sau khi bé ăn uống, chơi đồ chơi trước khi đi ngủ,… để tránh làm vi khuẩn từ tay lây vào miệng, lợi của bé.

Bổ sung chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp tăng cường sức đề kháng giúp bé chống lại vi khuẩn, ngoài ra vitamin C, lợi khuẩn sẽ giúp làm giảm tình trạng viêm lợi khi bé mọc răng, cụ thể cách bổ sung dinh dưỡng như sau:

  • Đối với bé từ 0-6 tháng tuổi: Cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn do sữa mẹ có chứa kháng thể tự nhiên, bảo vệ và giúp trẻ chống lại vi khuẩn.
  • Đối với bé 6 tháng tuổi trở lên: Ngoài chế độ ăn dặm hàng ngày, mẹ bổ sung thêm vitamin, khoáng chất bằng việc cho bé uống 1 cốc nước ép hoa quả, 1-2 hộp sữa chua,…mỗi ngày.

Mẹ hạn chế cho trẻ ăn bánh kẹo, đồ ăn vặt, đồ ăn chứa nhiều đường vì đường là nguyên nhân giúp vi khuẩn gây bệnh phát triển tốt hơn. 

Hạ sốt cho trẻ

hạ sốt cho trẻ khi bị viêm lợi
Hạ sốt cho trẻ khi bị viêm lợi

Sốt viêm lợi mọc răng ở trẻ là hiện tượng tự nhiên giúp cơ thể bé chống lại sự tấn công của vi khuẩn. Khi thấy cơ thể bé nóng nên mẹ cần đo nhiệt độ cho bé ngay để kịp thời giúp con hạ sốt, cụ thể như sau: 

Sốt dưới 38,5 độ C: Sử dụng các phương pháp vật lý như chườm mát, chườm ấm để làm cơ thể bé thoát bớt nhiệt, giúp hạ sốt an toàn, không có tác dụng phụ như thuốc: 

  • Cách làm: Dùng khăn thấm nước có nhiệt độ khoảng 32 độ C đối với chườm mát và 38 độ C đối với chườm ấm, vắt ráo nước, lau chườm khắp người cho bé.
  • Lưu ý: Tránh chườm đá vì khiến bé hạ thân nhiệt quá nhanh, tăng nguy cơ nhiễm lạnh và viêm phổi.

Mẹ nên sử dụng các sản phẩm khăn hạ sốt chuyên dụng được tẩm sẵn thảo dược như bạc hà, chanh, cỏ nhọ nồi giúp bé hạ sốt nhanh hơn chườm nước thông thường. Mẹ tham khảo bài viết sau đây để tìm hiểu về sản phẩm khăn hạ sốt Dr.Papie.

Sốt trên 38,5 độ C: Nhiệt độ bé lên quá cao mẹ cần cho bé uống thuốc hạ sốt để tránh các biến chứng nguy hiểm như co giật, sốc,… Mẹ chuẩn bị sẵn một số loại thuốc hạ sốt như Babyplex, Panadol trẻ em, Efferalgan 80mg,… trong tủ thuốc gia đình để kịp thời cho bé uống.

  • Cách làm: Cho bé uống thuốc ngay tránh bé sốt cao trên 39 độ C, mẹ kết hợp cả phương pháp lau chườm để bé hạ nhiệt nhanh hơn. 
  • Lưu ý: Mẹ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để đảm bảo liều lượng dùng không được dùng quá nhiều vì sẽ gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm như buồn nôn, viêm gan, loét dạ dày,…

4. Giải đáp một số câu hỏi khi trẻ bị viêm lợi mọc răng

Mọc răng là giai đoạn quan trọng đánh dấu sự phát triển của bé. Chắc hẳn mẹ có nhiều băn khoăn về việc trẻ bị viêm lợi trong giai đoạn này. Dưới đây là câu trả lời cho một số thắc mắc của me:

4.1 Trẻ viêm lợi bao lâu thì mọc răng

trẻ bị viêm lợi mọc răng
Trẻ bị viêm lợi mọc răng sau 3 – 5 ngày

Các tình trạng viêm lợi, đau nướu, sốt, hay chảy nước miếng,… thường xảy ra trước khi bé mọc răng từ 3 đến 5 ngày và kéo dài khoảng 5 đến 7 ngày.

Mẹ không nên quá lo lắng mà hãy bình tĩnh sử dụng các cách ở trên để chăm sóc cho bé. Trong trường hợp bé gặp các biến chứng nặng hơn như loét miệng, vùng viêm nướu lan rộng, mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để nhận được tư vấn và điều trị của bác sĩ.

4.2  Trẻ bị viêm lợi khi mọc răng có cần dùng kháng sinh không? 

Mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ
Mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng kháng sinh đúng cách

Kháng sinh là nhóm thuốc hiệu quả giúp điều trị tình trạng viêm lợi ở trẻ, tuy nhiên nó cũng đem lại những hệ quả nghiêm trọng nếu không được sử dụng đúng cách. Ở trẻ bị viêm lợi khi mọc răng, mẹ lưu ý sử dụng kháng sinh như sau:

  • Không nên dùng: Khi bé mới bị viêm lợi mọc răng khoảng 2-3 ngày, vết sưng nhỏ, không lan rộng, mẹ sử dụng các phương pháp ở trên sẽ giúp bé khỏi viêm hoàn toàn mà không cần sử dụng đến thuốc.
  • Nên dùng: Khi bệnh viêm lợi đã trở nên nghiêm trọng: vết sưng to, xuất hiện hiện tượng loét, nướu bị chảy máu thường xuyên, bé liên tục sốt sao,… Lúc này mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng loại kháng sinh phù hợp với bé.

Lưu ý: Mẹ cần tuân thủ tuyệt đối liều lượng và tần suất dùng kháng sinh mà bác sĩ đã kê, không nên tự ý thay đổi thuốc hay dừng thuốc đột ngột. Việc dùng kháng sinh không đúng cách không những không giúp bé khỏi mà còn khiến sưng lợi mọc răng trở nên nặng và khó chữa hơn.

Hy vọng qua bài viết này mẹ đã nắm được rõ các dầu hiệu và cách chăm sóc cho trẻ bị viêm lợi khi mọc răng để hành trình bảo vệ sức khỏe cho bé trở nên dễ dàng hơn. Nếu còn bất cứ băn khoăn gì về vấn đề này, mẹ để lại phản hồi bên dưới hoặc liên hệ với chuyên gia của Dr.Papie qua hotline 0911.225.336 để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.

Rate this post

0 thoughts on “Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị viêm lợi khi mọc răng?

  1. Thơm says:

    Trộm vía bé nhà mình dùng gạc drpapie Từ lúc sơ sinh đến giờ nên miệng con lúc nào cũng sạch đến lúc con mọc răng cũng không bị viêm lợi gì cả chân cứ thế là mọc lên thôi

  2. Maidungquynh says:

    Bài chia sẻ rất thích hữu ích, bé nhà mình từ nhỏ mình luôn dùng gạc rơ lưỡi hàng ngày , trộm vía con mọc răng không bị viêm , hay sốt và mình luôn tin dùng cho con gạc từ thảo dược an toàn và lành tính.

  3. Nhat nhoa says:

    Nhờ có bài viết mà mình đã hiểu hơn về cách chăm ước trẻ bị viêm lợi khi mọc răng.cảm ơn dược sỹ đã chia sẻ ạ

  4. Nguyễn ngọc says:

    Bài viết hữu ích. Cảm ơn nhãn hàng đã chia sẻ. Các mẹ có con nhỏ nên tham khảo để áp dụng cho con

    • Nguyễn Chung says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng DR.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ

  5. Minh Quân says:

    Bé nhà mk mỗi khi mọc răng thì bị chảy rãi.đọc xong bài viết của dược sĩ thì mk đã hiểu đc đó là dấu hiệu cho biết con đang bị viêm lợi

  6. Chi khánh says:

    Cảm ơn dược sỹ đã chia sẻ.bé nhà mk cũng đang thời kỳ mọc răng.đọc được thông tin này mk sẽ chăm con được tốt hơn

  7. Phương Thảo says:

    Bé nhà mình lúc mọc răng lợi sưng to và chảy nước miếng nhiều,mình dùng gạc drpapie rơ hằng ngày cho con thấy đỡ rất nhiều

    • Nguyễn Chung says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng DR.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ

    • Nguyễn Chung says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng DR.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Mọi thắc mắc mom có thể liên hệ hotline 0911225336 nhé

  8. Lê quyên says:

    Chăm sóc răng miệng cho bé quả thực không đơn giản như chúng ta vẫn nghĩ. Đọc bài viết hiểu được thêm nhiều thông tin bổ ích

    • Nguyễn Chung says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng DR.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Mọi thắc mắc mom có thể liên hệ hotline 0911225336 nhé

  9. Mai thị tuyết nhung says:

    sochu nhà mình đang bị ấy ti măm kém hẳn xót ruột, nhân tiện các mẹ cho em hỏi thời điểm này nên ăn những món như nào bé mới dễ ăn và đỡ đau khỏi mau hơn a? bé nhà mình được hơn năm rồi ạ

0911225336 Zalo Facebook