Đánh tưa lưỡi bằng mật ong thế nào an toàn cho trẻ?

Mật ong – một sản phẩm hoàn toàn thiên nhiên được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị nấm lưỡi, tưa lưỡi ở trẻ nhỏ, vậy đánh tưa lưỡi bằng mật ong có thực sự an toàn và hiệu quả như những lời đồn trong dân gian? Dùng mật ong đánh tưa lưỡi thì cần lưu ý những điều gì? Các mẹ hãy cùng Dr.Papie tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây nhé!

1. Công dụng của mật ong trong đánh tưa lưỡi cho bé

Mật ong là chất lỏng có vị ngọt, sản phẩm của sự biến đổi từ mật hoa nhờ các enzym trong dạ dày của ong sau quá trình ong lấy mật. Thành phần chủ yếu của mật ong là đường và nước, bên cạnh đó mật ong còn chứa nhiều loại acid amin, vitamin, khoáng chất, kẽm, sắt và một phần nhỏ chất chống oxy hoá như chrysin, pinobanksin,…

Hiện nay, mật ong ngày càng được nhiều người sử dụng với những công dụng hữu hiệu như chất làm ngọt từ thiên nhiên, chất kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hoá.

Đặc biệt, từ lâu trong dân gian, mật ong đã được xem là một sản phẩm thiên nhiên an toàn, hiệu quả trong phòng và điều trị các bệnh răng miệng cho trẻ em như tưa lưỡi, nấm lưỡi,… Nguyên nhân chủ yếu bởi vì:

  • Mật ong nguyên chất chứa lượng đường rất cao (khoảng 78%) cùng với lượng nước thấp (chỉ khoảng 17%). Trong môi trường như vậy, vi khuẩn và vi nấm không thể xâm nhập và phát triển được.
  • Mật ong có tính axit yếu do chứa một loại đường glucose được oxy hóa, có tác dụng ngăn vi khuẩn phát triển. Phân tử đường glucose này khi thủy phân sẽ tạo ra hydrogen peroxide có khả năng phá hủy thành tế bào vi khuẩn, vi nấm và tiêu diệt chúng.

Chính vì các đặc điểm trên, mật ong có khả năng tiêu diệt hiệu quả các loại vi khuẩn và vi nấm, không để chúng phát triển trong miệng bé gây ra các bệnh tưa lưỡi, nấm lưỡi ở trẻ em.

2. Thận trọng khi dùng mật ong đánh tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh

thận trọng khi rơ lưỡi bằng mật ong cho bé
Thận trọng khi rơ lưỡi bằng mật ong cho bé

Như các mẹ đã biết, mật ong có công dụng tuyệt vời trong việc đánh tưa lưỡi cho trẻ em nhưng không phải lứa tuổi nào cũng thích hợp với việc sử dụng mật ong. Mẹ nên thận trọng khi dùng mật ong cho các bé, đặc biệt là với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi.

Ngoài các thành phần dinh dưỡng đã đề cập ở phần trước, mật ong được chứng minh có chứa các nội bào tử của vi khuẩn clostridium botulinum, đây là vi khuẩn duy nhất có thể tồn tại trong mật ong. Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn yếu và chưa hoàn thiện, khi tiếp xúc với mật ong có chứa bào tử vi khuẩn, các bào tử này sẽ qua đường tiêu hoá xuống ruột, phát triển và nhân lên, gây ngộ độc và ảnh hưởng vô cùng xấu tới sức khỏe bé.

Do đó, các mẹ không nên đánh tưa lưỡi bằng mật ong cho các bé sơ sinh dưới 1 tuổi. Ngược lại, hệ tiêu hoá của trẻ từ 1 tuổi trở lên đã hoàn thiện và phát triển hơn, có khả năng phá huỷ các bào tử vi khuẩn clostridium botulinum nên hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp này để phòng và điều trị tưa lưỡi, nấm lưỡi.

3. 4 bước đánh tưa lưỡi bằng mật ong

Quá trình đánh tưa lưỡi bằng mật ong cần đảm bảo đúng cách, tránh đau rát, tổn thương miệng bé, đồng thời đem lại hiệu quả điều trị cao nhất. Dưới đây là các bước đánh tưa lưỡi bằng mật ong được chuyên gia chia sẻ mà các mẹ có thể tham khảo:

Bước 1: Chọn mật ong nguyên chất

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại mật ong được bày bán, một số loại còn bị pha loãng, chứa nhiều nguyên liệu không rõ nguồn gốc, không được kiểm định chất lượng nên dễ nhiễm khuẩn, gây ngộ độc cho bé. Vì vậy, mẹ cần lựa chọn kỹ để có mật ong tự nhiên nguyên chất 100%, đảm bảo an toàn cho trẻ khi đánh tưa lưỡi.

Có 3 mẹo nhỏ giúp mẹ lựa chọn được mật ong nguyên chất:

  • Nhỏ 1 giọt mật ong vào cốc nước nguội: Nếu là mật ong nguyên chất thì sẽ nhanh chóng chìm xuống đáy cốc và không tan, chỉ tan khi dùng thìa khuấy lên. Ngược lại mật ong pha đường sẽ tan nhanh khi cho vào nước.
  • Nhỏ vài giọt mật ong lên tấm vải trắng: Nếu là mật ong nguyên chất hầu như không thấm vào vải, ngược lại mật ong pha loãng sẽ nhanh chóng thấm vào vải.
  • Dùng đũa khuấy đều mật ong trong chai và để lắng: Nếu là mật ong nguyên chất thì chai mật ong sẽ đồng đều về màu sắc và trạng thái tại mọi vị trí. Ngược lại chai mật ong pha chế sẽ bị phân lớp, mật ong nguyên chất lắng xuống dưới còn nước đường và hạt đường nổi lên trên.

Bước 2: Chọn gạc rơ lưỡi 

Gạc rơ lưỡi là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo quá trình rơ có hiệu quả hay không. Để chọn được gạc chất lượng và an toàn cho bé, mẹ cần lưu ý những đặc điểm sau:

  • Chất liệu gạc mềm mại: Chất liệu gạc cần mềm để phù hợp với niêm mạc vốn mỏng và nhạy cảm trong miệng bé, tránh các loại gạc có chất liệu khô ráp/ cứng vì dễ gây tổn thương bề mặt lưỡi và vùng niêm mạc xung quanh.
  • Không để lại sợi bông: Các mẹ nên ưu tiên sử dụng gạc dệt từ sợi polyester, không chứa sợi bông vì trẻ dễ nuốt phải trong quá trình rơ lưỡi hoặc vô tình hít phải sợi bông bay lơ lửng trong không khí, dẫn đến kích ứng đường hô hấp, gây nguy hiểm cho bé.
  • Gạc phải vô trùng: Gạc cần đảm bảo sạch sẽ, vô trùng trước khi tiến hành rơ lưỡi cho bé.

Bước 3: Đeo gạc và chuẩn bị rơ

Mẹ đeo gạc để rơ cho bé theo các bước sau:

  • Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc cồn y tế trước khi đeo gạc.
  • Đeo gạc vào ngón tay trỏ của bàn tay thuận hoặc ngón tay mẹ cảm thấy thuận tiện nhất để rơ cho bé. Lưu ý nên đảm bảo quấn gạc chặt vào ngón tay, tránh trường hợp rơi gạc khi đang rơ.
  • Chấm ngón tay đã đeo gạc vào mật ong nguyên chất đã chuẩn bị từ trước sao cho mật ong thấm khoảng ⅔ chiều dài gạc.
  • Ngả đầu bé vào tay còn lại (tay không đeo gạc) và giữ cố định trẻ sao cho đầu bé ngang với ngực của mẹ.

Bước 4: Rơ lưỡi cho trẻ

Để đảm bảo làm sạch hết khoang miệng bé đồng thời tránh vi khuẩn, vi nấm lây lan, mẹ nên đánh tưa lưỡi cho trẻ bằng mật ong theo thứ tự sau: 

  • Đưa từ từ ngón tay vào miệng bé đặt lên phần nướu rồi rơ và mát xa 2 bên nướu theo chuyển động hình tròn.
  • Sau đó chuyển sang rơ 2 bên má và vòm họng.
  • Cuối cùng rơ lưỡi từ trong ra ngoài, vuốt theo 1 hướng.
đánh tưa lưỡi cho trẻ theo đúng cách sẽ giúp hiệu quả tăng cao
Đánh tưa lưỡi cho trẻ theo đúng cách sẽ giúp hiệu quả tăng cao

Đánh tưa lưỡi bằng mật ong tuy khá đơn giản và hiệu quả nhưng cũng có nhiều nhược điểm như không áp dụng được cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, tìm mua được mật ong nguyên chất không dễ dàng, chất liệu gạc trên thị trường khó đảm bảo các yêu cầu cần thiết, lượng mật ong khó căn đo chính xác để phù hợp với trẻ,…

Vì vậy, hiện nay nhiều mẹ có xu hướng sử dụng gạc tẩm sẵn thành phần dược liệu có chức năng diệt khuẩn, kháng nấm để điều trị tưa lưỡi cho trẻ nhỏ.

Gạc răng miệng Dr.Papie là gạc tẩm ẩm dược liệu đang được hàng triệu bà mẹ Việt Nam tin dùng, thuộc nhóm trang thiết bị y tế loại A, được các chuyên gia Nhi khoa đầu ngành khuyên dùng để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe răng miệng cho trẻ em nhờ những đặc tính  ưu việt sau:

  • Tiện lợi dễ dùng, tiết kiệm thời gian: Thiết kế xỏ ngón tiện cho mẹ sử dụng, gạc được tẩm sẵn dịch có khả năng diệt khuẩn kháng nấm nên mẹ không tốn công và thời gian chuẩn bị.
  • Sử dụng được cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Gạc được kháng khuẩn tuyệt đối, mềm mại, thành phần tự nhiên hoàn toàn an toàn với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Chất liệu gạc: Chất liệu polyester dệt sóng nước, mềm mại, tránh vương sợi bông, loại sạch tối đa các mảng bám.
  • Hiệu quả chăm sóc răng miệng vượt trội: Công thức dịch tẩm ẩm được các chuyên gia đầu ngành nghiên cứu, gồm 4 thành phần không thể thay thế: NaCl (kháng khuẩn, chống viêm), NaHCO3 (chống nấm), dịch chiết lá hẹ (chứa “kháng sinh tự nhiên), xylitol (kháng khuẩn, ngừa sâu răng hiệu quả).
gạc răng miệng Dr.Papie
Gạc răng miệng Dr.Papie

4. Đánh tưa lưỡi bằng mật ong cho trẻ cần lưu ý gì?

Để đạt hiệu quả đánh tưa lưỡi tốt nhất cũng như đảm bảo an toàn cho bé, trong quá trình rơ lưỡi bằng mật ong, các mẹ cần lưu ý một số điều sau:

  • Số lần rơ lưỡi thích hợp: Để điều trị cho trẻ đang bị tưa lưỡi, mẹ cần rơ lưỡi cho bé 2 lần/ ngày và đều đặn trong 1 – 2 tuần, sau đó, để phòng bệnh tái phát mẹ có thể rơ 2 ngày 1 lần cho bé để vệ sinh răng miệng.
  • Liều lượng mật ong phù hợp: Chỉ rơ lưỡi cho trẻ với lượng nhỏ mật ong (khoảng 1 thìa cà phê) để đảm bảo an toàn do hệ tiêu hoá của trẻ chưa thực sự hoàn thiện. Nếu trẻ nuốt phải 1 lượng lớn có thể gây rối loạn tiêu hóa, nôn, tiêu chảy,..
  • Gạc rơ lưỡi chỉ được sử dụng 1 lần: Các mẹ tuyệt đối không dùng lại gạc đã từng sử dụng để tránh tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, vi nấm xâm nhập và phát triển trong khoang miệng bé, làm trầm trọng hơn tình trạng tưa lưỡi.
  • Không nên cho bé ăn ngay sau khi đánh tưa lưỡi: Mẹ nên cho bé ăn ít nhất sau khi rơ khoảng 20 – 30 phút để mật ong có thời gian phát huy tác dụng.
  • Rơ miệng nhẹ nhàng, không đưa ngón tay vào quá sâu: Khi rơ miệng cho trẻ bị tưa lưỡi mẹ chỉ nên chấm nhẹ lên vảy trắng, tuyệt đối không chà xát mạnh hoặc cố cạy vảy vì điều này có thể khiến lưỡi bé chảy máu và tổn thương, gây ra các bệnh nhiễm trùng khiến tình trạng tưa lưỡi thêm nặng.
  • Dỗ dành bé khi rơ lưỡi: Các bé thường khó chịu, quấy khóc khi mẹ rơ lưỡi, do đó các mẹ cần vỗ về, giao tiếp với bé để bé hợp tác hơn, giúp quá trình đánh tưa lưỡi đạt hiệu quả.

>> Xem thêm:

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì vừa sạch vừa an toàn

Cách rơ lưỡi cho bé bằng lá hẹ chuẩn khoa học

Bài viết bên trên là toàn bộ các thông tin về phương pháp đánh tưa lưỡi bằng mật ong và nguyên nhân tại sao cần cân nhắc kĩ trước khi sử dụng. Nếu còn vấn đề khó khăn cần giải đáp, các mẹ có thể liên hệ ngay tới hotline 0911 225 336 hoặc để lại câu hỏi ở phần bình luận bên dưới để được tư vấn miễn phí.

5/5 - (3 bình chọn)

0 thoughts on “Đánh tưa lưỡi bằng mật ong thế nào an toàn cho trẻ?

  1. My says:

    Tập đầu chưa có kinh nghiệm nên mình hay rơ lưỡi cho con bằng mật y nhưng từ khi biết đến gạc drpapie mình yên tâm hơn rất nhiều

  2. Nhung nguyên says:

    Thấy mấy người lớn cũng hay bảo dùng mật ong rơ miệng cho con,nhưng mik chưa bao giờ dùng thử,trong bài viết e thấy có nhăc đến gạc Drpapie đc tẩm sẵn dịch thì tốt quá,chăc cũng phải tìm mua về dùng cho con mới đc

  3. Nguyễn nguyệt says:

    Ôi mình phải nhắc mẹ chồng mình dừng ngay việc rơ lưỡi bằng mật ong cho cháu thôi. Nguy hiểm quá

  4. Vương thùy dương says:

    Nhà mình cho bé dùng gạc drpapie tưa lưỡi từ lúc mới sinh luôn ạ,tiện sử dụng mà lại sạch nữa ạ

  5. Thuong says:

    Trước sinh đứa đầu k biết cũng dùng mật ong đánh tưa, sau tìm hiểu ms k dám dùng nữa, dùng bằng nmsl cũng k sach lắm, giờ sinh bé t2 dùng luôn gạc dr.papie vừa sạch vừa tiện

  6. Minh Quân says:

    Lần đầu mk chưa biết tác dụng fu của mật ong nên toàn rơ lưỡi cho con. Jo mới biết. Thấy nản quá. Bài viết ý nghĩa quá. Cảm ơn dược sĩ nhiều

  7. Hoa phượng says:

    Trc nghe bme cứ nói lấy mật ong rơ miệng cho con. Jo thì biết rồi mk k giám dùng nữa luôn. Mà chỉ mua gạc Dr papie này về dùng cho con thôi

  8. Hoang minh says:

    Con bị nấm lưoi rất lo ngại con sẽ bỏ bú, đọc bài viết hiểu biết hơn cứ dùng các bài chữa dân gian cug rất nguy hiểm

  9. Nguyễn ngọc says:

    Nhà mk dùg gạc rơ lưỡi dr papie vừa an toàn lại tiện nữa.các mẹ có thể tham khảo dùg cho con xem

  10. Ngọc trâm says:

    Cảm ơn chuyên gia đã chia sẻ ạ,nhà em cho con dùng gạc drpapie tưa lưỡi từ lúc mới sinh ạ,gạc dùng an toàn mà hiệu quả

0911225336 Zalo Facebook