Khi bé bị nấm lưỡi, bố mẹ thường có tâm lý lo lắng và muốn con nhanh khỏi. Tuy nhiên, mẹ cần hiểu rõ và lựa chọn cách trị nấm lưỡi ở trẻ khoa học, đảm bảo an toàn cho bé nhất. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này và có cách chữa nấm lưỡi cho bé hiệu quả, mẹ tham khảo bài viết tổng hợp dưới đây nhé!
1. Dấu hiệu trẻ bị nấm lưỡi
Bệnh nấm lưỡi ở trẻ do nấm Candida albicans gây ra với các dấu hiệu như:
- Xuất hiện nhiều chấm trắng, mảng trắng: Mẹ quan sát thấy trên lưỡi bé xuất hiện những đốm, mảng màu trắng đục lan rộng, bám chắc vào niêm mạc lưỡi, miệng, vòm họng.
- Miệng hôi: Trong quá trình phát triển, nấm trong miệng sẽ phân giải ra nhiều hợp chất có mùi khó chịu, tích tụ lâu ngày khiến miệng bé bị hôi.
- Bé lười ăn, bỏ bú: Nấm bao phủ bề mặt lưỡi khiến bé bị mất vị giác, thậm chí có thể khiến niêm mạc miệng bé bị tổn thương, đau nhức, nóng rát thường xuyên. Điều này làm bé khó khăn hơn trong việc ăn uống, hay chán bú, bỏ ăn.
Mẹ xem thêm bảng sau để hiểu rõ hơn bé nấm lưỡi ở mức độ nào nhé
Nấm lưỡi nhẹ | Nấm lưỡi nặng | |
Tính chất mảng trắng | Mảng trắng đục loang lổ, lan rộng | Nhiều mảng trắng có kích thước bằng hạt đậu, sần sùi, tập trung thành từng đám |
Vị trí | Chủ yếu ở bề mặt lưỡi | Không chỉ có trên lưỡi mà còn an ra cả khoang miệng, vòm họng, má trong,… |
Trẻ bị nấm lưỡi không nguy hiểm, nếu bé bị nấm lưỡi nhẹ vì khi đó nấm còn chưa ăn sâu, lan rộng vào niêm mạc, ít gây đau đớn cho trẻ. Nếu mẹ áp dụng các phương pháp chữa trị phù hợp, bé sẽ khỏi sau 7-10 ngày.
Tình trạng chỉ trở nên nghiêm trọng hơn khi bé bị nấm lưỡi nặng. Lúc này nấm đã sinh sôi quá mức làm bé đau nhức thường xuyên, có thể lây sang các cơ quan trong cơ thể gây nên những bệnh nguy hiểm hơn, ví dụ: lây xuống phổi gây viêm phổi, lây xuống cơ quan tiêu hóa gây tiêu chảy,… Trường hợp này mẹ cần tham khảo sự tư vấn của bác sĩ, bệnh sẽ khỏi sau khoảng 2 tuần – 1 tháng.
2. Cách trị nấm lưỡi ở trẻ bằng phương pháp dân gian
Cách trị nấm lưỡi ở trẻ theo dân gian áp dụng cho bé bị nấm lưỡi nhẹ. Các phương pháp này đều sử dụng những nguyên liệu dễ tìm, dễ thực hiện mà lại hiệu quả nên được nhiều mẹ tin dùng.
2.1 Trị nấm lưỡi cho bé bằng nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý được coi là “bảo bối” trong lĩnh vực chăm sóc răng miệng bởi tác dụng làm sạch, kìm nấm và tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả. Ngoài ra nó còn an toàn và không gây kích ứng cho bé, mẹ có thể yên tâm dùng để trị nấm lưỡi ở trẻ.
Cách trị:
- Cách chuẩn bị dịch:
- Bước 1: Lấy 9g muối tinh (khoảng 2 thìa cà phê) hòa tan hoàn toàn vào 1 lít nước sôi để nguội.
- Bước 2: Đổ khoảng 100ml dung dịch vừa pha ra cốc nhỏ, dùng gạc rơ lưỡi thấm đẫm nước muối sinh lý để rơ miệng cho bé.
- Tần suất: 2-3 lần/ngày
Lưu ý:
- Mẹ cần pha đúng liều lượng để đảm bảo nồng độ 0,9% để nước muối sinh lý phát huy hiệu quả tốt nhất.
- Có thể sử dụng nước muối đóng chai để đảm bảo vệ sinh và nồng độ.
2.2 Trị nấm lưỡi cho bé bằng NaHCO3
NaHCO3 (tên gọi khác là thuốc muối, baking soda) có tính kiềm, ngăn chặn sự sinh sôi phát triển của vi nấm Candida bởi chúng ưa sống ở môi trường acid. Theo nhiều nghiên cứu, thuốc muối khiến chân nấm không bám được vào niêm mạc miệng, giúp hạn chế lây lan và điều trị nấm lưỡi hiệu quả. Với liều lượng thích hợp, NaHCO3 là vị thuốc tuyệt vời bảo vệ bé khỏi bệnh nấm lưỡi.
Cách trị:
- Cách chuẩn bị dịch:
- Bước 1: Lấy khoảng 1 thìa cà phê NaHCO3 rồi hòa tan hoàn toàn vào 200ml nước sôi để nguội.
- Bước 2: Dùng gạc rơ lưỡi thấm vào dung dịch vừa pha rồi rơ miệng nhẹ nhàng cho bé.
- Tần suất: 2-3 lần/ngày.
Lưu ý:
- Hàm lượng NaHCO3 trong dung dịch phải đạt chuẩn, tối đa 250mg/lần, sử dụng tối đa 3 lần/ngày để tránh gây tác dụng không mong muốn đến răng miệng trẻ.
- Mẹ nên sử dụng các loại gạc được tẩm sẵn NaHCO3 với hàm lượng trong ngưỡng cho phép để đảm bảo an toàn cho bé.
2.3 Trị nấm lưỡi cho bé bằng lá hẹ
Qua nhiều nghiên cứu, lá hẹ được chứng minh có tác dụng kháng nấm, chống viêm, diệt khuẩn tốt do có chứa nhiều hoạt chất kháng sinh tự nhiên như allicin, sunfua, odorin,… Đây là loại thảo dược lành tính và rất an toàn cho trẻ sơ sinh. Sử dụng dịch chiết lá hẹ để rơ miệng là cách trị nấm lưỡi cho bé hiệu quả mà mẹ nên dùng.
Cách trị:
- Cách chuẩn bị dịch:
- Bước 1: Chuẩn bị một nắm lá hẹ tươi (khoảng 15-20 lá) rửa sạch, xay nhuyễn với 50ml nước sôi để nguội, lọc lấy dịch chiết.
- Bước 2: Dùng gạc rơ lưỡi thấm vào dịch chiết rồi rơ miệng nhẹ nhàng cho bé.
- Tần suất: 2-3 lần/ngày, sau ăn 2 giờ.
Lưu ý:
- Sử dụng lượng lá hẹ vừa đủ, tránh dùng quá nhiều sẽ khiến bé bị tiêu chảy.
- Dịch chiết lá hẹ sẽ để lại màu xanh trong miệng bé, mẹ nên cho bé uống nước sau khi rơ 30 phút để tránh làm miệng bé có màu.
2.4 Trị nấm lưỡi cho bé bằng trà xanh
Từ lâu lá trà xanh đã là một loại thức uống, một phương thuốc phổ biến có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch. Trong lá chè xanh chứa Flour giúp ngừa mảng bám, ngoài ra còn chứa polyphenol, catechin có khả năng kháng khuẩn, ức chế vi nấm, vi khuẩn gây bệnh răng miệng. Do đó, cách chữa nấm lưỡi ở trẻ bằng nước trà xanh được nhiều mẹ tin dùng.
Cách trị:
- Cách chuẩn bị dịch:
- Bước 1: Lấy một nắm lá trà xanh (khoảng 10 lá) rửa sạch, cho vào nồi cùng vài hạt muối, thêm 200ml nước, đun sôi, lấy phần nước ra để nguội.
- Bước 2: Dùng gạc rơ lưỡi thấm vào dịch nước chè rồi rơ miệng nhẹ nhàng cho bé.
- Tần suất: 2-3 lần/ngày.
Lưu ý:
- Các chuyên gia khuyến cáo chỉ dùng lá trà xanh cho bé trên 6 tháng tuổi.
- Trong lá chè có chứa cafein gây kích thích thần kinh, khiến bé khó ngủ về đêm, hay quấy khóc hơn do đó mẹ không nên sử dụng phương pháp này dài ngày.
2.5 Trị nấm lưỡi cho bé bằng cỏ nhọ nồi
Cỏ nhọ nồi (hay cỏ mực) là vị thuốc dân gian hay được cha ông ta sử dụng. Một số nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, trong cỏ mực có chứa chất ecliprostin và nhiều terpenoid có tác dụng kháng khuẩn, kiềm nấm nên hiệu quả trong việc chữa nấm miệng cho trẻ.
Cách trị:
- Cách chuẩn bị dịch:
- Bước 1: Lấy khoảng 10g lá nhọ nồi tươi, rửa sạch, xay nhuyễn với 10ml nước sôi để nguội, lọc lấy dịch chiết.
- Bước 2: Dùng gạc rơ lưỡi thấm vào dịch chiết rồi rơ miệng nhẹ nhàng cho bé.
- Tần suất: 2-3 lần/ngày.
Lưu ý: Mẹ nên cho bé uống nước sau khi rơ lưỡi 30 phút để màu đen của dịch chiết cỏ mực không bám vào lưỡi bé.
2.6 Trị nấm lưỡi cho bé bằng sữa chua
Trong sữa chua có chứa hàng tỷ các vi khuẩn có lợi, giúp hệ vi sinh vật trong miệng bé cân bằng trở lại. Điều này khiến nấm Candida không còn điều kiện thuận lợi để phát triển, đẩy lùi bệnh nấm lưỡi ở trẻ.
Cách trị:
- Cách chuẩn bị dịch:
- Bước 1: Lấy khoảng 30ml sữa chua cho vào cốc nhỏ.
- Bước 2: Dùng gạc rơ lưỡi thấm sữa chua rồi rơ miệng nhẹ nhàng cho bé.
- Tần suất: 2-3 lần/ngày.
Lưu ý:
- Theo lời khuyên của các chuyên gia, mẹ chỉ nên dùng sữa chua cho trẻ trên 6 tháng tuổi do khi đó hệ tiêu hóa của bé đã hoàn thiện.
- Mỗi ngày chỉ sử dụng tối đa 100ml sữa chua để tránh làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.
2.7 Trị nấm lưỡi cho bé bằng mật ong
Mật ong có chứa lượng đường lớn, giúp ức chế sự phát triển của vi sinh vật trong miệng trẻ. Ngoài ra đường glucose trong mật ong còn được oxy hóa, có khả năng phá hủy thành tế bào và tiêu diệt tận gốc vi nấm, vi khuẩn. Do đó, cách trị nấm lưỡi ở trẻ bằng mật ong là một phương pháp hiệu quả giúp trẻ khỏi nấm lưỡi.
Cách trị:
- Cách chuẩn bị dịch:
- Bước 1: Lựa chọn mật ong nguyên chất, lấy khoảng 10ml cho vào một cốc nhỏ.
- Bước 2: Dùng gạc rơ lưỡi thấm vào dịch chiết rồi rơ miệng nhẹ nhàng cho bé.
- Tần suất: 2-3 lần/ngày.
Lưu ý:
- Khi vào trong cơ thể, mật ong sẽ gây sản sinh ra độc tố clostridium botulinum có hại với trẻ có hệ miễn dịch yếu, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Do đó mẹ chỉ nên sử dụng phương pháp này cho trẻ trên 1 tuổi.
- Hiện nay mật ong trên thị trường bị pha tạp rất nhiều. Để nhận biết mật ong có nguyên chất hay không, mẹ hòa tan vào trong nước nguội. Nếu là mật ong nguyên chất, dung dịch sẽ không tan và lắng xuống đáy cốc, trong khi mật ong đã lẫn tạp sẽ tan nhanh và nhiều hơn.
2.8 Trị nấm lưỡi cho bé bằng rau ngót
Trong dân gian, rau ngót là loài cây thông dụng được ông cha sử dụng để trị nấm lưỡi ở trẻ. Nó có tác dụng tăng sức đề kháng và kháng nấm hiệu quả đặc biệt với loài Candida albicans, là phương thuốc tốt dùng để trị nấm lưỡi ở trẻ.
Cách trị:
- Cách chuẩn bị dịch:
- Bước 1: Lấy khoảng 200g lá rau ngót tươi, rửa sạch, xay nhuyễn với 50ml nước sôi để nguội, lọc lấy dịch chiết.
- Bước 2: Dùng gạc rơ lưỡi thấm vào dịch chiết rồi rơ miệng nhẹ nhàng cho bé.
- Tần suất: 2-3 lần/ngày, sau ăn 2 giờ.
Lưu ý: Trong lá ngót có chứa kim loại nặng một số chất kháng dinh dưỡng. Bé sử dụng quá nhiều rau ngót tươi có thể bị nhiễm độc hoặc gây tổn thương phổi. Mẹ lưu ý sử dụng lượng rau ngót vừa đủ và tránh dùng lâu ngày để trị nấm lưỡi cho con.
Các cách trị nấm lưỡi ở trẻ bằng phương pháp dân gian có những ưu nhược điểm sau:
Ưu điểm:
- Các nguyên liệu dễ tìm, dễ mua với chi phí phải chăng.
- Phần lớn đều lành tính, thân thiện với trẻ em.
Nhược điểm:
- Chuẩn bị lích kích, tốn nhiều thời gian.
- Khó đảm bảo được vệ sinh trong quá trình sơ chế và chất lượng nguồn nguyên liệu.
- Mẹ gặp khó khăn trong việc kiểm soát được lượng dùng, nồng độ phù hợp để đảm bảo an toàn cho bé, tránh gây tác dụng phụ.
Cách trị nấm lưỡi bằng các bài thuốc dân gian trên áp dụng trong trường hợp trẻ bị nấm lưỡi nhẹ. Phương pháp này dễ thực hiện, an toàn với bé tuy nhiên lại mất nhiều công sức để chuẩn bị. Để tiết kiệm thời gian, mẹ nên lựa chọn các loại gạc rơ lưỡi có tẩm sẵn dịch kháng nấm vừa đảm bảo được vệ sinh, hiệu quả, vừa tiện lợi cho mẹ.
3. Cách trị nấm lưỡi ở trẻ bằng gạc kháng nấm
Các loại gạc kháng nấm đã được tẩm sẵn dịch kháng nấm, thiết kế tiện lợi chỉ cần đeo vào ngón tay nên mẹ sử dụng rất dễ dàng. Có 3 loại gạc kháng nấm dạng xỏ ngón phổ biến nhất hiện nay là:
3.1 Gạc răng miệng Dr.Papie
Gạc răng miệng Dr.Papie là gạc rơ lưỡi ĐẦU TIÊN tại Việt Nam có tẩm dịch kháng nấm và được Bộ Y tế cấp phép trong chăm sóc và hỗ trợ điều trị các vấn đề về răng miệng cho trẻ. Gạc đảm bảo sạch – vô khuẩn nhờ tiệt trùng 2 lần bằng tia Gamma, đóng từng gói riêng biệt và sử dụng nguồn nguyên liệu sạch 100%.
Thành phần, tác dụng:
- Dịch chiết lá hẹ: Chứa nhiều kháng sinh tự nhiên giúp kháng nấm, kháng khuẩn, chữa nấm lưỡi.
- NaHCO3: Chống nấm, ngăn nấm bám lên bề mặt lưỡi, trị nấm miệng.
- NaCl: Kháng khuẩn, làm sạch răng miệng.
- Xylitol: Là đường lên men tự nhiên giúp loại bỏ mảng bám, chống sâu răng, có vị ngọt dịu phù hợp với trẻ.
Giá thành: Mỗi hộp gạc răng miệng Dr.Papie 30 gói có giá khoảng 110.000 đồng.
3.2 Gạc răng miệng Bee Kids
Gạc răng miệng Bee Kids các tác dụng làm sạch và chữa nấm lưỡi ở trẻ em nhờ thành phần Nano bạc.
Thành phần, tác dụng:
- Nano bạc: Giúp kháng nấm, kháng khuẩn kéo dài, kìm hãm sự phát triển của nấm trong miệng bé.
- Glycerol: Tiêu diệt vi nấm gây bệnh nấm lưỡi.
- Xylitol: Là đường lên men tự nhiên giúp loại bỏ mảng bám, chống sâu răng, có vị ngọt dịu phù hợp với trẻ.
Giá thành: Mỗi hộp gạc răng miệng Bee Kids 36 gói có giá khoảng 90.000 đồng.
3.3 Gạc răng miệng Dr.Care
Gac răng miệng Dr.Care giúp làm sạch khoang miệng bé, loại bỏ và tiêu diệt nấm và vi khuẩn trong khoang miệng nhờ sự kết hợp của nhiều thành phần tự nhiên. Gạc được hấp tiệt trùng để đảm bảo vô khuẩn, an toàn cho bé trước khi đóng gói.
Thành phần, tác dụng:
- Dịch chiết lá hẹ: Chứa nhiều kháng sinh tự nhiên giúp kháng nấm, diệt khuẩn, chữa nấm lưỡi.
- Dịch chiết lá chè xanh: Tăng cường miễn dịch, ức chế vi nấm sinh sôi.
- Dịch chiết lá rau ngót: Giải độc, tiêu viêm, kìm nấm.
- NaCl: Kháng khuẩn, làm sạch răng miệng.
Giá thành: Mỗi hộp gạc răng miệng Dr.Care 35 gói có giá khoảng 110.000 đồng.
Các loại gạc kháng nấm trên có cùng cách dùng, chỉ khác nhau về thành phần, giá cả và nhà sản xuất.
Cách thực hiện chung:
- Bước 1: Mẹ lấy một miếng gạc ra khỏi túi, xỏ vào ngón tay trỏ.
- Bước 2: Rơ lưỡi nhẹ nhàng khắp khoang miệng cho bé.
Tần suất: Sử dụng gạc kháng nấm rơ lưỡi cho bé 3-4 lần mỗi ngày.
Ưu điểm của gạc răng miệng
- Kết hợp nhiều thành phần kháng nấm: Các loại gạc trên đều là sự kết hợp của 3-4 thành phần, mang lại hiệu quả chữa nấm vượt trội.
- Sử dụng dễ dàng, tiện lợi: Gạc kháng nấm được tẩm sẵn dịch chiết, mẹ chỉ cần lấy gạc từ túi đeo gạc vào ngón tay là đã có thể rơ lưỡi cho bé rồi.
- Đảm bảo an toàn: Mỗi gạc đều được đóng gói riêng và sử dụng công nghệ tiệt trùng tiên tiến, đảm bảo vô khuẩn.
Nhược điểm của gạc răng miệng: Giá thành cao hơn so với các phương pháp khác.
Sử dụng gạc kháng nấm là cách trị nấm lưỡi ở trẻ vừa hiệu quả, vừa đảm bảo an toàn và tiện lợi. Mẹ nên sử dụng chúng trong các trường hợp sau:
- Nấm lưỡi nhẹ: Rơ lưỡi cho trẻ hàng ngày.
- Nấm lưỡi nặng: Sử dụng thuốc trị nấm theo hướng dẫn của bác sĩ kết hợp với gạc kháng nám để giúp bé nhanh khỏi, giảm thời gian sử dụng thuốc.
4. Thuốc trị nấm lưỡi ở trẻ
Sử dụng thuốc kháng nấm là các trị nấm lưỡi ở trẻ hiệu quả nhất do nó giúp tiêu diệt triệt để nấm trong khoang miệng bé. Tuy nhiên để sử dụng thuốc an toàn, mẹ cần sự tư vấn và chỉ định của các chuyên gia y tế. Có 2 loại thuốc kháng nấm được sử dụng nhiều nhất hiện nay là:
4.1 Bột Nystatin
Tác dụng: Nystatin là loại thuốc trị nấm lưỡi có khả năng kìm hãm sự phát triển, diệt nấm Candida trên niêm mạc lưỡi, miệng. Đây là loại thuốc chống nấm an toàn với trẻ em và được nhiều bác sĩ khuyên dùng.
Cách sử dụng:
- Bước 1: Hòa tan bột thuốc trong khoảng 4 thìa nước sôi để nguội.
- Bước 2: Lấy gạc rơ lưỡi thấm đều dung dịch thuốc rồi rơ khắp khoang miệng cho bé.
Liều dùng:
- Với trẻ sơ sinh: Dùng ½ gói 1g mỗi lần, dùng 2 lần/ngày.
- Với trẻ dưới 5 tuổi: Dùng 1 gói 1g mỗi lần, thực hiện 2 lần/ngày.
- Với trẻ bị tưa lưỡi nặng: Mẹ rơ lưỡi bằng thuốc 3-4 lần/ngày cho bé.
Lưu ý:
- Sau khi quan sát thấy bé đã hết triệu chứng nấm lưỡi, mẹ cần duy trì rơ lưỡi cho bé bằng Nystatin ít nhất 2 ngày để tránh làm bệnh tái phát.
- Pha thuốc với lượng nước vừa đủ, pha quá loãng sẽ không đủ lượng thuốc cần để phát huy đầy đủ tác dụng.
- Khi sử dụng Nystatin quá 14 ngày mà bé các dấu hiệu nấm không giảm bớt, mẹ cần đưa bé đến gặp chuyên gia y tế để khám chữa bệnh.
4.2 Gel Miconazol
Tác dụng: Miconazole là thuốc kháng nấm dạng gel lỏng, có tác dụng kìm hãm sự phát triển của nấm, diệt nấm nhanh chóng. Loại thuốc này được nhiều bác sĩ tin tưởng và kê đơn để trị nấm lưỡi cho bé.
Cách sử dụng: Đeo gạc rơ lưỡi vào tay, lấy lượng gel vừa đủ, rơ đều thuốc lên lưỡi bé.
Liều dùng:
- Mỗi lần dùng 1,25ml gel (khoảng ¼ thìa cà phê)
- Bôi cho bé 1 lần/ngày sau khi ăn.
Lưu ý:
- Sau khi thấy các dấu hiệu nấm lưỡi của trẻ biến mất, mẹ duy trì bôi thuốc Miconazole cho bé ít nhất một tuần để tránh tái phát.
- Sử dụng lượng gel vừa đủ, nếu sử dụng quá nhiều, bé nuốt xuống có thể gây tắc nghẽn cổ họng khiến bé ngạt thở.
Cách chữa nấm lưỡi cho bé bằng thuốc trị nấm có những ưu nhược điểm sau:
- Ưu điểm: Ngăn chặn và tiêu diệt triệt để nấm trong miệng bé, giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh nấm miệng.
- Nhược điểm:
- Cần có sự hướng dẫn của bác sĩ trước khi dùng thuốc bởi nếu không được sử dụng đúng cách, tình trạng nấm lưỡi ở trẻ sẽ trở nên nặng hơn và khó chữa hơn trong những lần nhiễm nấm sau này.
- Có thể gây kích ứng, kèm theo một số tác dụng phụ như khó thở, nổi mẩn, buồn nôn,…
Cách trị nấm lưỡi ở trẻ bằng thuốc kháng nấm chỉ nên dùng khi bé bị nấm lưỡi nặng. Chúng đem đến hiệu quả chữa nấm vượt trội nhưng lại có khả năng gây ra nhiều tác dụng không mong muốn. Để bé không phải sử dụng thuốc kéo dài, mẹ nên dùng thuốc kết hợp với gạc kháng nấm để giúp bé nhanh khỏi hơn.
5. Mẹo giúp bé nhanh khỏi nấm lưỡi
Ngoài các cách trị nấm lưỡi ở trẻ đã nêu, mẹ cần nắm chắc những mẹo sau đây để việc chăm sóc bé trở nên dễ dàng, giúp bé nhanh khỏi bệnh hơn nhé!
- Thời điểm rơ lưỡi: Cũng giống như người lớn, có 2 thời điểm “vàng” để rơ lưỡi cho bé là sau khi bé ngủ dậy buổi sáng và trước khi bé đi ngủ buổi tối. Lý do là bởi đây là khoảng thời gian miệng bé tích tụ nhiều chất bẩn và cần vệ sinh nhất trong ngày. Có một lưu ý nhỏ cho mẹ là nên rơ cho trẻ sau khi ăn xong 1 tiếng, tránh rơ lúc bé no vì rất dễ gây nôn trớ.
- Không cậy những chấm trắng trên lưỡi: Các mảng nấm trắng đã ăn sâu vào niêm mạc lưỡi trẻ vì vậy mẹ tuyệt đối không được cạo chúng đi vì sẽ gây chảy máu, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng.
- Vệ sinh tay bé: Tay bé có thể bị dính nấm từ khắp mọi nơi. Nếu bé đưa tay lên miệng sẽ làm nấm lây sang khiến việc chữa nấm lưỡi không thể dứt điểm. Mẹ cần đảm bảo tay bé luôn sạch sẽ bằng cách rửa tay thường xuyên sau khi ăn, sau khi chơi,…
- Bổ sung thực phẩm, dinh dưỡng: Mẹ tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách cho bé uống nước ép hoa quả thường xuyên. Ngoài ra mẹ nên cho bé ăn sữa chua, váng sữa mỗi ngày 1 hộp để bổ sung lợi khuẩn cho cơ thể, giúp cân bằng lại hệ vi sinh trong khoang miệng bé, đẩy lùi nấm miệng.
- Không cho bé bú mẹ: Miệng bé bị nấm khi bú mẹ sẽ khiến núm ti mẹ bị nhiễm nấm theo. Trong thời gian chữa nấm lưỡi, mẹ nên vắt sữa ra bình cho bé ăn.
- Vệ sinh đồ dùng của bé: Đồ vật xung quanh bé có nguy cơ cao bị nhiễm nấm, do đó mẹ cần làm sạch bình sữa, núm ti giả, đồ chơi,… của bé thường xuyên để tránh lây lại làm nấm lưỡi tái phát.
Bé yêu bị nấm lưỡi là tình trạng phổ biến, mẹ cần để ý các dấu hiệu và thực hiện đúng theo các cách trị nấm lưỡi ở trẻ trên đây để bé chóng khỏi và không tái phát. Nếu còn bất cứ băn khoăn gì về vấn đề này, mẹ để lại phản hồi bên dưới hoặc liên hệ với chuyên gia của Dr.Papie qua hotline 0911.225.336 để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.
Bé nhà e thi thoảng cũng hay bị cặn sữa bám trên lưỡi khiến con hay bỏ bú, nhưng từ khi dùng gạc Dr Papie rơ đều đặn hàng ngày thì tình trạng đó cải thiện hẳn
Nhà mình đã có gạc rơ lưỡi dr papie cho bé yêu rồi
Có nhiều cách trị nấm lưỡi quá.nhưng mk thấy dùng gạc Dr papie là yên tâm, sạch sẽ,hợp vệ sinh nhất.và còn tiện lợi nữa
Cảm ơn dược sĩ và chuyên gia đã chia sẻ kinh nghiệm hay cho các mẹ
Nấm lưỡi rất lâu khỏi, mình phải bôi thuốc và rơ lưỡi hàng ngày cho con bằng gạc răng miệng Dr papie mới ổn.
May bé nhà em không bị nhưng thông tin rất bổ ích em phải lưu lại cho bé em. Phòng khi cần
Thật may mắn bé nhà mình chưa bị nấm lưỡi .đọc bài viết này mình có thêm kiến thức chăm con
Trộm vía bé nhà mik kg bị nấm lưỡi.nhưng mik vẫn vệ sinh răng miệng hằng ngày cho con bằng gạc Drpapie,trvia miệng bé lúc nào cũng sạch k hôi miệng,nấm hay tưa j cả
Bài viết rất hữu ích
Dùng gạc của dr papie vệ sinh cho con mình thấy sạch sẽ và yên tâm hơn
Mình dùng gạc dr.papie cho con nên k lo con bị nấm lưỡi
Ngày trước mình dã lá hẹ. Nhưng giờ mình dùng gạc drpapie tưa thấy nhanh sạch
Cám ơn dược sỹ đã chia sẻ thông tin hữu ích
Có nhiều sản phẩm trị dưa lưỡi quá ah.cảm ơn dược sĩ chia sẻ bài viết
Nhà mình cho bé dùng gạc drpapie từ lúc mới sinh tới giờ luôn ạ,gạc dùng sạch miệng cho bé lắm ạ
Nhà mình rơ lưỡi cho bé bằng gạc drpapie nên con mình k bị các loại nấm lưỡi
Công nhận là dùng gạc dr.papie hiệu quả thật c ạ. Nhà e cũng dùng thừ khi bé mới sinh
Nhà mình lựa chọn gạc drpapie dung cho con đúng là lựa chọn đúng đắn
Trước nhà mình hay dùng lá rau ngót nhưng giờ đã có gạc drpapie rồi
Cảm ơn chuyên gia đã chia sẻ mk đang dùng gạc drpapie vệ sinh miệng lưỡi cho bé
Nhà mk trk hay rơ lá hẹ cho con nhưng nước lá hẹ có mùi hăng nên con hay bị nôn mỗi lần rơ. Sau mk mua loại gạc rơ lưỡi dr papie về dùg thời gian cho con thấy nắm miệng cải thiện dần.thật là chim ưng quá các mẹ ạ
Gạc drpapie được đóng gói riêng lẻ và tiệt trùng 2lần. Dùng thích lắm ạ. Chỉ cần bóc ra xỏ vào ngón tay là rơ miệng cho con mà không lo bị tuột
Nhà mình đag dùng gạc drpapie rất hiệu quả
gạc vừa ngón tay rơ lưỡi cho bé sạch và mềm lắm ạ
Bé nhà mình dùng mỗi gạc drpapie từ nhỏ.nên không bị vấn đề răng miệng bao giờ
Mình dùng gạc papie từ lúc con mới sinh tới h trộm vía bé k bị tưa hay nấm j cả
Tương đâu ,đơn giản mà bệnh về răng miệng cua con dũng nguy hiểm thật
Con nhà mk cũng đang dùng. Mk thấy tiện lợi và hiệu quả lắm .gạc có tẩm sẵn dịch chiết lá hẹ nên yên tâm dùng cho con hơn
Mk có dùg loại gạc rơ lưỡi dr papie cho bé. Mk thấy rơ sạch mà tiện lm. Chỉ việc bóc ra xỏ ngón rồi rơ cho con.các mẹ có con nhỏ nên tham khảo dùg
Nhiều cách để trị nấm miệng cho con quá. Cảm ơn chuyên gia đã chia sẻ
Dùng lá cây để rơ miệng cho con cũng tốt nhưng mình không có thời gian nên mình dùng gạc drpapie rơ miệng hàng ngày cho con thôi
K ngờ nấm lưỡi lại có nhiều cách trị đến vậy.nhưng sữa chua trị đc nấm thì mik mới nge lần đầu tiên đó ạ.
Dùng lá cây để rơ miệng cho con cũng tốt nhưng mình không có thời gian nên mình dùng gạc drpapie rơ miệng hàng ngày cho con thôi