Nhiều bố mẹ truyền tai nhau rằng cây đỗ trọng rơ lưỡi trị được bệnh nấm miệng cho bé. Liệu điều này có đúng hay không? Cùng chuyên gia Dr.Papie đi tìm câu trả lời nhé.
1. Đặc điểm của cây đỗ trọng
Cây đỗ trọng được trồng phổ biến ở Trung Quốc. Ở Việt Nam, chúng mọc ở những nơi có thời tiết lạnh như Sapa, Lào Cai nhưng với số lượng không nhiều nên vẫn phải nhập khẩu từ Trung Quốc.
Đỗ trọng là loài thân gỗ, thu hoạch sau 10 năm trồng. Người ta lấy vỏ cây để chế biến thành vị thuốc. Mặt trong có màu nâu nhạt, mặt ngoài xám, khi bẻ gãy có những sợi tơ mảnh màu trắng bạc.
Trong vỏ cây Đỗ trọng chứa gutta-pereha, tinh dầu, chất béo và muối vô cơ. Đỗ trọng thường được dùng để chữa bệnh về xương khớp, tăng huyết áp, kháng viêm, dưỡng thai,…
2. Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng cây đỗ trọng có được không?
Mặc dù cây Đỗ trọng có tác dụng kháng viêm nhưng ít khi dùng để rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh mẹ nhé! Vì vị thuốc này ít phổ biến ở Việt Nam, khó tìm và chưa có nghiên cứu cụ thể hiệu quả đối với trẻ sơ sinh.
3. Các bài thuốc dân gian rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh
Rơ lưỡi cho bé bằng thảo dược dân gian là phương pháp hiệu quả để làm sạch răng miệng, ngăn ngừa tưa lưỡi, nấm miệng ở trẻ sơ sinh. Mẹ có thể tham khảo một số bài thuốc phổ biến dưới đây.
3.1. Rau ngót
Rau ngót xuất hiện nhiều trong mâm cơm của mọi nhà. Đồng thời loại rau này được sử dụng trong Y học cổ truyền như vị thuốc thanh nhiệt, giải độc, diệt khuẩn và trị viêm nhiễm.
Mẹ dùng gạc thấm dịch chiết rau ngót tiến hành rơ lưỡi cho bé để làm sạch mảng bám và kháng khuẩn rất tốt. Tuy nhiên, mẹ cần chú ý không để bé nuốt quá nhiều dịch rau ngót vì trẻ có thể bị rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy.
3.2. Lá hẹ
Trong lá hẹ có chứa các kháng sinh như Allicin, Odorin,… có công dụng diệt khuẩn hiệu quả không kém kháng sinh của Tây y. Đặc biệt, các “kháng sinh tự nhiên” sẽ không gây ra tác dụng phụ và dị ứng, rất an toàn cho trẻ sơ sinh. Dịch chiết từ lá hẹ giúp tiêu diệt nấm miệng, vi khuẩn trong miệng bé, ngăn ngừa trắng lưỡi, viêm lợi, viêm nướu ở trẻ.
Mẹ nên mua hẹ ở nơi uy tín, đảm bảo như cửa hàng rau sạch hữu cơ, siêu thị lớn để tránh hóa chất, thuốc trừ sâu tồn dư trong lá gây hại cho bé. Ngoài ra, lúc mới đầu rơ lưỡi, bé sẽ chưa quen với mùi hăng của lá hẹ nên mẹ cần nhẹ nhàng cho bé thích nghi dần.
3.3. Lá trà xanh
Tinh chất có trong lá trà xanh như flavonoid, EGCG,.. có tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm rất hiệu quả. Vì vậy, nước trà xanh không chỉ làm sạch mảng bám trên lưỡi bé mà còn tiêu diệt vi khuẩn gây hại trong khoang miệng của bé. Ví dụ như vi khuẩn Candida albicans gây tình trạng nấm miệng ở trẻ.
Cách rơ lưỡi cho bé bằng trà xanh mẹ chỉ nên thực hiện với bé đã trên 6 tháng tuổi. Bởi, hợp chất tanin có trong lá trà có nguy cơ kích ứng niêm mạc dạ dày khi bé nuốt xuống và gây tiêu chảy, buồn nôn.
3.4. Cỏ nhọ nồi
Theo Tây y, cỏ nhọ nồi (hay cỏ mực) chứa hoạt chất Wedelolacton giúp giảm các triệu chứng viêm. Ngoài ra, thảo dược này còn có tinh dầu, caroten, ecliptin,… có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, phòng ngừa hiệu quả các bệnh nấm miệng, tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh.
Mẹ lưu ý rằng nước chiết từ cỏ nhọ nồi có màu đen tự nhiên nên sau khi rơ lưỡi nên cho bé tráng miệng bằng 2 -3 thìa nước.
Như vậy, không nên dùng cây đỗ trọng rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh. Mẹ nên rơ lưỡi cho bé bằng các thảo dược an toàn, lành tính khác và đem lại hiệu quả tương đương. Nếu mẹ có thắc mắc thêm vui lòng để lại phản hồi bên dưới bài viết hoặc gọi ngay hotline 0911.225.336 để được tư vấn kịp thời nhé.
Ds. Nguyễn Thị Thu Uyên là Sinh viên trường đại học dược Hà Nội. Đã có kinh nghiệm thực tập sinh tại khoa hô hấp bệnh viện Bạch Mai; tư vấn chuyên môn dược tại phòng khám phụ sản Dr.Long. Hiện tại là dược sĩ phụ trách chuyên môn nhãn hàng dr.papie, Physiodose nước muối sinh lý số 1 toàn cầu.
Giã được lá rau ngót thì lâu, mà sợ ko vệ sinh nên mình dùng gạc tẩm sẵn dược liệu rơ cho con vừa tiện lại sạch nữa.
uầy mấy pp dân gian này tốn tgian lắm giờ ai dùng nữa, dùng rơ mà có chiết xuất tẩm sẵn các chất thì nhanh tiện hơn nhiều ấy
Cảm ơn bài chia sẻ của dược sĩ qua bài mình biết đc nhiều hơn những loại lá dân gian để rơ lưỡi cho bé , nhà mình thì luôn chọn dòng gạc của dr.papier để rơ cho con từ nhỏ rất an toàn và tiện lợi lại ko mất nhiều thời gian như giã các loại lá.
Bé nhà mình hồi đầu cũng thử rồi mà thấy tốn công nên chị shop mẹ bé tư vấn dùng gạc drpapie rơ lưỡi hàng ngày mình đổi theo thử ưng hơn nhiều lại k mất mấy tg giờ mk không cho bé dùng loại nào khác ngoài dòng này
Ôi nhà mình cũng có nè thế mà mình không biêt công dùng của cây này.hay quá cơ mà làm thì hơi tốn sức nhể các mẹ có pp nào hay hơn k???
mẹ dùng rơ miệng của drapapie rơ cho bé ấy nó dễ thao tác mà sạch miệng con lắm lại cũng chả tốn sức như mấy cái pp này đâu
Dân gian cũng tốt nhưng hơi mất thời gian. Giờ có gạc tẩm sẵn rồi rất tiện
Dân gian cũng tốt nhưng hơi mất thời gian.
Nhà mình chưa bao h dùng cây đỗ trọng. Chỉ dùng lad rau ngót và gạc của dr.papie