Nấm lưỡi ở trẻ 3 tuổi là tình trạng khá phổ biến và gây nhiều khó chịu cho trẻ. Tuy nhiên, bệnh này không gây nguy hiểm nếu được chăm sóc, điều trị đúng cách. Mẹ tham khảo bài viết dưới đây để hiểu hơn về các dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và phương pháp chăm sóc, điều trị đúng cách khi con bị nấm lưỡi.
1. Dấu hiệu cảnh báo nấm lưỡi ở trẻ 3 tuổi
Để nhận biết bé bị nấm lưỡi, mẹ chú ý những dấu hiệu sau đây:
1.1 Bé bị nấm lưỡi mức độ nhẹ:
Ở giai đoạn đầu, các biểu hiện bệnh thường khó nhận biết và chỉ tập trung ở phần lưỡi với các dấu hiệu đặc trưng:
- Các đốm, mảng trắng: Đây là dấu hiệu đặc trưng và xuất hiện đầu tiên khi trẻ bị nấm lưỡi. Ban đầu chỉ là các đốm nhỏ li ti trên mặt lưỡi và sau 2 – 3 ngày lan rộng thành các mảng màu trắng đục, không rõ ranh giới. Đốm trắng khó làm sạch, bám rất chắc trên lưỡi của bé kể cả sau khi mẹ đã vệ sinh. Nếu mẹ chà xát mạnh sẽ thấy niêm mạc lưỡi của con đỏ lên, thậm chí là gây đau và chảy máu.
- Trẻ ăn kém: Những mảng trắng lan rộng, che lấp các gai vị giác trên bề mặt lưỡi dẫn đến giảm hoặc mất vị giác. Ngoài ra, nấm miệng còn khiến bé đau, khó chịu nên ăn uống sẽ kém hơn thông thường
Lưu ý: Mẹ chú ý các dấu hiệu trên để tránh nhầm lẫn việc bé bị nấm lưỡi ở mức độ nhẹ với tình trạng cặn sữa/ mảng bám thức ăn ở trẻ.
1.2 Bé bị nấm lưỡi nặng
Sau 1 – 2 tuần bị nấm lưỡi nhẹ, nếu trẻ không được phát hiện bệnh và điều trị sớm, đúng cách thì nấm sẽ phát triển và chuyển sang giai đoạn nấm lưỡi mức độ nặng với các biểu hiện:
- Mảng trắng lan rộng: Lúc này, mảng trắng không chỉ khu trú ở phần lưỡi mà lan rộng ra toàn miệng của trẻ như hai bên má, vòm họng, môi…
- Ăn kém, bỏ ăn: Nấm lưỡi lan rộng làm tổn thương niêm mạc lưỡi, miệng của trẻ. Với độ tuổi này nhu cầu ăn uống của con đã tăng lên nhiều so với thời điểm trong thời kỳ ăn dặm. Khi ăn, thức ăn dính, va chạm vào miệng càng khiến con đau và khó chịu hơn.
- Miệng hôi: Trong quá trình nhân lên và lan rộng, nấm phân giải tạo ra các chất dễ bay hơi và có mùi khó chịu.
- Quấy khóc: Trẻ đau nhiều, quấy khóc, không hợp tác khi mẹ vệ sinh miệng lưỡi hàng ngày.
- Lây lan sang các cơ quan khác: Nấm lưỡi ở trẻ không được điều trị sớm sẽ mọc dày lên và lây lan xuống các cơ quan khác như họng, thực quản, khí quản gây viêm họng, viêm phổi hoặc tiêu chảy, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
2. Nấm lưỡi ở trẻ 3 tuổi nguyên nhân do đâu
Nấm lưỡi ở trẻ 3 tuổi do sự phát triển quá mức của nấm Candida albican, bình thường nó tồn tại 1 lượng nhỏ trong miệng bé và không gây hại. Tuy nhiên, khi gặp yếu tố thuận lợi, loại nấm này sẽ phát triển rất nhanh dẫn đến bệnh nấm lưỡi. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ nấm lưỡi ở trẻ 3 tuổi như::
- Vệ sinh răng miệng kém: Vệ sinh răng miệng cho trẻ không thường xuyên hoặc sai cách dễ để lại các mảng bám do thức ăn, cặn sữa. Đây là miếng mồi béo bở để cung cấp chất dinh dưỡng cho nấm phát triển.
- Hệ miễn dịch yếu: Những trẻ sinh thiếu tháng, nhẹ cân, suy dinh dưỡng, trẻ mắc các bệnh về miễn dịch như bệnh bạch cầu… có nguy cơ nhiễm nấm cao hơn nhiều lần.
- Trẻ sử dụng chung một số đồ vật với bé khác bị nhiễm nấm: Nấm lưỡi ở trẻ 3 tuổi đặc biệt dễ lây lan trong môi trường mẫu giáo. Con có thể bị lây nhiễm nấm nếu dùng chung cốc uống nước, thìa nĩa với trẻ bị bệnh hoặc lây lan qua đồ chơi khi đưa lên miệng ngậm.
- Trẻ sử dụng kháng sinh dài ngày: Việc sử dụng kháng sinh dài ngày làm mất cân bằng hệ vi sinh trong khoang miệng, tạo điều kiện cho nấm Candida phát triển gây nguy cơ nấm lưỡi cao.
- Trẻ sử dụng thuốc corticoid dạng hít: Trẻ mắc các bệnh như hen suyễn, viêm mũi dị ứng…phải dùng corticoid dài ngày có nguy cơ bị nhiễm nấm lưỡi cao hơn. Vì tác dụng phụ của corticoid là ức chế miễn dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển. Ngoài ra, trong quá trình dùng corticoid, các đầu bình xịt hoặc mặt nạ mũi – miệng nếu không được làm sạch đúng cách rất dễ trở thành vật dụng lây lan nấm miệng cho bé.
3. Cách xử lý dứt điểm nấm lưỡi ở trẻ 3 tuổi
Nấm lưỡi ở trẻ 3 tuổi thường bị dai dẳng, hay bị tái lại nếu mẹ không biết cách chăm sóc đúng. Vậy làm thế nào để xử lý dứt điểm mà không gây tác dụng phụ cho bé? Mẹ theo dõi hướng dẫn sau của chuyên gia nhé!
3.1. Rơ lưỡi cho trẻ 3 tuổi bằng gạc kháng nấm
Việc dùng gạc kháng nấm là biện pháp ưu tiên hàng đầu, nhất là ở thời điểm trẻ mới chớm bị nấm lưỡi. Loại gạc này đã được tẩm sẵn dịch chống nấm giúp làm sạch mảng bám, ngăn ngừa vi nấm phát triển. Đặc biệt, gạc kháng nấm có độ an toàn cao, dùng được lâu dài và không có tác dụng phụ như dùng thuốc.
Mẹ nên ưu tiên chọn gạc hình ống xỏ ngón, có dịch chống nấm từ thảo dược, an toàn lành tính và được các cơ quan ý tế cấp phép lưu hành để đảm bảo an toàn cho bé nhà mình.
Cách sử dụng gạc kháng nấm rơ miệng cho trẻ:
- Bước 1: Mẹ chuẩn bị sẵn gạc kháng nấm và rửa tay sạch với xà phòng.
- Bước 2: Rơ miệng cho trẻ
- Rơ nướu: Mẹ rơ nhẹ nhàng phần nướu hàm trên, hàm dưới, phía trong và ngoài, chú ý rơ kỹ phần chân răng sát với nướu. Mẹ cũng có thể dùng gạc chà nhẹ răng của bé để lấy hết mảng bám.
- Rơ khoang miệng: Mẹ rơ 2 bên má và vòm miệng cho bé theo hình tròn.
- Rơ lưỡi: Vuốt dọc lưỡi từ trong ra ngoài 4 – 5 lần.
Lưu ý:
- Tần suất: Nên rơ lưỡi cho bé 3 lần/ ngày để giúp con nhanh khỏi.
- Thời điểm rơ: Mẹ nên rơ lưỡi cho bé sau khi ăn 1 – 2 giờ để loại bỏ mảng bám từ thức ăn. Sau khi rơ lưỡi ít nhất 30 phút mới cho trẻ ăn uống trở lại để tránh bị trôi dịch, đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
- Không cố gắng cạy những mảng trắng: Việc mẹ cố cạy bỏ những mảng trắng sẽ khiến trẻ bị đau, rát và làm tổn thương niêm mạc lưỡi, miệng của bé.
- Không tái sử dụng gạc: Mỗi gạc chỉ được sử dụng 1 lần vì sau khi rơ miệng cho trẻ, gạc đã bị nhiễm bẩn, nhiễm nấm.
3.2 Sử dụng thuốc trị nấm lưỡi cho trẻ 3 tuổi
Với khả năng diệt nấm hiệu quả các thuốc trị nấm là giải pháp hiệu quả cho trường hợp nấm lưỡi ở trẻ 3 tuổi mức độ nặng. Hai loại thuốc trị nấm lưỡi cho trẻ phổ biến nhất hiện nay là Nystatin và Daktarin. Mẹ hãy cùng chuyên gia tìm hiểu rõ hơn về công dụng và cách dùng của hai loại thuốc này nhé.
Nystatin | Daktarin | |
Đặc điểm | – Có tác dụng kìm hãm hoặc diệt nấm, đặc biệt là chủng Candida gây nấm miệng. – Không tác động đến hệ vi khuẩn bình thường nên không gây ảnh hưởng tới vi khuẩn có ích cho cơ thể. | – Thành phần chính của thuốc Daktarin là Miconazole. Đây là chất có tác dụng kháng nấm rất mạnh, tiêu diệt được nấm Candida nhờ vào quá trình làm tế bào nấm bị hoại tử và dần bị chết đi. |
Cách dùng | Mẹ dùng 1 gói bột Nystatin pha với 1 thìa nước sôi để nguội và thấm vào gạc để rơ lưỡi, miệng cho con 2 lần/ ngày. | Thuốc có dạng gel. Mẹ dùng 2.5 ml gel ( tương đương ½ thìa cà phê) và bôi lên những phần bị nấm trong khoang miệng của trẻ 4 lần/ ngày. |
Mùi, vị | Không mùi, vị ngọt | Mùi thơm, ngọt nhẹ từ tá dược như hương ca cao, hương cam. |
Lưu ý:
- Sau khi dùng thuốc và quan sát thấy miệng bé hết mảng trắng, mẹ tiếp tục duy trì thuốc ít nhất 1 tuần sau đó để đảm bảo điều trị dứt điểm.
- Sau 14 ngày dùng thuốc đúng liều lượng và hướng dẫn mà trẻ vẫn không đỡ, mẹ nên đưa bé đi khám lại với bác sĩ để xem xét lại chẩn đoán.
Tuy nhiên, dùng thuốc trị nấm có thể gây ra tình trạng nôn, buồn nôn hoặc tiêu chảy ở trẻ. Sử dụng thuốc trong thời gian dài sẽ làm mất cân bằng hệ vi sinh vật trong khoang miệng của con. Vì vậy, chỉ dùng khi trẻ bị nấm nặng và sử dụng trong thời gian ngắn. Đồng thời, thuốc chỉ tiêu diệt và làm sạch nấm trên bề mặt niêm mạc lưỡi. Vì thế, mẹ cần kết hợp dùng gạc kháng nấm rơ lưỡi cho bé để làm sạch mảng bám, nâng cao hiệu quả điều trị và phòng ngừa nấm lưỡi tái phát.
3.3 Chăm sóc bé khoa học giúp bé nhanh khỏi nấm lưỡi hơn
Nhiều mẹ băn khoăn khi điều trị nấm lưỡi cho con lâu khỏi, bé không hợp tác khi rơ lưỡi. Để bé nhanh khỏi nấm lưỡi, mẹ đừng bỏ qua các mẹo chăm sóc hữu ích từ chuyên gia dưới đây
- Thực phẩm: Mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm lỏng, mềm vì trong thời gian bị nấm miệng, lưỡi của trẻ đang bị đau, rát. Các món ăn mẹ có thể bổ sung cho con là cháo, súp, đồ ăn hầm mềm. Mẹ hạn chế những thức ăn chứa nhiều đường vì sẽ tạo môi trường thuận lợi cho nấm phát triển. Những thực phẩm bé không nên dùng như bánh kẹo, nước ngọt…
- Rơ lưỡi cho bé đúng cách: Mẹ nên sử dụng các loại gạc tẩm sẵn dịch kháng nấm đã được Bộ y tế chứng nhận an toàn để rơ lưỡi cho con hàng ngày. Mẹ không nên tự giã lá để rơ lưỡi cho bé vì các loại lá tươi có mùi vị khá khó chịu. Trẻ 3 tuổi đã biết cảm nhận rõ ràng về mùi vị nên bé không hợp tác khi mẹ rơ lưỡi. Vì thế, gạc kháng nấm sẽ là lựa chọn hiệu quả và tiện dụng hơn.
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ: Trẻ 3 tuổi rất hiếu động và thích khám phá các đồ vật. Vì thế, môi trường xung quanh bé cần được vệ sinh sạch sẽ để tránh chất bẩn, vi nấm lây nhiễm khi bé vô tình chạm vào và đưa tay lên miệng.
- Vệ sinh tay bé sạch sẽ: Lứa tuổi này trẻ thường có thói quen đưa tay lên miệng và dùng tay cầm nắm đồ ăn. Vì thế, nếu tay bé không sạch thì sẽ mang đến nguy cơ nhiễm nấm rất cao. Mẹ hãy hướng dẫn bé rửa tay thường xuyên với nước sạch và xà phòng, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh nhé.
- Vệ sinh đồ dùng của bé: Các vật dụng quanh bé như đồ chơi, thìa, đũa, bàn chải đánh răng….nên được làm sạch hàng ngày để hạn chế tình trạng tái nhiễm.
4. Cách ngừa tái phát nấm lưỡi ở trẻ 3 tuổi
Phương pháp phòng ngừa nấm lưỡi tốt nhất cho trẻ là giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, không tạo môi trường thuận lợi cho vi nấm phát triển. Với lứa tuổi này ba mẹ nên hướng dẫn và những thói quen tốt cho con như:
- Đánh răng hàng ngày: Đánh răng hàng ngày có tác dụng lấy hết mảng bám để nấm Candida không có môi trường sinh sôi. Ngoài ra, việc đánh răng hàng ngày còn giúp trẻ phòng tránh sâu răng, viêm nướu, mang lại sức khỏe răng miệng tốt hơn.
- Dùng gạc vệ sinh lưỡi cho bé: Với lứa tuổi này, tuy bé đã biết đánh răng nhưng mẹ vẫn cần dùng gạc để rơ lưỡi cho bé hàng ngày. Vì việc đánh răng không thể lấy hết được mảng bám, cặn sữa, cặn thức ăn trên lưỡi bé. Ngoài ra, việc lựa chọn loại gạc tẩm sẵn dịch kháng nấm có hiệu quả cao trong việc phòng nấm lưỡi cho trẻ.
- Tập cho bé thói quen súc miệng sau khi ăn: Mẹ khuyến khích trẻ dùng nước lọc sạch hoặc nước muối sinh lý súc miệng sau mỗi bữa ăn để loại bỏ mảng bám, cặn thức ăn.
5. Câu hỏi thường gặp khi trị nấm lưỡi cho bé 3 tuổi
Hãy cùng chuyên gia giải đáp những băn khoăn thường gặp của các mẹ về tình trạng nấm lưỡi ở trẻ 3 tuổi nhé.
5.1 Nấm miệng bao lâu thì khỏi?
Nấm miệng bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào mức độ của bệnh và cách chăm sóc sẽ có thời gian khỏi khác nhau. Đối với giai đoạn đầu trẻ bị nấm miệng nhẹ, thời gian khỏi bệnh thường trong 5 – 7 ngày. Tuy nhiên, nếu bé đang bị nấm lưỡi nặng, thời gian khỏi bệnh kéo dài lên tới 2 – 4 tuần. Chăm sóc và điều trị đúng cách giúp bé nhanh khỏi hơn. Mẹ nên tham khảo và áp dụng những hướng dẫn bên trên để chăm sóc cho bé tốt hơn nhé.
5.2 Nấm miệng bản đồ ở trẻ em có phải là nấm lưỡi?
Có rất nhiều mẹ nhầm lẫn giữa nấm miệng bản đồ và nấm lưỡi ở trẻ. Theo bác sĩ CKI.Lương Thị Lệ Quyên nấm miệng bản đồ KHÔNG phải là nấm lưỡi. Vì nấm miệng bản đồ không do nấm Candida gây ra mà thường có các nguyên nhân liên quan đến yếu tố gia đình hoặc cơ địa dị ứng của trẻ. Tổn thương của nấm bản đồ là những đám ranh giới rõ, viền trắng, có thể thay đổi vị trí, hình dạng trên lưỡi. Để phân biệt chắc chắn 2 loại bệnh này, trẻ sẽ được bác sĩ chỉ định soi nấm Candida.
Nấm lưỡi ở trẻ 3 tuổi sẽ khỏi sau 5 – 7 ngày nếu mẹ hiểu đúng và chăm sóc bé cẩn thận. Mẹ nhớ áp dụng các chia sẻ của chuyên gia ở trên nhé!
Nếu còn băn khoăn, mẹ để lại phản hồi bên dưới hoặc liên hệ với chuyên gia của Dr.Papie qua hotline 0911.225.336 để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.
May quá bé nhà mình từ nhỏ tới giờ toàn vệ sinh miệng lưỡi bằng gạc drpapie nên miệng lưỡi sạch không có tưa trắng hay nấm ạ
Do chưa có kinh nghiệm chăm con nên bé mình cũng bị nấm lưỡi
Cảm ơn bác sĩ đã chia sẻ
May quá bé nhà mình được vệ sinh miệng lưỡi ngày hai lần nên không bị tưa nấm
Nấm lưỡi nguy hiểm thật. Cảm ơn bài viết đã chia sẻ
Dược sĩ cho mình hỏi chế độ ăn của trẻ bị nấm cần những lưu ý gì ạ?
Nấm miệng bé rất khó chịu và biếng ăn. Cảm ơn dược sĩ ạ
Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng DR.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ
Cam on dược sĩ ạ
Mình sẽ luôn ý nhiều hơn về vấn đề này. Cảm ơn những chia sẻ của bài nhé
Cảm ơn những chia sẻ rất hữu ích của bác sĩ
Trẻ còn nhỏ rất dễ bị nấm miệng. Been vệ sinh cho bé thường xuyên
Trộm vía bé nhà mik kg bị nấm lưỡi,cảm ơn cac dược sĩ đã chia sẻ thông tin bổ ích đến các mẹ có con nhỏ như chúng e ạ
Con mình cũng bị nấm lưỡi dùng gạc dr paie cũng khỏi rồi
Trẻ 3 tuổi cũng bị nấm lưỡi.Giờ cố gắng chăm soc răng miệng cho con.bài chia sẻ hay
Trộm vía bé nhà mình k bị nấm lưỡi
Bé nhà mình trộm vía từ ngày dùng gạc rơ lưỡi dr papie không thấy vấn đề về nấm đâu ạ
Bé nhà mik từ sơ sinh tới giờ vẫn duy trì rơ lưỡi bằng gạc Drpapie,trộm vía e kg bị nấm nè
Trẻ mấy tươi thì không bị nấm miệng nữa ạ
Bé nhà mình cũng bị nấm lưỡi, thỉnh thoảng kêu đau
Nấm bản đồ dùng gạc drpapie rơ cho con có hết được không ạ
May quá bé nhà e k bị vì từ nhỏ tới giờ ngày nào e cũng vệ sinh miệng lưỡi cho con hai lần bằng gạc drpapie
Cảm ơn chuyên gia đã chia sẻ để cho các mẹ bỉm có kinh nghiệm chăm con hơn
Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ để e có kinh nghiệm chăm con hơn
Cảm ơn đã cs
Mình cho bé dùng gạc drpapie tưa lưỡi cho con từ lúc mới sinh luôn,con ko bị nấm lưỡi hay tưa lưỡi bao giờ ạ,mình rất yên tâm
Nấm miệng tội con lắm ăn uống khó khăn ơn. Cảm ơn bác sĩ ạ
Cảm ơn bác sĩ đã chia sẻ, bài viết rất hay.
Bé bị nấm lưỡi mình hay cho con dùng gạc Dr.papie hằng ngày
Gạc drpapie là lựa chọn hàng đầu của mình khi con bị nấm lưỡi
Trộm vía bé nhà mình chưa bị nấm lưỡi
Mình rất chu đáo trong việc vệ sinh răng miệng của con trộm vía bé k bị các vấn đề miệng
Trước bé nhà mk hay bị cặn sữa. Trộm vía từ ngày dùng gạc răng miệng của drpapie k thấy bị nữa
Trộm vía bé nhà mình không bị nấm lưỡi
Bé nhà e cũng bĩ như thế này nhưng nhẹ.e cũng dùng gạc rơ lưỡi hằng ngày,nói chung giờ cũng đỡ nhiều rồi.
Hữu ích quá