Cách làm sạch cặn sữa trong miệng trẻ sơ sinh

Cặn sữa trong miệng trẻ sơ sinh là vấn đề thường gặp trong giai đoạn 0 – 3 tuổi. 

Cặn sữa trong miệng trẻ sơ sinh trông như thế nào?

Cặn sữa trong miệng bé là những mảng trắng trên lưỡi, không gây đau, dễ lau sạch, có mùi hơi chua. Tuy nhiên cặn sữa dễ nhầm với tưa lưỡi vì đều có các mảng trắng ở lưỡi, bố mẹ cần chú ý phân biệt thông qua các dấu hiệu sau:

Dấu hiệu nhận biết cặn sữa

Dấu hiệu nhận biết tưa lưỡi

  • Mảng trắng chỉ nằm trên bề mặt lưỡi và không lan rộng.
  • Dễ lau sạch.
  • Không gây đau.
  • Khi cặn sữa hình thành lớp dày sẽ khiến bé bỏ bú do mất vị giác. Khi được lau sạch, bé sẽ bú lại bình thường.
  • Chấm trắng xuất hiện ở đầu lưỡi sau đó lan rộng khắp khoang miệng.
  • Khó lau sạch vì mảng tưa lưỡi ăn sâu vào bề mặt lưỡi.
  • Gây đau, rát miệng khiến bé quấy khóc, khó chịu.
  • Khô, nứt khóe môi.
  • Bé bỏ bú.

Cặn sữa trong miệng trẻ sơ sinh

Vì sao trẻ sơ sinh bị cặn sữa trong miệng?

Cặn sữa bản chất là sữa đọng lại trên lưỡi bé sau khi bé ti hoặc bé trớ nhưng không được làm sạch. Các trường hợp bé dễ bị cặn sữa:

Vì sao bé bị cặn sữa?
Vì sao bé bị cặn sữa?
  • Bé bú sữa ngoài sẽ bị cặn sữa nhiều hơn bé ti sữa mẹ hoàn toàn vì sữa công thức đặcdễ lắng đọng hơn
  • Bé ngậm sữa khi đang ngủ dễ bị cặn sữa hơn vì sữa thời gian sữa lắng đọng ở miệng lâu hơn. 
  • Bé không được vệ sinh răng miệng ít nhất 1 lần/ ngày 

Vệ sinh răng miệng hàng ngày – Cách xử lý cặn sữa cho bé

Theo khuyến cáo của các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung Ương, mẹ nên làm sạch răng miệng bé bằng cách rơ lưỡi 2 lần/ngày với gạc rơ lưỡi. Cơ chế tự làm sạch miệng bé còn kém do các tuyến nước bọt hoạt động yếu nên bé không tự rửa sạch được cặn sữa trên lưỡi, miệng. Vì vậy, việc vệ sinh răng miệng hàng ngày là giải pháp hiệu quả và an toàn nhất để xử lý cặn sữa cho bé và phòng các bệnh răng miệng.

Thời điểm rơ lưỡi thích hợp nhất cho bé

Thời điểm thích hợp để rơ lưỡi cho bé là vào buổi sáng sau khi ti sữa và buổi tối trước khi đi ngủ để làm sạch cặn thức ăn tích tục trong ngày. Mẹ chú ý nên rơ lưỡi sau khi ăn khoảng 1h – 2h tránh bé quấy khóc gây nôn trớ thức ăn.

Rơ lưỡi cho bé bằng gì?

Hiện trên thị trường có bán 2 loại gạc rơ lưỡi cho bé: gạc tẩm sẵn dịch và gạc khô. Dưới đây là ưu nhược điểm của từng phương pháp giúp mẹ tham khảo và dễ dàng lựa chọn hơn 

Tiêu chíDùng gạc tẩm sẵn dịch

Dùng gạc khô

Tiện lợiTiện lợi hơn vì đã thấm sẵn dịch rơ lưỡi, mẹ chỉ cần bóc vỏ và tiến hành rơ lưỡi được ngay. Kém tiện lợi vì mẹ cần thời gian chuẩn bị dịch tẩm gạc, dịch rơ lưỡi. 
Hiệu quảHiệu quả cao vì chúng được kết hợp từ nhiều thành phần kháng khuẩn, chống nấm như lá hẹ, muối, xylitol, thuốc muối giúp tăng cường tác dụng. Hiệu quả kém hơn vì thường mẹ chỉ sử dụng gạc khô kèm với nước muối sinh lý. 
An toànĐảm bảo vô khuẩn vì gạc và dịch tẩm đều được hấp tiệt trùng, được kiểm tra chất lượng từ cơ quan quản lý.Gạc, dịch rơ lưỡi hầu như  không được hấp tiệt trùng, dễ chứa vi khuẩn, vi nấm gây hại cho bé. 
Giá thànhGiá thành cao khoảng từ 3000 – 4000 đồng/ 1 lần rơ lưỡi Giá thành rẻ khoảng từ 500 đồng/ 1 lần rơ lưỡi. 

Dù có giá thành cao hơn nhưng gạc răng miệng tẩm ẩm là lựa chọn tin cậy của mẹ Việt vì nó giúp mẹ dễ dàng vệ sinh răng miệng cho bé hàng ngày. Gạc tẩm ẩm đem đến nhiều ưu điểm hơn hẳn so với phương pháp rơ lưỡi bằng gạc khô trước đó. Mặc dù giá thành của gạc tẩm ẩm cao hơn gạc khô nhưng lại rất hợp lý, chỉ 3000 – 4000 đồng cho nhiều điểm cộng với sức khỏe của bé.

  • Mẹ xem thêm: Gạc tẩm ẩm sáng chế độc quyền cho bé

Cặn sữa trong miệng trẻ sơ sinh

Cách rơ lưỡi cho bé

Tuy rơ lưỡi cho bé không quá phức tạp nhưng đòi hỏi sự khéo léo của mẹ vì bé hay quấy khóc và không hợp tác khi rơ gây áp lực cho cả hai mẹ con. Dưới đây là 4 bước rơ lưỡi để vệ sinh răng miệng bé hàng ngày: 

  • Bước 1 – Vệ sinh tay sạch sẽ: Mẹ rửa tay sạch bằng cồn, dung dịch rửa tay để ngăn vi khuẩn từ tay mẹ nhiễm vào miệng bé. 
  • Bước 2 – Chuẩn bị gạc rơ lưỡi: Mẹ đeo gạc vào ngón tay trỏ hoặc út cho vừa vặn. Nếu gạc chưa được tẩm ẩm, mẹ chuẩn bị thêm nước muối sinh lý, dung dịch rơ lưỡi để sử dụng kèm.  
  • Bước 3 – Tiến hành rơ lưỡi: Mẹ rơ lưỡi cho bé theo thứ tự lần lượt như sau: 2 bên lợi và nướu, tiếp đến 2 má và vòm họng. 

Cặn sữa trong miệng trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Cặn sữa trong miệng là vấn đề thường gặp, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của bé nếu mẹ áp dụng cách chăm sóc đúng, vệ sinh hàng ngày từ 1 -2 lần. 

Cặn sữa đọng lại lâu ngày trong miệng là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển gây nên bệnh đường miệng như tưa lưỡi, viêm nướu,… Hơn nữa, mảng cặn sữa dày bám trên lưỡi sẽ che lấp các gai vị giác ở lưỡi khiến bé không cảm nhận được vị thức ăn khiến bé chán ăn. Nhưng khi được làm sạch cặn sữa trong miệng, bé sẽ ăn trở lại.

Lưu ý khi bé bị cặn sữa

Cặn sữa không gây nguy hiểm cho bé nhưng mẹ đừng chủ quan vì niêm mạc miệng của bé rất nhạy cảm đó. Mẹ xem thêm một số mẹo nhỏ này để giúp bé nhanh hết cặn và an toàn hơn nhé!:

    • Mẹ không nên chà mạnh lưỡi bé hoặc cho tay vào sâu trong họng bé khi rơ vì sẽ khiến bé đau hoặc nôn.
    • Mỗi gạc rơ lưỡi chỉ sử dụng 1 lần, không được dùng lại gạc cũ.
    • Không dùng tay hoặc các vật cứng để cạo cặn sữa vì sẽ khiến bé đau, gây tổn thương nướu lợi, lưỡi, thậm chí gây chảy máu.
    • Vệ sinh tay bé sạch sẽ tay bé sau khi bé ăn, chơi hoặc 3 lần/ ngày để tránh vi khuẩn từ tay xâm nhập vào miệng bé miệng bé.
    • Vệ sinh sạch sẽ đồ chơi của bé 1 tuần/ lần tránh để đồ chơi không sạch lây vi khuẩn vào miệng bé khi bé ngậm đồ chơi.
    • Vệ sinh núm ti mẹ bằng cách nhỏ sữa mẹ lên núm ti và quầng xung quanh để giữ núm ti mẹ sạch sẽ, không có vi khuẩn dính vào miệng khi bé bú. Mẹ lưu ý chỉ vệ sinh núm ti bằng nước sạch, không thoa trực tiếp sữa tắm, xà phòng lên núm ti vì sẽ làm mất độ ẩm tự nhiên, khiến núm ti bị khô, nứt nẻ.
    • Cho bé bú đúng tư thế, không cho bú quá no và nên vỗ lưng cho bé ợ hơi để giảm tình trạng trớ sữa gây đọng cặn ở miệng. 

Cặn sữa trong miệng trẻ sơ sinh rất dễ xử lý và không gây nguy hiểm cho bé, chỉ cần mẹ chăm sóc đúng cách, mảng bám cặn sẽ “bái bai” bé ngay thôi. Nếu có bất kỳ thắc mắc đến vấn đề rơ lưỡi hoặc cặn sữa ở trẻ nhỏ,  mẹ liên hệ ngay đến hotline 0911.225.336 để được tư vấn miễn phí sớm nhất mẹ nhé!

5/5 - (5 bình chọn)

0 thoughts on “Cách làm sạch cặn sữa trong miệng trẻ sơ sinh

  1. ngọc huệ says:

    nhà mình dùng gạc dr.papie cho bé sáng ra bé nhà mình k còn mùi hôi chua chua của miệng và sạch nấm lưỡi miệng, sản phẩm oke lắm

    • Nguyễn thi says:

      Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ thông tin hữu ích nhà m hay dùng gạc rơ lưỡi của dr papie cho con nên yên tâm lắm

  2. Nhi ngọc says:

    Gạc drpapie được đóng gói riêng lẻ và tiệt trùng 2lần. Dùng thích lắm ạ. Chỉ cần bóc ra xỏ vào ngón tay là rơ miệng cho con miệng bé lúc nào cũng thơm tho mà không lo bị các vấn đề về răng miệng

  3. Nguyenkhanganhkhoi says:

    Bé nhà mình toàn dùng gạc rơ lưỡi của dr.papie nên trộm vía con chưa gập vấn đề gì về răng miệng

  4. Maidungquynh says:

    Cảm ơn bài chia sẻ của dược sĩ, qua bài chia sẻ mình mới phân biệt đc đâu là bị cặn sữa và tưa lưỡi.

  5. Ngọc trâm says:

    Nhà mình cho bé dùng gạc drpapie từ bé nên miệng con lúc nào cũng sạch ạ,không bị cặn sữa hay tưa lưỡi bao giờ ạ

  6. Thơm says:

    Bé nhà mình mình rơ bằng gạc drpapie từ bé rồi nên chẳng bao h bị trắng lưỡi luôn. Lúc nào miệng cũng sạch sẽ

  7. Kim hoàng gia says:

    Trước toàn dùng dòng gạc khô cũng tốt nhu cầu hỏi mất thời gian giờ có dòng gạc tẩm sẵn thế nào rất tiện

  8. Nguyễn nguyệt says:

    Bé nhà e từ lúc sơ sinh tới giờ toàn dùng gạc rơ lưỡi drpapie rơ miệng lưỡi hằng ngày nên trộm vía k có tưa hay nấm gì cả

  9. Ngoc anh says:

    Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ ạk nhà mình đang dùng gạc drpapie cho con vệ sinh khoang miệng và lưỡi cho bé hàng ngày

  10. Nguyễn Đan says:

    Do con thg xuyên uống sct nên rất dễ gây mảng bám ở lưỡi. Sd gạc của dr Papie vừa sạch vừa tiện. Ủng hộ nhiệt tình

0911225336 Zalo Facebook