Cách chữa nấm miệng ở trẻ sơ sinh an toàn hiệu quả

Bé mới sinh rất dễ gặp phải các bệnh như nấm miệng nên nhiều mẹ băn khoăn cách chữa nấm miệng ở trẻ sơ sinh như nào mới hiệu quả và không bị tái phát. Trên thực tế có rất nhiều cách cho mẹ lựa chọn. Bài viết dưới đây tổng hợp các phương pháp điều trị nấm miệng hiệu quả nhất, mẹ theo dõi để áp dụng đúng cách cho bé nhé!

1. Dấu hiệu nấm miệng ở trẻ sơ sinh

Nấm Candida albicans là thủ phạm chính gây nấm miệng ở trẻ sơ sinh, đây là một loại nấm cơ hội, bình thường chúng sống trong miệng bé và không gây bệnh nếu số lượng được duy trì ở mức cân bằng. Tuy nhiên nếu miệng bé không được vệ sinh thường xuyên, chúng sẽ lây lan quá mức và khiến bé bị nấm miệng.

Cách chữa nấm miệng ở trẻ sơ sinh
Nấm candida gây nấm lưỡi

Bé sơ sinh bị nấm miệng có các biểu hiện như:

  • Xuất hiện đốm, mảng màu trắng: Những mảng trắng đục lan rộng, loang lổ, bám chắc vào lưỡi, vòm họng, mặt trong má bé và rất khó làm sạch. 
  • Khô miệng: Miệng quá khô dẫn đến tình trạng khóe miệng bé bị nứt và đỏ.
  • Chán ăn: Bé ăn không ngon, lười bú do nhiễm nấm làm vị giác bị ảnh hưởng.

Bệnh nấm miệng ở bé sơ sinh thường không gây đau đớn, tuy nhiên nếu nấm mọc quá dày các triệu chứng có thể tiến triển nghiêm trọng hơn. Mẹ chú ý quan sát các dấu hiệu nấm trên để phát hiện sớm và điều trị đúng cách cho bé.

Nấm miệng hay bị nhầm lẫn với cặn sữa đọng lại trong miệng bé sau khi bú. Bảng dưới đây sẽ giúp mẹ phân biệt chúng:

Nấm miệng

Cặn sữa

Tính chất

Mảng bám chắc, khó làm sạch. Cạo đi sẽ để lại nốt đỏ thậm chí chảy máu Mảng bám lỏng lẻo, dễ lấy sạch

Vị trí

Ngoài mọc ở lưỡi còn có thể lan ra vòm miệng, nướu, má trong, sau cổ họng.Chủ yếu đọng ở lưỡi, dưới lưỡi, chân răng.

2. Cách chữa nấm miệng ở trẻ sơ sinh đơn giản tại nhà

Nấm miệng ở trẻ sơ sinh là bệnh thường gặp, không quá nguy hiểm nhưng dễ tái phát, khó điều trị dứt điểm nếu mẹ không xử lý đúng cách. Dưới đây là một số phương pháp giúp mẹ giải quyết vấn đề nấm miệng hiệu quả và triệt để nhất:

2.1. Chữa nấm miệng ở trẻ sơ sinh bằng phương pháp dân gian

chữa nấm miệng trẻ sơ sinh bằng phương pháp dân gian
chữa nấm miệng trẻ sơ sinh bằng phương pháp dân gian

Các phương pháp dân gian sử dụng các loại cây cỏ có sẵn trong tự nhiên hoặc các nguyên liệu đơn giản như muối, NaHCO3,… nên rất dễ tìm, mẹ có thể tự chuẩn bị tại nhà cho bé.

Có 5 phương pháp dân gian được dùng phổ biến nhất hiện nay, mẹ kéo xuống dưới để tìm hiểu chi tiết nhé!

2.1.1. Rơ miệng bằng lá hẹ

rơ miệng bằng lá hẹ giúp cải thiện nấm miệng một cách nhanh chóng
Rơ miệng bằng lá hẹ giúp cải thiện nấm miệng một cách nhanh chóng

Theo cuốn Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi, lá hẹ là thảo dược lành tính, chứa nhiều hoạt chất kháng sinh tự nhiên giúp kháng nấm hiệu quả nên phù hợp điều trị nấm miệng cho bé sơ sinh. Mẹ nên sử dụng dịch chiết lá hẹ để rơ miệng cho bé, giữ cho khoang miệng luôn sạch sẽ và cải thiện tình trạng nấm miệng.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Xay nhuyễn một nắm lá hẹ tươi (15-20 lá) với 50ml nước sôi để nguội, lọc lấy dịch chiết.
  • Bước 2:  Dùng gạc rơ lưỡi thấm dịch chiết lá hẹ và rơ miệng nhẹ nhàng cho bé.

Lưu ý: Vì mùi lá hẹ tươi khá hăng nồng khiến bé khó chịu không hợp tác khi rơ lưỡi nên mẹ cần nhẹ nhàng dỗ dành để bé thấy thoải mái hơn. 

2.1.2. Rơ miệng bằng lá chè xanh

Lá chè xanh được biết đến là vị thuốc giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngoài ra nó còn có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi nấm gây bệnh ở răng miệng. Mẹ sử dụng nước chè xanh rơ lưỡi cho bé sẽ làm sạch khoang mảng bám, ngăn ngừa nấm miệng.

nước chè xanh giúp ngăn ngừa nấm miệng
Nước chè xanh giúp ngăn ngừa nấm miệng

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Đun sôi một nắm lá chè xanh (khoảng 10 lá) với vài hạt muối trong 200ml nước, để nguội.
  • Bước 2: Dùng nước lá chè xanh rơ lưỡi cho bé.

Lưu ý: 

  • Chè xanh được khuyến cáo chỉ dùng cho bé trên 6 tháng tuổi.
  • Có thể khiến bé khó ngủ, giấc ngủ không sâu, nửa đêm quấy khóc vì vậy mẹ không nên sử dụng lâu dài.

2.1.3. Rơ miệng bằng nước muối loãng

chữa nấm miệng bằng nước muối sinh lý
Chữa nấm miệng bằng nước muối sinh lý

Nước muối rất có hiệu quả trong việc làm sạch khoang miệng, tiêu diệt vi khuẩn, loại bỏ môi trường phát triển của nấm giúp đẩy lùi tình trạng nấm miệng cho bé. Ở nồng độ loãng nó không gây kích ứng và an toàn tuyệt đối với trẻ sơ sinh.

Cách thực hiện: 

  • Bước 1: Hòa tan 9g muối tinh (khoảng 2 thìa cà phê) vào 1 lít nước sôi để nguội 
  • Bước 2: Dùng gạc rơ lưỡi thấm vào dung dịch nước muối để rơ miệng cho bé.

Lưu ý: Mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý đóng chai để đảm bảo vệ sinh và chính xác nồng độ.

2.1.4. Rơ miệng bằng NaHCO3

rơ miệng bằng nahco3
Rơ miệng bằng NAHCO3

NaHCO3 (hay còn gọi là baking soda, thuốc muối) tạo ra môi trường có tính kiếm, ức chế các vi sinh vật phát triển tốt trong môi trường acid như nấm Candida. Ngoài ra nó còn được chứng minh có khả năng ngăn chân nấm bám dính trên niêm mạc, giúp ngăn ngừa và điều trị nấm miệng hiệu quả. Nếu bé sơ sinh có dấu hiệu nấm miệng, mẹ nên sử dụng NaHCO3 để rơ lưỡi cho bé.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Lấy 1 thìa cà phê NaHCO3 rồi hòa tan trong khoảng 200ml nước sôi để nguội.
  • Bước 2: Dùng gạc rơ lưỡi thấm vào dung dịch đã pha để vệ sinh miệng bé.

2.1.5. Rơ miệng bằng rau ngót

Cách chữa nấm miệng ở trẻ sơ sinh
Chữa nấm miệng cho bé bằng rau ngót

Theo y học cổ truyền, rau ngót có tác dụng làm mát cơ thể, giúp làm sạch khoang miệng, tiêu viêm, sát khuẩn một cách hiệu quả. Dịch chiết rau ngót từ lâu đã được ông bà ta sử dụng để trị nấm miệng ở trẻ nhỏ.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Xay nhuyễn khoảng 200g rau ngót tươi với 50ml nước sôi để nguội, lọc lấy dịch chiết.
  • Bước 2: Dùng gạc rơ lưỡi thấm vào dịch chiết rau ngót và rơ miệng nhẹ nhàng cho bé.

Lưu ý: Mẹ không nên sử dụng phương pháp này lâu ngày vì trong rau ngót tươi có chứa những chất gây khó ngủ, khiến bé mất ngủ về đêm, tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh của bé.

Các phương pháp trên được lưu truyền lâu đời, được nhiều mẹ sử dụng, chứng minh hiệu quả và có những ưu nhược điểm sau đây: 

  • Ưu điểm: 
    • Nguồn nguyên liệu dễ tìm, chi phí thấp.
    • Độ lành tính cao, an toàn cho bé.
  • Nhược điểm:
    • Tốn khá nhiều thời gian và công sức để chuẩn bị.
    • Khó đảm bảo được vệ sinh vì điều kiện thực hiện không vô trùng, khó chọn được nguồn nguyên liệu chất lượng.
    • Khó kiểm soát được chính xác lượng nguyên liệu cần dùng, nếu sử dụng lượng quá nhiều có thể gây ra những tác dụng không mong muốn cho trẻ.  

Nếu mẹ không có nhiều thời gian để chuẩn bị cho bé, mẹ có thể lựa chọn gạc rơ lưỡi chuyên dụng có tẩm sẵn dịch kháng nấm kháng khuẩn rơ lưỡi vừa tiện lợi, tiết kiệm thời gian và đảm bảo an toàn hơn.

2.2. Cách chữa nấm miệng ở trẻ sơ sinh bằng gạc kháng nấm Dr.Papie

Gạc kháng nấm Dr.Papie là gạc rơ lưỡi ĐẦU TIÊN tại Việt Nam có thấm dịch chống nấm, được dùng để điều trị nấm miệng và vệ sinh răng miệng hàng ngày cho trẻ sơ sinh. Gạc được kết hợp từ nhiều thành phần như nước muối, lá hẹ, NaHCO3,… giúp tăng cường tác dụng diệt vi nấm, mang lại hiệu quả vượt trội mà vẫn đảm bảo an toàn cho bé.

Cách sử dụng: Mẹ lấy một miếng gạc ra xỏ vào ngón tay rồi rơ nhẹ nhàng cho bé.

Chữa nấm miệng cho trẻ sơ sinh bằng gạc kháng nấm Dr.Papie là phương pháp được các chuyên gia Nhi khoa tin dùng với các ưu nhược điểm sau: 

Ưu điểm:

  • Thiết kế tiện lợi, nhỏ gọn: Gạc có dạng hình ống ôm sát ngón tay mẹ, chỉ cần xỏ vào là mẹ đã có thể rơ lưỡi mà không lo gây cộm miệng bé.
  • An toàn với bé sơ sinh: Gạc sử dụng dịch chiết chất lượng, không gây kích ứng, ngoài ra còn được tiệt trùng 2 lần bằng tia Gamma, đóng gói từng gạc riêng không sợ bị nhiễm khuẩn từ bên ngoài vào.
  • Lượng dịch vừa đủ: Công thức dịch tẩm ẩm được kiểm nghiệm với hàm lượng chuẩn, đảm bảo phát huy tác dụng và an toàn cho bé.
  • Gạc có mùi tự nhiên, dễ chịu: Gạc Dr.Papie có Xylitol để tạo vị ngọt thanh, kết hợp với mùi thơm tự nhiên giúp bé thấy thoải mái, thích thú hơn trong quá trình rơ.

Nhược điểm: 

  • Giá thành cao: Mỗi hộp gạc kháng nấm Dr.Papie 30 gói có giá khoảng 110.000 đồng/hộp, chi phí bỏ ra cao hơn so với sử dụng các phương pháp khác.

Gạc răng miệng Dr.Papie vừa tiện lợi cho mẹ, vừa đảm bảo hiệu quả, an toàn cho bé. Với bé nấm nhẹ, mẹ sử dụng gạc 3 lần/ngày, bé nấm nặng mẹ nên kết hợp gạc với thuốc để giúp bé nhanh khỏi hơn.

2.3. Cách chữa nấm miệng ở trẻ sơ sinh bằng thuốc kháng nấm

Nấm miệng ở trẻ sơ sinh gây ra do nấm nên mẹ có thể điều trị cho bé bằng các thuốc kháng nấm. Mẹ áp dụng phương pháp này khi bé có các dấu hiệu nhiễm nấm nặng như:

  • Mảng  trắng lan ra cả khoang miệng bé: lưỡi, vòm họng, mặt trong má,…
  • Bé lười ăn, không chịu bú mẹ, quấy khóc nhiều.

Để sử dụng thuốc kháng nấm phù hợp và đúng cách cho trẻ, mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế để nhận được sự tư vấn điều trị từ bác sĩ.

Có 2 loại thuốc chữa nấm miệng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay gồm:

2.3.1. Bột trị nấm miệng Nystatin

Tác dụng: Nystatin là một trong những thuốc chống nấm hiệu quả nhất thuộc nhóm polyene có tác dụng kìm hãm và diệt nấm trên niêm mạc miệng, lưỡi, đặc biệt là trên loài Candida nên được chỉ định điều trị bệnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh. 

Cách sử dụng: 

  • Bước 1: Pha bột thuốc với khoảng 4 thìa nước sôi để nguội.
  • Bước 2: Dùng gạc rơ lưỡi thấm thuốc và rơ cho bé

Liều dùng

  • Với bé sơ sinh, mẹ sử dụng ½ gói 1g mỗi lần, dùng 2 lần/ngày.
  • Trường hợp nhiễm nấm nặng, mẹ rơ cho bé 3-4 lần/ngày.

Lưu ý: 

  • Sau khi thấy bé hết triệu chứng, mẹ cần tiếp tục rơ lưỡi cho bé bằng Nystatin ít nhất 2 ngày để bệnh khỏi hoàn toàn.
  • Nếu sử dụng quá 14 ngày mà bé không hết triệu chứng, mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế để được tư vấn.
  • Không pha với quá nhiều nước vì nồng độ loãng sẽ làm thuốc không đạt được hiệu quả điều trị.
Cách chữa nấm miệng ở trẻ sơ sinh
Bột Nystatin giúp trị nấm miệng ở trẻ sơ sinh hiệu quả

2.3.2. Gel bôi nấm miệng Miconazol 

Tác dụng: Miconazole là thuốc trị nấm miệng ở trẻ sơ sinh thuộc nhóm chống nấm azole. Nó làm suy yếu và tiêu diệt nấm trên niêm mạc lưỡi, miệng, được dùng để bôi cho bé để điều trị dứt điểm.

Cách sử dụng: Mẹ lấy lượng thuốc vừa đủ bôi lên những mảng trắng trong miệng bé.

Liều lượng: 

  • Mỗi lần mẹ sử dụng 1,25ml gel (khoảng ¼ thìa cà phê)
  • Mỗi ngày bôi một lần sau ăn.

Lưu ý: 

  • Bôi thuốc vào niêm mạc bé có thể gây kích ứng nhẹ, khi đó mẹ nên đưa bé đi khám để được hỗ trợ kịp thời.
  • Duy trì bôi cho bé ít nhất một tuần sau khi các triệu chứng biến mất.
Cách chữa nấm miệng ở trẻ sơ sinh
Thuốc Daktarin có chứa Miconazole được nhiều mẹ tin tưởng sử dụng

Phương pháp điều trị nấm miệng cho trẻ sơ sinh bằng thuốc kháng nấm có những ưu nhược điểm sau: 

  • Ưu điểm: Tiêu diệt nấm trong miệng bé hiệu quả, giúp bé nhanh khỏi bệnh nấm miệng.
  • Nhược điểm: 
    • Các thuốc chống nấm khi không được sử dụng đúng cách, không theo sự tư vấn của bác sĩ sẽ làm bệnh nấm miệng của bé kéo dài, dễ tái phát. 
    • Có thể gây ra một số tác dụng phụ như: ngứa lưỡi, khó thở, buồn nôn, nổi mẩn,…

Thuốc chống nấm đem đến hiệu quả nhanh nhưng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, mẹ lưu ý chỉ sử dụng trong thời gian ngắn theo hướng dẫn của bác sĩ.

3. Lưu ý khi chữa nấm miệng cho bé sơ sinh 

Ngoài cách chữa nấm cho bé trên, mẹ cần thêm một số lưu ý để giúp bé nhanh khỏi nấm miệng hơn như:

  • Không cạy mảng trắng: Cạy những đốm, mảng trắng trên lưỡi, niêm mạc miệng bé không phải là cách loại bỏ nấm nên mẹ tuyệt đối không được làm. Điều này có thể khiến niêm mạc bé bị tổn thương, chảy máu, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập làm bệnh nấm miệng càng nặng hơn.
  • Thời điểm: Mẹ rơ lưỡi hoặc bôi thuốc cho bé sau khi ăn khoảng 2 giờ, không nên thực hiện khi bé mới ăn no vì dễ gây nôn trớ.
  • Chọn gạc phù hợp: Mẹ ưu tiên chọn loại gạc có chất liệu mềm mại, sợi polyester dai không bị bục mủn, được tiệt trùng kĩ lưỡng để đảm bảo hiệu quả và an toàn. 
  • Gạc rơ lưỡi chỉ dùng 1 lần: Gạc rơ miệng sau khi dùng dính bẩn, cặn sữa, vi khuẩn vi nấm trong khoang miệng bé nên mẹ không giặt lại để sử dụng cho bé nữa.
  • Thao tác nhẹ nhàng: Khoang miệng bị nhiễm nấm rất nhạy cảm, mẹ nên rơ nhẹ nhàng để làm sạch miệng bé, tránh chà mạnh sẽ gây tổn thương
Cách chữa nấm miệng ở trẻ sơ sinh
Mẹ không được cạy các mảng trắng trong miệng bé khi bị nấm miệng

4. Cách phòng ngừa nấm miệng ở trẻ sơ sinh

Bệnh nấm ở trẻ sơ sinh rất dễ tái nhiễm, mẹ nên sử dụng song song các phương pháp điều trị ở trên cùng với các biện pháp phòng ngừa dưới đây:

  • Vệ sinh khoang miệng bé thường xuyên: Mẹ cần giữ cho khoang miệng bé luôn sạch sẽ để hạn chế sự lây lan của nấm và vi khuẩn bằng cách uống nước sau mỗi bữa ăn, rơ miệng cho bé 1-2 lần/ngày
  • Vệ sinh đồ vật bé tiếp xúc: Nấm có thể tồn tại trên các đồ vật thường ngày bé sử dụng như bình sữa, núm ti, đồ chơi,…. Mẹ nên vệ sinh những vật dụng này ít nhất 1 lần/tuần vì nếu không được làm sạch, nấm sẽ lây nhiễm sang bé khiến bệnh nấm miệng kéo dài, hay tái phát.
  • Kết hợp điều trị tình trạng nhiễm nấm ở mẹ: Mẹ không cho bé bú trực tiếp ti mẹ nếu mẹ bị nhiễm nấm ti, bên cạnh đó cũng cần điều trị nấm cho mẹ để tránh lây lại cho bé. 

Bệnh nấm miệng không nguy hiểm và sẽ khỏi hoàn toàn nếu mẹ hiểu rõ và thực hiện đúng các cách chữa nấm miệng ở trẻ sơ sinh ở trên. Nếu còn bất cứ băn khoăn gì về vấn đề này, mẹ có thể để lại phản hồi bên dưới hoặc liên hệ với chuyên gia của Dr.Papie qua hotline 0911.225.336 để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.

5/5 - (6 bình chọn)

0 thoughts on “Cách chữa nấm miệng ở trẻ sơ sinh an toàn hiệu quả

  1. Mai thị phượng says:

    Trước đây bé nhà mình cũng bị nấm miệng mình chữa và vệ sinh nhiều ngày k sạch từ ngày kết hợp bôi thuốc với vệ sinh hằng ngày bằng gạc drpapie thì một tuần thấy đỡ giờ khỏi hẳn rôid

  2. Phương Thảo says:

    Bé nhà mình bị nấm miệng thì mình dùng gạc drpapie để vệ sinh răng miệng cho con và kết hợp với thuốc bôi nữa là khỏi ạ

  3. Lý lê says:

    Trước bé nhà mk cũng bị nấm miệng.mk dùng gạc drpapie vệ sinh hàng ngày cho bé gạc mềm và rất sach.cảm ơn dược sỹ đã chia sẻ

    • Nguyễn Chung says:

      Chào mom! Cám ơn mom đã tin dùng sản phẩm Gạc răng miệng Dr.Papie. Dr.Papie luôn cung cấp những sản phẩm tốt nhất, an toàn nhất cho trẻ Việt.

  4. dangsen1990ns@gmail.com says:

    Đọc xong mới hiểu hết nam rất nguy hiểm nếu không phát hiện sớm .cM ơn dược sỹ đã chia sẻ

    • Nguyễn Chung says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng DR.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ

  5. Nguyễn Dung says:

    Có nhiều cách thật, mình cũng hay dùng nước muối để rơ, nhưng đợt bị năng hơn là phải dùng gạc răng miệng Dr Papie, trộm vía nhanh khỏi.

  6. Nhung nguyên says:

    Bé nhà e lưỡi kg biết bị gì cứ trắng hẳn ra,dùng gạc khô nhúng nước muối rơ cũng kg hết,mà bé cũng kg hợp tác mấy.cho e hỏi gạc Drpapie dùng mấy ngày thì hết trắng lưỡi ạ

  7. Thương Ly says:

    Ngày trước ko biết mình chỉ dùng muỗi thuốc trị nấm cho con, đc vài ba hôm khỏi tiếp tục tái phát. Đi bác sĩ thì ms đc kê thêm cho gạc Dr.Papie dùng hàng ngày để ngăn ngừa nấm quay lại. Trộm vía từ hồi đấy đến h là không bị nấm nữa ạ

  8. Maidungquynh says:

    Cảm ơn những chia sẻ rất hữu ích của dược sĩ. Bé nhà mình đang dùng gạc dr.papier rất an toàn và hiệu quả.

  9. Long Thành says:

    Ngày trước mình cũng dùng lá hẹ để tưa lưỡi nhưng không hiệu quả. Giờ mình dùng gạc drpapie thấy sạch ah.

  10. An vương says:

    Nhà mình cho bé dùng gạc drpapie từ lúc mới sinh luôn nên mình rất yên tâm,không lo con bị nấm lưỡi ạ

  11. Nguyenkhanganhkhoi says:

    Bé nhà mình từ lúc sinh đến h toàn dùng gạc rơ lưỡi của dr.papie nên miệng con chưa gập vấn đề gì cả

  12. Nguyễn nguyệt says:

    Bé nhà e từ nhỏ tới giờ toàn rơ miệng lưỡi bằng gạc drpapie nên thấy miệng lưỡi bé sạch không xuất hiện tưa nấm ạ

  13. Dương Bảo says:

    Trước mình hay tưa bằng rau ngót nhưng cũng k sạch lắm, giờ mình dùng gạc răng miệng Dr papie thấy yên tâm hơn.

  14. Hoa phượng says:

    Đúng là trc cho có các loại gạc phải giã lá cây ra rơ miệng cho con thấy mất công và mất vệ sinh thật. Giờ thì quá tiện mà hiệu quả lại cao nữa

0911225336 Zalo Facebook