Cách rơ lưỡi bằng lá hẹ cho bé mọc răng an toàn, hiệu quả

Ngay cả khi mẹ chưa có con, mẹ đã nghe rất nhiều câu nói “3 tháng 10 ngày rơ lưỡi lá hẹ mọc răng không sốt”. Đây chỉ là câu nói truyền miệng hay hẹ tốt thực sự? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết cách rơ lưỡi bằng lá hẹ an toàn nhất cho bé nhé.

Cách rơ lưỡi bằng lá hẹ
Rơ lưỡi bằng lá hẹ có giảm sốt mọc răng không là câu hỏi được rất nhiều mẹ thắc mắc

1. Vì sao rơ lưỡi lá hẹ mọc răng không sốt?

Được mệnh danh là “kháng sinh tự nhiên”, lá hẹ chắc chắn không làm các mẹ thất vọng. Theo các nghiên cứu đông – tây y kết hợp, lá hẹ có chứa hợp chất Sunfua, saponin, alicin, hoạt chất odorin có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, diệt khuẩn tốt. 

Theo quan điểm Dược cổ truyền, lá hẹ vị chua, mùi hơi hăng, tính ấm, được xếp vào vị thuốc quý. 

Cách rơ lưỡi bằng lá hẹ
Trẻ mọc răng thường sốt không cao, nhưng quấy khóc khiến mẹ mệt mỏi

Khi trẻ bắt đầu mọc răng, răng sẽ tách nướu (lợi) để dễ dàng đâm ra ngoài. Vết nứt này là “địa điểm lý tưởng” cho vi khuẩn, virus xâm nhập gây sưng viêm nướu. Viêm nướu là lý do chính khiến trẻ bị sốt.

Vì vậy, lá hẹ với hoạt tính kháng viêm, diệt khuẩn có tác dụng đối với trẻ sốt mọc răng.

2. Ưu điểm của dịch chiết lá hẹ?

Dịch chiết lá hẹ chứa kháng sinh tự nhiên

So với hoạt chất hóa dược, kháng sinh thực vật tác dụng không mạnh bằng, nhưng lại ít gây tác dụng phụ. Cùng điểm qua một số ưu điểm nổi bật của cách rơ lưỡi bằng lá hẹ nhé:

  • Hoạt lực đủ mạnh để diệt khuẩn, kháng nấm. Không tiêu diệt cả những lợi khuẩn như các chất kháng sinh hóa dược.
  • Bên cạnh làm sạch, dịch chiết lá hẹ còn giúp phòng và điều trị một số bệnh răng miệng. Điều này không có ở việc rơ lưỡi bằng nước muối thông thường.
  • Có chứa kháng sinh nhưng không gây tác dụng phụ, vì đây là kháng sinh thực vật.

Chính vì vậy, những năm gần đây, kháng sinh thực vật đang trở thành xu hướng. Thuốc và thực phẩm chức năng từ dược liệu ngày càng được ưa chuộng.

3. Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ an toàn

Cách rơ lưỡi bằng lá hẹ
Chi tiết cách rơ lưỡi bằng lá hẹ 

Bước 1: Chuẩn bị

  • Gạc rơ lưỡi: 1 chiếc gạc xỏ ngón hoặc miếng gạc (gạc xỏ ngón sẽ giúp mẹ rơ lưỡi thuận tiện hơn)
  • Dịch chiết lá hẹ: 
    • Dùng 1 nắm lá hẹ (khoảng 50g), rửa sạch bằng nước muối, để ráo.
    • Xay lá hẹ với 50ml nước lọc (50℃), lọc lấy dịch, bỏ bã.

Bước 2: Rơ lưỡi cho trẻ:

  • Rửa tay: Dùng cồn sát khuẩn hoặc xà phòng trước khi rơ lưỡi cho trẻ.
  • Đeo gạc vào ngón trỏ tay phải, sau đó bế trẻ trên tay trái, để đầu trẻ vào cánh tay, bàn tay trái kết hợp vỗ về trẻ.
  • Thấm gạc với dịch chiết vừa chuẩn bị và nhẹ nhàng rơ lưỡi.
  • Rơ phần lưỡi, nướu, răng và 2 bên má cho trẻ trong khoảng 1 phút.
Cách rơ lưỡi bằng lá hẹ
Cách rơ nướu cho bé bằng lá hẹ khá mất thời gian

Tuy nhiên, cách làm này có một số nhược điểm:

  • Mất thời gian, mẹ phải chuẩn bị khá lỉnh kỉnh.
  • Dịch chiết lá hẹ tươi nên mùi khá hăng, làm bé khó chịu chẳng hợp tác.
  • Mua lá hẹ và xay mỗi ngày khá tốn kém.

Vì vậy, giải pháp tuyệt vời cho mẹ bỉm hiện đại là gạc tẩm ẩm chứa dịch chiết lá hẹ. Bác sĩ Đinh Ngọc Hoa, Ths.Bs Lê Minh Trác và nhiều bác sĩ nhi khoa đều khuyên mẹ sử dụng gạc Dr.Papie. 
Như vậy, lá hẹ chứa “kháng sinh tự nhiên” là giải pháp thông minh cho các bố mẹ bỉm.Nếu mẹ có thắc mắc thêm vui lòng để lại phản hồi bên dưới bài viết hoặc gọi ngay hotline 0911.225.336 để được tư vấn kịp thời nhé.

5/5 - (2 bình chọn)

71 thoughts on “Cách rơ lưỡi bằng lá hẹ cho bé mọc răng an toàn, hiệu quả

  1. thinguyenbh0601@gmail.com says:

    Nhà m toàn dùng gạc rơ lưỡi của dr papie để rơ lưỡi cho con thôi.gạc này sạch và an toàn cho con lắm

Comments are closed.

0911225336 Zalo Facebook