Nấm lưỡi bản đồ ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị

Nấm lưỡi bản đồ ở trẻ em là tình trạng viêm lưỡi lành tính ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Tuy nhiên nó có thể gây đau, khó chịu, trẻ kém ăn uống hơn. Vậy cách nhận biết và chăm sóc bé bị nấm bản đồ là gì? Mẹ hãy tìm hiểu ở bài viết được tham khảo bởi chuyên gia Dr.Papie dưới đây. 

1. Nhận biết nấm lưỡi bản đồ ở trẻ em

Làm thế nào để biết có phải bé bị nấm lưỡi bản đồ hay không? Mẹ theo dõi phần các triệu chứng và mẹo chuẩn đoán ở phần này nhé!

1.1 Bé bị nấm lưỡi bản đồ có triệu chứng gì?

dấu hiệu nhận biết nấm bản đồ là xuất hiện các tổn thương màu đỏ
Dấu hiệu đặc trưng của viêm lưỡi bản đồ là xuất hiện các tổn thương màu đỏ, có viền gờ trắng trên lưỡi và có khả năng thay đổi hình dạng.

Một số dấu hiệu đặc trưng để nhận biết viêm lưỡi bản đồ ở trẻ:

  • Xuất hiện các tổn thương màu đỏ, nhẵn, hình dạng không đều 2 bên lưỡi: Những vết này có hình dáng đa dạng kiểu sợi kéo dài, bầu dục hoặc hình tròn với kích thước khác nhau. Điểm đặc trưng của những vết này là có viền màu trắng, phía bên trong có màu đỏ sậm, nhẵn (vì bị mất gai lưỡi). Mặc dù những tổn thương này trông khá nghiêm trọng nhưng hầu như không gây nguy hiểm đến tình trạng sức khoẻ của bé.
  • Tổn thương có thể thay đổi về hình dạng, vị trí: Các vết tổn thương có nhiều hình dáng khác nhau như: tròn, bầu dục, sợi dài,…và có thể thay đổi theo thời gian. Vị trí của các vết tổn thương này cũng rất đa dạng, có thể ở bất kỳ đâu trên bề mặt lưỡi. Chúng thường lành lại ở một khu vực sau đó lại lan ra khu vực khác.
  • Sưng, nóng, rát ở lưỡi: Các tổn thương do nấm bản đồ làm mất gai vị giác khiến lưỡi bé nhạy cảm hơn, dễ bị sưng đau, rát với một số loại đồ ăn như chua, cay, nóng, mặn.
  • Xuất hiện các rãnh sâu ở lưỡi (nhìn như vết nứt): Xuất hiện một hoặc nhiều rãnh nhỏ có độ rộng và độ sâu khác nhau trên trên bề mặt lưỡi, chúng có thể thông với nhau để chia lưỡi ra thành nhiều phần.

1.2 Mẹo chẩn đoán nấm lưỡi bản đồ ở trẻ em 

Hiện tại vẫn chưa có biện pháp chẩn đoán chính xác viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em. Bệnh lý này được chuẩn đoán chủ yếu dựa vào các dấu hiệu đặc trưng xuất hiện trong miệng hoặc trên lưỡi bé:

  • Xuất hiện các tổn thương màu đỏ, nhẵn, gờ cao màu trắng trên bề mặt lưỡi: Các viền gờ trắng di chuyển vị trí khắp lưỡi khiến các tổn thương này có hình dạng kỳ lạ giống hình bản đồ.
  • Các tổn thương này có khả năng thay đổi hình dạng, kích thước, vị trí: Đây là đặc điểm để phân biệt nấm lưỡi bản đồ và nấm lưỡi thông thường.
  • Có thể kèm theo nứt lưỡi: Các vết nứt lưỡi thường xuất hiện ở các rãnh sâu.
  • Trẻ có thể đau lưỡi, bỏng rát khi ăn thức ăn cay nóng: Trẻ bị nấm bản đồ thường nhạy cảm với thức ăn cay, nóng,mặn,… Do đó mẹ để ý sẽ thấy bé khó chịu, khóc và không chịu ăn các loại thức ăn này.

Ngoài ra, khi bé đi khám sẽ được bác sĩ soi nấm Candida để loại trừ trường hợp này. 

2. Nguyên nhân gây nấm lưỡi bản đồ ở trẻ em

bé có cơ địa mắc bệnh tự miễn hoặc có yếu tố di truyền có nguy cơ mắc viêm lưỡi bản đồ cao hơn
Bé có cơ địa mắc bệnh tự miễn hoặc có yếu tố di truyền có nguy cơ mắc viêm lưỡi bản đồ cao hơn.

Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây nấm lưỡi bản đồ ở trẻ là gì. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra bé dễ bị nấm bản đồ khi có các yếu tố nguy cơ như: 

  • Bé có cơ địa mắc một số bệnh tự miễn sau: Vảy nến, dị ứng (hen suyễn, eczeme), thiếu máu,…
  • Do di truyền: Nếu gia đình có người mắc bệnh viêm lưỡi bản đồ thì bé sinh ra sẽ có nguy cơ cao mang gen nhiễm bệnh này.
  • Do tiếp xúc với các yếu tố kích thích từ bên ngoài: Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như: Hải sản, các loại đậu, thịt bò,…

3. Phác đồ điều trị nấm lưỡi bản đồ.

Nguyên tắc điều trị nấm bản đồ là chăm sóc, vệ sinh miệng bé sạch sẽ và điều trị các triệu chứng. Vì vậy, mẹ chỉ sử dụng thuốc khi bé các dấu hiệu bất thường như bị kích ứng mạnh như: sưng, nóng rát ở lưỡi,… Một số loại thuốc như: 

  • Thuốc giảm đau không kê đơn: Dùng trong trường hợp bé đau do lưỡi bé bị kích ứng quá mức bởi ăn đồ cay, nóng, chua… hoặc có bội nhiễm vi khuẩn.
  • Nước súc miệng có gây tê hoặc chứa thuốc kháng histamin H1: Thường được sử dụng để làm giảm kích ứng trên lưỡi bé giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.
    • VD: Nước súc miệng Trafaco, Listerine,…
  • Nước súc miệng hoặc thuốc mỡ có chứa corticoid: Corticoid có tác dụng ức chế phản ứng viêm giúp làm giảm nhanh triệu chứng đau, khó chịu trên lưỡi do kích ứng. Tuy nhiên do có nhiều tác dụng không mong muốn nghiêm trọng như: tăng nguy bội nhiễm, loãng xương, rối loạn hormon,…nên các bác sĩ không khuyến cáo lạm dụng cho trẻ nhỏ.
    • VD: Nước súc miệng Histamed,…

Tuỳ theo mức độ của bệnh bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn hướng điều trị cho bé. Do đó mẹ không nên tự ý mua vì các tác dụng phụ của thuốc có thể gây ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của bé.

thuốc điều trị nấm lưỡi bản đồ
Thuốc giảm đau không kê đơn được bác sĩ chỉ định khi lưỡi bé bị nhạy cảm quá mức.

4. Mẹo chăm sóc trẻ em bị nấm lưỡi bản đồ

Làm thế nào để bé nhanh hết nấm lưỡi bản đồ? Mẹ bỏ túi ngay những mẹo từ chuyên gia Dr.Papie dưới đây nhé!

4.1 Vệ sinh miệng hàng ngày để chống bội nhiễm.

Trong khoang miệng của bé luôn tồn tại các loại vi khuẩn, vi nấm ký sinh. Khi bé bị nấm bản đồ, chúng dễ dàng tấn công khoang miệng gây ra các bệnh đường miệng như sâu răng, nấm lưỡi,… Vì trên lưỡi của bé mắc viêm lưỡi bản đồ có những đốm đỏ tròn, nhẵn (do bị mất gai nhú) khiến tuyến nước bọt hoạt động yếu hơn, giảm khả năng làm sạch của miệng, dễ nhiễm vi khuẩn, vi nấm hơn bình thường. 

vệ sinh răng miệng cho trẻ bị nấm lưỡi bản đồ để tránh bội nhiễm
Vệ sinh răng miệng cho trẻ bị nấm lưỡi bản đồ để tránh bội nhiễm

Mẹ nên vệ sinh miệng cho bé từ 2-3 lần/ ngày bằng gạc có chứa dịch kháng khuẩn, chống nấm, kháng viêm vì chúng bảo vệ răng miệng trẻ toàn diện hơn. Nhiều mẹ cho rằng chỉ cần rơ lưỡi cho bé bằng nước muối loãng là đủ. Tuy nhiên quan niệm này không đúng vì nước muối thông thường chỉ có tác dụng làm sạch cặn thức ăn trong miệng mà không có tác dụng diệt nấm, vi khuẩn đang ẩn nấp trong miệng bé. 

Xem thêm: Gạc răng miệng cho bé.

4.2 Vệ sinh tay cho bé

mẹ nên rửa tay cho bé trước và sau khi chơi
Mẹ nên rửa tay bé trước khi ăn và sau khi chơi, đồng thời quan sát không cho bé đút tay vào miệng.

Mút tay là thói quen phổ biến của trẻ nhỏ, đặc biệt trong giai đoạn 6 – 18 tháng. Với những bé đang mắc viêm lưỡi bản đồ, điều này sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng các vết thương trên lưỡi của bé. Do đó, bên cạnh việc vệ sinh răng miệng thường xuyên mẹ rửa tay bé trước khi ăn và sau khi chơi, đồng thời quan sát không cho bé đút tay vào miệng.

4.3 Vệ sinh đồ vật xung quanh

Khi không được vệ sinh thường xuyên, đồ vật là địa điểm “lý tưởng” để vi khuẩn, bụi bẩn ẩn nấp. Vì bé có thói quen ngậm, mút đồ chơi nên vi khuẩn bám trên đồ chơi rất dễ nhiễm vào miệng bé và gây nhiễm trùng các vết viêm bản đồ có sẵn trên lưỡi. Do đó mẹ hãy lau chùi nhà cửa ít nhất 1 lần/tuần và vệ sinh đồ chơi của bé 2 – 3 ngày/lần với nước sát khuẩn mẹ nhé!

4.4 Chọn thức ăn hợp lý

Bé mắc viêm lưỡi bản đồ rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng bởi thức ăn cay nóng, vì vậy mẹ lưu ý hạn chế ăn đồ có vị chua và cay, nóng, cứng. Bé nên ăn thực phẩm lỏng, mềm và mẹ cần để thức ăn của bé thật nguội trước khi con sử dụng. Một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, các loại lạc, thịt bò,… cũng không nên sử dụng cho bé trong giai đoạn này. 

Ngoài ra, mẹ cần bổ sung thêm vitamin cho bé từ các loại rau xanh, của quả tươi giúp bé tăng sức đề kháng và khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh răng miệng.

5. Giải đáp câu hỏi thường gặp về nấm lưỡi bản đồ ở trẻ em

5.1 Nấm lưỡi bản đồ ở trẻ em có nguy hiểm không?

Nấm bản đồ có thể gặp ở trẻ sơ sinh hoặc người trưởng thành, là bệnh lành tính nên không gây nguy hiểm tới sức khoẻ của bé. Tuy nhiên, do bé bị nhiễm nấm bản đồ bị tăng nhạy cảm với một số chất nên bé có thể lười ăn, lâu dần dẫn đến suy dinh dưỡng. Ngoài ra, tình trạng viêm lưỡi kéo dài có nguy cơ mắc các bệnh nấm lưỡi, viêm nướu. Do đó, mẹ cần chăm sóc bé cẩn thận nhé!

bé bị nấm lưỡi bản đồ có lây không
Bé bị nấm lưỡi bản đồ có lây không

Nấm lưỡi bản đồ ở trẻ em KHÔNG có khả năng lây nhiễm. Bé có các yếu tố nguy cơ như: tiền sử gia đình có người mắc nấm bản đồ, cơ địa mắc bệnh vảy nến, hen suyễn,… có khả năng nhiễm nấm bản đồ cao hơn.

5.3. Nấm lưỡi bản đồ bao lâu thì khỏi

Cho đến nay vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân gây bệnh nấm bản đồ nên không có thuốc điều trị đặc hiệu. Bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ khoảng thời gian nào trong đời và không có thời gian điều trị cố định. Nếu bé được điều trị và chăm sóc tốt, bé có thể hết sau vài tuần, chậm khoảng 1 – 2 tháng. Bệnh này có thể tự khỏi khi trẻ sau 5 tuổi. Tuy nhiên, nấm lưỡi bản đồ rất dễ tái lại, mẹ lưu ý nhé! 

5.4 Có thuốc điều trị dứt điểm nấm lưỡi bản đồ không?

Hiện nay chưa có thuốc điều trị dứt điểm nấm lưỡi bản đồ ở trẻ, chỉ có thuốc điều trị các triệu chứng như đau, viêm. Tuy vậy, mẹ không cần quá lo lắng vì đây là bệnh lành tính và không ảnh hưởng tới sức khoẻ của bé. Mẹ chú ý chăm sóc răng miệng bé đúng cách và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ sẽ, bé sẽ nhanh khỏi thôi! 

Nấm lưỡi bản đồ ở trẻ em là bệnh lành tính, không có khả năng lây lan và không gây nguy hiểm đến sức khoẻ của bé. Hy vọng qua bài viết này, bố mẹ đã nắm cách chăm sóc hiệu quả nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về cách chăm sóc răng miệng cho bé, mẹ hãy liên hệ đến hotline 0911.225.336 để được Dr.Papie tư vấn sớm nhất nhé!

 

5/5 - (8 bình chọn)

0 thoughts on “Nấm lưỡi bản đồ ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị

  1. Trần yến linh says:

    Bé nhà mình trước cũng bị . May mình được chị gái giới thiệu dùng gạc dr. Papie nẻn con đã khỏi hẳn

  2. Dương Bảo says:

    Cũng may con mình chưa từng bị nặng vậy. Con mình bị gặn trắng lưỡi thường xuyên, mình dùng gạc răng miệng Dr papie rơ lưỡi hàng ngày thấy rất sạch.

  3. Hoang xuan says:

    May thế con mình khong bị nấm như vay vì mình vs răng miệng cho con voi gạc drpapie nen rang miengj con luôn sach.nhìn nấm miệng tội quá

  4. Kim thao says:

    Đọc bài viết mình đã biết thêm được nhiều kinh nghiệm hơn khi chăm sóc răng miệng cho trẻ.cảm ơn dược sỹ đã chia sẻ ạ

  5. Ngọc huệ says:

    Bé nhà mình bị nấm lưỡi bản đồ dùng gạc dr.papie xong miệng bé rất sạch và sáng dậy không còn mùi hôi ạ

0911225336 Zalo Facebook