Nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh khi nào?

Nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh khi nào là vấn đề quan tâm của hầu hết mẹ bỉm? Câu trả lời là nên rơ lưỡi cho bé càng sớm càng tốt, sau sinh từ 1 tuần mẹ có thể vệ sinh lưỡi, miệng cho bé. Để hiểu rõ hơn về lý do, cách thực hiện và lưu ý khi rơ lưỡi cho bé sơ sinh, mẹ theo dõi trong bài viết này nhé!

Nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh khi nào? 

Nhiều mẹ cho rằng việc vệ sinh răng miệng sớm cho bé là không cần thiết vì con chỉ bú sữa, chưa ăn uống gì nhiều. Bên cạnh đó, nhiều mẹ cũng cảm thấy sợ việc rơ lưỡi cho bé sơ sinh từ sớm sẽ làm tổn thương vị giác của con.

Nhưng đây là quan niệm sai lầm vì bé ăn sữa mẹ hoặc sữa ngoài và có để lại cặn sữa bám trên bề mặt miệng lưỡi. Điều này dẫn đến nhiều nguy cơ gây bệnh răng miệng vì mảng bám cặn sữa chứa đường, chất dinh dưỡng là miếng mồi ngon cho vi khuẩn,  đặc biệt là nấm Candida gây bệnh tưa lưỡi. 

nên rơ lưỡi cho bé khi nào
Nên rơ lưỡi cho bé khi nào

Còn về vấn đề có làm tổn thương gai vị giác của bé không? Câu trả lời cho mẹ đây ạ: Nếu mẹ sử dụng gạc rơ lưỡi đúng cách, chăm sóc răng miệng bé khoa học sẽ không ảnh hưởng gì đến gai vị giác của bé. Ngược lại, mảng bám cặn sữa nhiều không được làm sạch sẽ che lấp gai vị giác, khiến bé khó cảm nhận được hương vị của sữa dẫn đến bé bú ít hơn. 

Theo TS.BS Lê Minh Trác – Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương: “Mẹ nên vệ sinh răng miệng cho bé càng sớm càng tốt để làm sạch miệng lưỡi, loại bỏ vi khuẩn đường miệng. Việc vệ sinh răng miệng cho bé nên được bắt đầu ngay sau khi bé chào đời khoảng 1 tuần với cả những bé bú mẹ hoặc ăn sữa ngoài.” 

Dưới đây là một số lợi ích khi rơ lưỡi cho bé:

  • Làm sạch miệng giúp bé cảm nhận rõ mùi vị thức ăn hơn.
  • Loại bỏ vi khuẩn, vi nấm gây bệnh đường miệng như tưa lưỡi, sâu răng,…
  • Tạo thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày cho bé.
  • Kích thích nướu giúp ích cho việc mọc răng sau này của bé.

Các loại gạc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh 

Trên thị trường đã cho ra đời nhiều dòng gạc rơ lưỡi cho bé, trong đó có 3 loại gạc được dùng nhiều như: Gạc tẩm ẩm, gạc khô và gạc que. Dưới đây là ưu nhược điểm của từng loại gạc, mẹ tham khảo để lựa chọn loại phù hợp cho bé nhé:

2.1: Gạc tẩm dịch

rơ lưỡi cho trẻ bằng gạc răng miệng drpapie
Rơ lưỡi cho trẻ bằng gạc răng miệng drpapie

Gạc xỏ ngón được tẩm sẵn dịch là gạc được thiết kế hình ống vừa vặn ngón tay mẹ, sau đó gạc được tẩm thêm công thức dịch chiết có tác dụng kháng khuẩn, chống nấm, kháng viêm để làm sạch và bảo vệ răng miệng cho bé. Mẹ cứ tưởng tượng như gạc tẩm sẵn dịch là chiếc bàn chải đã có kem đánh răng, rất tiện lợi, mẹ chỉ cần tiến hành vệ sinh răng miệng luôn mà không cần chuẩn bị nhiều. 

  • Ưu điểm: 
      • Tiện lợi: Không cần tự chuẩn bị dịch rơ lưỡi tại nhà.
      • Hiệu quả: Dịch tẩm ẩm kết hợp nhiều thành phần vừa có tác dụng làm sạch, vừa có tác dụng kháng khuẩn, chống nấm.
      • An toàn: Gạc được tiệt trùng, đóng gói trong túi màng nhôm nên rất đảm bảo vệ sinh. Các loại gạc thường có chất liệu Polyester mềm, dai nên không gây bục vải trong lúc rơ.
  • Nhược điểm: Giá thành hơi cao khoảng 3000đ/ gạc.
  • Cách sử dụng: Mẹ chỉ cần đeo gạc vào ngón tay trỏ, sau đó rơ lưỡi, nướu, miệng cho bé.
  • Tên một số thương hiệu:  Gạc rơ lưỡi Dr. Papie, Tottee, Beekids,…

Xem thêm: Gạc răng miệng tẩm ẩm do Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. 

2.2: Gạc khô

rơ lưỡi cho trẻ bằng gạc khô
Rơ lưỡi cho trẻ bằng gạc khô

Gạc khô được thiết kế dạng ống xỏ ngón và chưa được tẩm dịch rơ lưỡi. Với loại gạc này mẹ cần chuẩn bị hoặc mua thêm dịch rơ lưỡi như nước muối sinh lý, dịch chiết các loại thảo dược hoặc dung dịch rơ lưỡi chuyên dụng. 

  • Ưu điểm: Giá thành rẻ hơn chỉ khoảng 500đ/cái.
  • Nhược điểm: 
      • Mẹ cần phải chuẩn bị dịch rơ lưỡi, dịch tẩm ẩm mẹ tự làm như dịch chiết lá hẹ, dịch chiết rau ngót sẽ khó đảm bảo vệ sinh, chuẩn liều lượng cho bé. 
      • Nếu không tự chuẩn bị dịch rơ lưỡi, mẹ cần tốn thêm chi phí để mua.
      • Có nhiều hàng nhái vì sản xuất đơn giản.
      • Vì mẹ sử dụng thêm dịch chiết nên nếu dịch chiết có mùi vị khó chịu sẽ khiến bé không hợp tác. 
  • Cách sử dụng: 
    • Chuẩn bị dịch rơ lưỡi.
    • Đeo gạc vào ngón tay trỏ của bàn tay thuận.
    • Thấm gạc vào dịch tẩm và rơ lưỡi cho bé.
  • Tên một số thương hiệu: Gạc rơ lưỡi Đông Pha, Gạc rơ lưỡi Tanaphar,…

2.3: Gạc que

rơ lưỡi cho bé bằng gạc que
Rơ lưỡi cho bé bằng gạc que

Gạc qua có cấu tạo gồm 2 phần: Que cầm (bằng nhựa hoặc gỗ cứng) và đầu rơ lưỡi (được may lại từ các loại vải xô, vải cotton,…).

  • Ưu điểm: Thích hợp để vệ sinh răng cho bé, giá rẻ khoảng 500 đ/cái. 
  • Nhược điểm: 
      • Mẹ tốn nhiều thời gian vì phải chuẩn bị thêm dịch rơ lưỡi cho bé. Do tự chuẩn bị tại nhà nên dịch chiết có thể bị nhiễm khuẩn và không đảm bảo liều lượng khiến bé bị ngộ độc.
      • Dễ gây tổn thương họng bé trong lúc rơ lưỡi vì que gạc quá cứng khiến bé đau, quấy khóc và sợ rơ lưỡi. Vì vậy mẹ không nên dùng gạc que để vệ sinh nướu, lưỡi cho bé.
  • Cách sử dụng:
      • Chuẩn bị dịch rơ lưỡi.
      • Chấm đầu gạc vào dịch rơ lưỡi sau đó nhẹ nhàng rơ lưỡi bé.
  • Tên một số thương hiệu: Gạc rơ lưỡi V-Kool,…

Mặc dù gạc tẩm ẩm có giá thành cao hơn 2 loại còn lại nhưng có hiệu quả vượt trội và cực kỳ tiện lợi. Chỉ với 3000 đồng/ 1 lần rơ lưỡi nhưng gạc tẩm ẩm đảm bảo được hiệu quả, độ an toàn khi sử dụng vào miệng bé. Ngược lại, gạc khô và gạc que có giá thành rẻ hơn nhưng mẹ lại cần chuẩn bị lích kích, bé không hợp tác, nhiều lúc vì mẹ bận rộn không có thời gian chuẩn bị bé lại không được vệ sinh răng miệng đều đặn. Mẹ nên cân nhắc kỹ trước khi mua hai gạc này.

Xem thêm: Gạc răng miệng đã tẩm ẩm đảm bảo an toàn cho bé

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh ngày mấy lần? 

Bé cần được rơ lưỡi hàng ngày để làm sạch cặn thức ăn thừa, tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Tần suất rơ lưỡi theo ngày sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp của bé:

Bé ti sữa mẹ hoàn toàn

Sữa mẹ loãng và ít cặn hơn sữa công thức, hơn nữa trong quá trình ti sữa, lưỡi bé cọ xát với núm ti mẹ nên không để lại nhiều cặn. Vì vậy mẹ chỉ cần rơ lưỡi cho bé với tần suất 1 lần/ngày và buổi tối trước khi đi ngủ để đảm bảo làm sạch hết cặn sữa đọng lại trong miệng bé.

Bé ti sữa mẹ kết hợp sữa công thức hoặc ăn sữa công thức hoàn toàn

Sữa công thức có kết cấu đặc và nhiều cặn vì vậy bé ăn sữa công thức cần được rơ lưỡi với tần suất nhiều hơn. Hơn nữa trong sữa công thức không có kháng sinh, kháng thể tự nhiên sinh miễn dịch như sữa mẹ. Vì vậy mẹ nên rơ lưỡi cho bé với tần suất 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối, sau khi bú khoảng 1 – 2h để làm sạch cặn sữa, ngăn ngừa nấm miệng.

Bé bước vào giai đoạn ăn dặm

bé ti sữa mẹ kết hợp sữa công thức
Bé ti sữa mẹ kết hợp sữa công thức

Khi bước vào giai đoạn ăn dặm, con bắt đầu mọc răng sữa và tập ăn nhiều nhóm thức ăn như tinh bột, đạm, rau củ quả, đường, dầu mỡ,… Cặn thức ăn, cặn sữa bám trong miệng sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây bệnh tưa lưỡi và sâu răng. Vì vậy giai đoạn này mẹ nên rơ lưỡi bé ít nhất 2 lần/ngày và cho con tráng miệng bằng nước sau mỗi bữa ăn nhé.

Nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh khi nào trong ngày tốt nhất? 

Thời điểm rơ lưỡi tốt nhất cho bé là sau khi ăn sáng 1- 2 giờ và trước khi bé đi ngủ: 

  • Vào buổi tối trước khi đi ngủ: Vệ sinh sạch miệng bé trước khi đi ngủ để loại bỏ cặn thức ăn bám trong miệng sau cả ngày sinh hoạt. Nếu mẹ không làm sạch miệng bé trước khi đi ngủ sẽ khiến cặn thức ăn bám trong miệng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển đó.
  • Sau khi ăn sáng 1 – 2 giờ: Suốt 1 đêm dài bé ngủ, vi khuẩn, vi nấm trong khoang miệng sẽ khiến bé cảm thấy hơi hôi. Tuy nhiên, lúc bé vừa ngủ dậy bụng con còn đói nên dễ nôn khan nếu mẹ rơ lưỡi ngay. Tốt nhất mẹ nên rơ lưỡi  sau khi bé ăn sáng xong 1-2 giờ, điều này vừa giúp làm sạch miệng sau ăn vừa sạch vi khuẩn, vi nấm để con thoải mái vui chơi cả ngày mẹ nhé!

Lưu ý: Mẹ chỉ cho bé ăn sau khi rơ lưỡi ít nhất 20 phút để tránh sữa hoặc thức ăn rửa trôi các chất kháng khuẩn của dịch rơ lưỡi, làm giảm tác dụng. Ngoài ra, mẹ cũng không nên rơ lưỡi cho bé ngay sau khi ăn vì bé no rất dễ bị trớ khi mẹ đưa gạc rơ lưỡi vào miệng. 

Nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh đến khi nào?

Rơ lưỡi vừa giúp miệng bé luôn sạch sẽ, thơm tho, cảm nhận mùi vị thức ăn rõ hơn, vừa giúp bé hình thành thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày. Mẹ nên duy trì rơ lưỡi con hàng ngày đến khi bé được 3 tuổi vì lúc này con đã đủ khả năng tự đánh răng. Tuy nhiên, không phải bé nào cũng biết đánh răng đúng cách. Trẻ nhỏ thường mải chơi dẫn đến chỉ đánh răng qua loa, thậm chí không đánh răng đủ 2 lần/ngày, nên không làm sạch hết cặn thức ăn bám sâu trong nướu, vòm miệng hoặc bề mặt lưỡi. Vì vậy mẹ có thể kết hợp rơ lưỡi bé từ 1 – 2 lần/ngày để tăng hiệu quả làm sạch miệng và giảm nguy cơ sâu răng.

Lưu ý khi rơ lưỡi cho bé sơ sinh

Dưới đây là một số lưu ý mẹ cần ghi nhớ để đảm bảo hiệu quả và tránh làm tổn thương bé khi rơ lưỡi: 

  • Hạn chế rơ lưỡi quá nhiều lần trong ngày: Mặc dù rơ lưỡi có hiệu quả làm sạch miệng nhưng mẹ không nên lạm dụng, rơ lưỡi quá 4 – 5  lần/ngày vì sẽ gây tổn thương lưỡi, ảnh hưởng tới các gai vị giác khiến bé lười ăn.
  • Thao tác rơ lưỡi: Trước khi rơ lưỡi mẹ cần sát khuẩn tay sạch sẽ với nước sát khuẩn, tránh vi khuẩn ở tay xâm nhập vào miệng bé. Rơ lưỡi lần lượt theo thứ tự lưỡi, nướu, 2 mặt trong má, không cho tay vào quá sâu trong họng vì sẽ làm đau bé. Nếu bé đang bị nấm lưỡi, tránh để tưa rơi vào trong họng bé vì sẽ làm lây nấm sang các bộ phận khác của cơ thể.
  • Khi tự pha dịch rơ lưỡi tại nhà: 
      • Không sử dụng mật ong để rơ lưỡi cho bé dưới 1 tuổi vì chứa độc tố Botulinum gây ngộ độc cho trẻ nhỏ.
      • Đảm bảo vệ sinh và liều lượng hợp lý vì hệ tiêu hoá của bé còn yếu, rất dễ bị ngộ độc tiêu hoá dẫn đến nôn, trớ, tiêu chảy,…
  • Không tự ý mua thuốc rơ lưỡi cho bé: Sử dụng thuốc không đúng liều lượng, không đúng loại sẽ tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ trên nướu, lưỡi, hệ tiêu hóa của bé. 

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh khi nào luôn là câu hỏi khiến bố mẹ thắc mắc. Nhưng hy vọng qua bài viết này, mẹ đã hiểu rõ hơn về cách chọn thời điểm rơ lưỡi, tần suất rơ lưỡi và thời gian rơ lưỡi cho bé. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến vấn đề rơ lưỡi cho bé, mẹ liên hệ ngay đến hotline 0911.225.336 hoặc để lại comment bên dưới để được tư vấn miễn phí nhé.

5/5 - (10 bình chọn)

0 thoughts on “Nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh khi nào?

  1. Nguyễn Thị Thanh Thúy says:

    Trước khi sinh mình đã trữ sẵn cho con 2 hộp rồi. Cứ mỗi khi con ăn xong khoảng 2 tiếng là mình lại rơ cho con

  2. Nhung nguyên says:

    Bé nhà e rơ lưỡi bằng gạc khô mà bé kg hợp tác chút nào cứ quấy khóc,từ ngày chuyển sang dùng dùng gạc Drpapie có tẩm sẵn dịch bé phối hợp ghê lắm,răng miệng sạch hết mảng bám

  3. Nguyễn Dung says:

    Mình dùng gạc răng miệng Dr Papie rơ lưỡi cho con từ lúc sơ sinh, trộm vía khoang miệng và lưỡi luôn sạch thơm

    • Nguyễn Chung says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng DR.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ

    • Nguyễn Chung says:

      Chào mom! Cám ơn mom đã tin dùng sản phẩm Gạc răng miệng Dr.Papie. Dr.Papie luôn cung cấp những sản phẩm tốt nhất, an toàn nhất cho trẻ Việt.

  4. Nguyenkhanganhkhoi says:

    Mình thường rơ lưỡi cho con ngày 2 lần sau bữa ăn 30 phút, trộm vía từ sinh đến h miệng con luôn sạch sẽ thơm tho

  5. Nhi ngọc says:

    Bé nhà mình 2,5 t nhưng nhác đánh răng lắm nên Mình toàn dùng gạc drpapie để vệ sinh răng miệng ngày 2 lần cho bé .trộm vía miệng bé lúc nào cũng sạch sẽ và thơm tho không gửi thấy mùi chua

  6. ngọc huệ says:

    luôn tin tưởng dùng gạc dr.papie rơ lưỡi cho bé, bé nhà mình sau khi dùng đã dứt diểm mùi chua miệng vào buổi sáng và mảng trắng như lưỡi

0911225336 Zalo Facebook