Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì tốt, an toàn cho bé

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì tốt là vấn đề được mẹ quan tâm vì nó đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé. Rơ lưỡi thường xuyên giúp bé tránh được các bệnh răng miệng như tưa lưỡi, sâu răng,… nhưng nên lựa chọn nguyên liệu rơ lưỡi nào để vừa sạch, vừa an toàn cho bé? Mẹ tham khảo ngay tất cả kiến thức về rơ lưỡi cho bé đã được Dr. Papie tổng hợp bên dưới nhé!

Có nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh?

rơ lưỡi cho bé hàng ngày
Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì tốt, lại an toàn?

Bé sơ sinh vẫn ti sữa mẹ hàng ngày, mảng bám cặn sữa tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi nấm phát triển, gây bệnh răng miệng nếu không được vệ sinh hàng ngày. 

Theo bác sĩ Ma Văn Thấm – Trưởng khoa Nhi tại Bệnh viện Nhi – Sơ sinh tại Bệnh viện Đa Khoa Phú Quốc: “Mẹ nên rơ lưỡi vệ sinh răng miệng cho bé hằng ngày để loại bỏ cặn thức ăn thừa, ngăn vi khuẩn phát triển. Rơ lưỡi cũng giống như đánh răng, cần thực hiện đều đặn theo ngày.” Nếu mẹ không chú ý chăm sóc sẽ khiến bé dễ bị tưa lưỡi, viêm nướu, nấm miệng, sâu răng,… 

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì tốt lại an toàn cho bé?

Rơ lưỡi cho bé sơ sinh đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ của bố mẹ từ bước chọn dụng cụ, nguyên liệu cho đến khi rơ lưỡi. Dưới đây là một số biện pháp hay dùng để rơ lưỡi tại nhà cho bé, mẹ tham khảo nhé!

2.1: Nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý có tác dụng làm sạch và an toàn với mọi đối tượng (kể cả trẻ sơ sinh) nên thường được dùng để làm sạch khoang miệng cho bé. 

Cách thực hiện:

  • Rửa tay thật sạch với xà phòng hoặc nước sát khuẩn để loại bỏ vi khuẩn có trong tay.
  • Chuẩn bị 50ml nước muối sinh lý và gạc sạch. Mẹ nên mua nước muối sinh lý ngoài cửa hàng vì đã được pha với nồng độ chuẩn.
  • Tiến hành rơ lưỡi cho bé: Quấn gạc vào ngón tay trỏ của bàn tay thuận sau đó rơ lưỡi cho bé lần lượt theo thứ tự lưỡi, nướu và 2 má. Chú ý rơ nhẹ nhàng, không nên cho tay quá sâu vào họng bé vì sẽ gây kích ứng khiến bé nôn trớ.

Lưu ý: Nước muối sinh lý không có tác dụng diệt khuẩn nên khi rơ mẹ cần kết hợp nước muối với các thành phần khác để tăng hiệu quả làm sạch răng miệng. Không nên rơ lưỡi cho bé với nước muối đặc tại nhà vì không đảm bảo nồng độ chuẩn sẽ gây rát lưỡi bé.

2.2: NaHCO3

NaHCO3 (còn gọi là baking soda) mang tính kiềm, có tác dụng làm sạch hiệu quả và an toàn với sức khoẻ con người nên được dùng nhiều trong các sản phẩm vệ sinh răng miệng.

Các tác dụng của NaHCO3 với răng miệng: 

  • Kháng nấm phòng ngừa tưa lưỡi: Nấm Candida phát triển mạnh trong môi trường acid. Khi mẹ rơ lưỡi bằng NaHCO3 (có tính kiềm) sẽ làm giảm độ acid trong miệng và ngăn ngừa sự bám dính của nấm trên bề mặt lưỡi giúp loại bỏ và phòng ngừa tưa lưỡi.
  • Kháng khuẩn ngăn ngừa sâu răng: Streptococcus mutans và Lactobacillus là 2 vi khuẩn ký sinh trong miệng và tiết ra acid gây mòn men răng, lâu dần thành sâu răng. NaHCO3 tính kiềm có tác dụng trung hoà acid trong miệng nên làm giảm mòn men răng và ngừa sâu răng.
  • Ngừa hôi miệng: Nguyên nhân dẫn đến hôi miệng là do vi sinh vật ký sinh trong miệng bé tiết ra chất thải ở dạng hơi lưu huỳnh. NaHCO3 có tác dụng chuyển lưu huỳnh dạng hơi thành dạng rắn giúp khử mùi hôi miệng. 

Cách thực hiện: 

  • Rửa tay thật sạch với xà phòng hoặc nước sát khuẩn để loại bỏ vi khuẩn có trong tay.
  • Pha dịch rơ lưỡi: Hoà tan 50g NaHCO3 (1 thìa cafe nhỏ) trong 1 chén nước đun sôi để nguội. 
  • Rơ lưỡi cho bé: Dùng gạc hoặc tăm bông thấm dịch sau đó nhẹ nhàng rơ lưỡi cho bé theo thứ tự lần lượt: lưỡi, nướu, vòm họng và 2 bên má. Không đưa gạc vào sâu trong miệng tránh bé bị đau.

Chú ý:  NaHCO3 được dùng cho bé với nồng độ tối đa 250mg/lần và 3 lần/ngày. Mẹ không nên dùng quá làm lượng này để tránh xuất hiện tác dụng phụ trên tiêu hoá như nôn, đầy hơi,… Vì vậy mẹ không nên tự pha NaHCO3 tại nhà để rơ lưỡi cho bé mà nên chọn mua các sản phẩm chăm sóc răng miệng chứa NaHCO3 có hàm lượng đạt chuẩn.

2.3: Rơ lưỡi bằng lá hẹ

đánh tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ
Đánh tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ

Trong cuốn Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – TS. Đỗ Tất Lợi đã chỉ ra lá hẹ chứa “kháng sinh tự nhiên” như odrin, allicin,…nên có tác dụng diệt vi khuẩn, vi nấm ký sinh trong miệng. Rơ lưỡi bằng lá hẹ cho bé cũng được chứng nhận an toàn với trẻ sơ sinh nên rơ lưỡi bằng nước cốt lá hẹ là biện pháp phổ biến nhất được sử dụng khi bé có tưa lưỡi, cặn sữa.

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị dịch rơ lưỡi: 
  • Bước 1: Rửa sạch 100g lá hẹ (chọn lá hẹ tươi, có nguồn gốc rõ ràng, không chứa hoá chất như thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật,…). Sau đó đun sôi với 300ml nước muối loãng, vớt ra để ráo.
  • Bước 2: Hẹ vừa luộc mang đi giã nát, thêm nước luộc hẹ vào và vắt lấy nước cốt để rơ lưỡi.
  • Bước 3: Mẹ chấm gạc khô vào dịch lá hẹ và tiến hành rơ lưỡi cho bé. 

Lưu ý: Rơ lưỡi cho bé với liều lượng vừa đủ vì lá hẹ có tác dụng nhuận tràng nên sẽ gây tiêu chảy khi bé nuốt quá nhiều dịch lá hẹ.

2.4: Cỏ ngọt

đánh tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng cỏ ngọt
Đánh tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng cỏ ngọt

Cỏ ngọt được dùng phổ biến để rơ lưỡi cho bé vì vừa có vị ngọt tự nhiên, vừa có tác dụng kích thích khoang miệng tăng tiết nước bọt, nâng cao cơ chế bảo vệ tự nhiên của khoang miệng. Hơn nữa, cỏ ngọt có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm giúp làm sạch răng miệng và được chứng minh an toàn với trẻ sơ sinh.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị dịch rơ lưỡi: 
    • Bước 1: Lấy khoảng 100g cỏ ngọt tươi, không hoá chất đem rửa sạch với nước, sau đó đem ngâm với nước muối khoảng 15 phút, vớt ra để cho ráo nước.
    • Bước 2: Giã nhuyễn cỏ ngọt sau đó thêm 300ml nước sôi để nguội vào, vắt lấy nước cốt và rơ lưỡi cho bé.
    • Bước 3: Lấy 1 miếng gạc sạch, chấm dịch tẩm và rơ lưỡi cho bé.

2.5: Xylitol

thành phần xylitol trong gạc rơ lưỡi
Thành phần xylitol trong gạc rơ lưỡi

Xylitol có vị ngọt nhẹ, có tác dụng loại bỏ mảng bám, làm sáng răng nên được sử dụng nhiều trong các sản phẩm chăm sóc răng miệng. Xylitol cũng được chứng minh an toàn với trẻ sơ sinh nên mẹ có thể dùng để rơ lưỡi cho bé.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị dịch rơ lưỡi: 
    • Bước 1: Hoà tan 2 – 3 thìa cafe Xylitol vào 1 chén nước đun sôi để nguội.
    • Bước 2: Lấy 1 miếng gạc sạch, chấm vào dịch vừa pha và rơ lưỡi cho bé.

Lưu ý: Mẹ không nên dùng quá nhiều Xylitol vì sẽ gây tiêu chảy cho bé.

2.6: Rau ngót

lấy dịch chiết rau ngót để rơ lưỡi cho bé
Lấy dịch chiết rau ngót để rơ lưỡi cho bé

Từ xưa, dịch chiết rau ngót đã được sử dụng để rơ lưỡi khi bé bị tưa lưỡi. Theo nghiên cứu, dịch chiết lá ngót có thể loại bỏ đến 50% tưa lưỡi cho bé. Tuy nhiên, lá ngót chỉ thích hợp để rơ lưỡi cho bé từ 6 tháng tuổi vì có khả năng gây ngộ độc tiêu hoá cho bé.

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị dịch rơ lưỡi: 
    • Bước 1: 100g lá ngót rửa sạch, ngâm nước muối khoảng 15 phút.. Chú ý chọn lá ngót tươi, sạch, có nguồn gốc rõ ràng, không phun thuốc trừ sâu hoặc các loại hoá chất khác.
    • Bước 2: Cho lá ngót đã ngâm vào nồi, thêm 1 thìa cafe muối, 200-300ml nước đun sôi, để nguội
    • Bước 3: Lá ngót đã nguội giã nhỏ, sau đó vắt lấy nước. Lấy 1 miếng gạc sạch, chấm vào dịch lá ngót vừa vắt và rơ lưỡi cho bé.

Lưu ý: Ở Đài Loan đã có báo cáo ca ghi nhận đợt bùng phát bệnh viêm tiểu phế quản tắc nghẽn ở trẻ em do dùng lá ngót tươi để rơ lưỡi. Vì vậy, mẹ nên luộc chín lá ngót trước khi rơ lưỡi để đảm bảo an toàn cho bé nhé!

Việc tự chuẩn bị dịch rơ lưỡi lấy đi nhiều thời gian của mẹ nhưng lại không đem lại hiệu quả cao vì không có sự kết hợp hiệu quả của các nguyên liệu rơ lưỡi. Hơn nữa, khi tự pha dịch rơ lưỡi tại nhà sẽ không đảm bảo hàm lượng hợp lý, có thể khiến bé bị ngộ độc do dùng quá liều hoặc không thiếu vệ sinh khi chuẩn bị dịch chiết.

Nhưng mẹ đừng lo, hiện nay trên thị trường đã cho ra đời các loại gạc rơ lưỡi tẩm sẵn dịch, khắc phục hoàn toàn những nhược điểm của phương pháp truyền thống. 

Gạc rơ lưỡi Dr. Papie được thiết kế dạng ống xỏ ngón tẩm sẵn dịch, có thành phần chứa dịch chiết lá hẹ, Xylitol, muối và NaHCO3 với hàm lượng chính xác. Sản phẩm được hấp tiệt trùng 2 lần, được Bộ Y Tế chứng nhận đạt chuẩn Trang Thiết Bị Y Tế và cấp phép sử dụng cho trẻ sơ sinh. 

Cách sử dụng gạc vô cùng đơn giản, mẹ chỉ cần 30s mỗi lần rơ lưỡi:

  • Bước 1 – Sát khuẩn tay sạch sẽ với xà phòng hoặc nước rửa tay.
  • Bước 2 – Đeo gạc: Xé túi đựng gạc và đeo vào ngón tay trỏ của bàn tay thuận.
  • Bước 3 – Rơ lưỡi nhẹ nhàng cho bé theo thứ tự lần lượt từ lưỡi, nướu và màng trong 2 bên má.

Lưu ý: Mỗi túi gạc chỉ sử dụng một lần.

Thành phần không nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh

Ngoài ra, mẹ nên tránh sử dụng các nguyên liệu bên dưới khi rơ lưỡi cho bé vì nguy cơ bị ngộ độc, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé rất cao.

3.1: Mật ong 

rơ lưỡi cho trẻ bằng mật ong
Rơ lưỡi cho trẻ bằng mật ong

Trong mật ong có chứa các bào tử của vi khuẩn vi khuẩn Clostridium botulinum, chúng sinh độc tố Botulinum. Khi bố mẹ dùng mật ong để rơ lưỡi cho bé dưới 1 tuổi, đặc biệt là dưới 6 tháng sẽ khiến bé bị ngộ độc, liệt cơ thậm chí nguy hiểm tới tính mạng. Vì vậy, mẹ không nên cho bé dùng mật ong khi con dưới 1 tuổi nhé. 

3.2: Trà xanh

rơ lưỡi cho bé bằng trà xanh
Trà xanh không thích hợp dùng hàng ngày cho bé dưới 6 tháng tuổi

Trà xanh có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm mạnh nên được sử dụng nhiều trong các sản phẩm làm sạch từ thiên nhiên như sữa tắm, kem đánh răng,… Tuy nhiên, trà xanh có chứa một lượng lớn cafein (là chất kích thích), khi bé hấp thu 1 lượng lớn sẽ bị mất ngủ và kích ứng dạ dày, không thích hợp dùng hàng ngày cho bé dưới 6 tháng tuổi.

3.3: Nano bạc

xu-dung-bac-nano-ro-luoi-cho-be
Không nên sử dụng nano bạc qua đường miệng trong thời gian dài

Nano bạc được dùng nhiều để trị các bệnh nhiễm khuẩn ngoài da thay cho thuốc kháng sinh để hạn chế tình trạng kháng thuốc, tuy nhiên độ an toàn của bạc lại là vấn đề đang gây tranh cãi.

Theo European commision, một số nghiên cứu đã ghi nhận bạc gây biến đổi gen làm đổi màu vĩnh viễn của mắt và da. Ngoài ra, khi cơ thể hấp thu quá ngưỡng bạc được cho phép sẽ làm tổn thương gan, lách, tinh hoàn, thần kinh, thận. Đặc biệt, các chuyên gia cũng khuyến cáo không nên sử dụng bạc qua đường miệng trong thời gian dài vì sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm độc. 

Vì vậy, trẻ nhỏ là đối tượng đặt biệt, tuyệt đối không nên dùng các sản phẩm rơ lưỡi có chứa bạc trong thời gian dài tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

Lưu ý khi rơ lưỡi cho bé

Một số lưu ý nhỏ mẹ nên nhớ để tránh sai lầm khi rơ lưỡi giúp tăng hiệu quả bảo vệ răng miệng bé hơn nhé:

  • Tần suất rơ lưỡi: Mẹ vệ sinh cho bé 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối để làm sạch cặn thức ăn, vi khuẩn bám trong ngày giúp phòng ngừa các bệnh đường miệng như tưa lưỡi, sâu răng,…
  • Sát khuẩn tay trước khi rơ lưỡi: Vi khuẩn từ tay mẹ sẽ làm dịch rơ lưỡi bị nhiễm bẩn khiến bé bị ngộ độc hoặc tiêu chảy. Vì vậy mẹ nên vệ sinh tay sạch sẽ với xà phòng trước khi bắt đầu rơ lưỡi cho bé.
  • Thao tác rơ lưỡi: Rơ lưỡi lần lượt theo thứ tự từ lưỡi, nướu đến 2 mặt trong má. Không nên cho rơ quá sâu vì sẽ làm bé đau khiến con nôn trớ. Nếu bé có tưa lưỡi, mẹ chú ý không để tưa rơi vào trong họng bé.
  • Thời điểm rơ lưỡi: Nên rơ xa bữa ăn khoảng 1h tránh khiến bé trớ do ăn no. Ngoài ra mẹ không nên rơ lưỡi khi bé đang quấy khóc vì con sẽ không hợp tác, gây áp lực cho cả hai mẹ con.
  • Lựa chọn gạc rơ lưỡi: Mẹ ưu tiên chọn gạc hình ống xỏ ngón vì nó vừa nhỏ gọn, vừa mềm không gây đau cho bé. Mẹ không quấn khăn sữa để rơ lưỡi cho bé vì khăn sữa được dùng cho nhiều mục đích, chỉ giặt bằng xà phòng sẽ không đảm bảo vệ sinh. Ngón tay quấn khăn sữa thường to hơn nhiều so với gạc ống xỏ ngón, gây cộm miệng khó chịu cho bé. Không nên chọn gạc dạng que vì rất cứng, dễ chọc vào họng bé khi rơ lưỡi gây tổn thương họng khiến bé đau và sợ rơ lưỡi.
  • Không dùng lại dịch rơ lưỡi: Nhiều mẹ có thói quen cất dịch rơ lưỡi còn thừa vào tủ lạnh để sử dụng tiếp cho bé vào lần sau, tuy nhiên sau khi để dịch ở bên ngoài và thao tác chấm gạc dễ khiến dịch rơ lưỡi của bé bị nhiễm khuẩn. Khi rơ lại dịch này, bé rất dễ bị ngộ độc tiêu hoá với biểu hiện như nôn, tiêu chảy thậm chí phải nhập viện.

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh là một thói quen tốt, cần được thực hiện hàng ngày để làm sạch và ngăn ngừa các bệnh răng miệng ở trẻ. Hy vọng qua bài viết này, mẹ đã có thêm kiến thức về vấn đề rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì tốt?. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến vấn đề rơ lưỡi cho bé, mẹ hãy liên hệ đến hotline 0911.225.336 hoặc để lại comment bên dưới để được tư vấn sớm nhất nhé!

Rate this post

0 thoughts on “Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì tốt, an toàn cho bé

  1. Mai thị phượng says:

    Bé nhà mình từ lúc sơ sinh tới giờ toàn rơ bằng gạc drpapie thôi nên thấy miệng lưỡi sạch k tưa nấm

  2. Mai thành says:

    Bé nhà em dùng gạc drpapie cho tiện lợi ạ. Gạc tẩm sẵn dịch từ thảo dược nên dùng tiện lợi và sạch sẽ lắm ạ.

  3. Ngọc Nhi says:

    Mình thường rơ lữoi cho bé bằng gạc răng miệng Dr.papie vừa sạch sẽ mà không phải chắt nước lá hẹ lích kích

    • Nguyễn Chung says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng DR.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ

  4. Thuong says:

    Ngày xưa thì hay dùng lá hẹ giã ra rơ nứa cho con, nhưng sợ k đảm bảo vs, giờ có gạc dr.papie rồi, đc tẩm sẵn dịch chiết lá hẹ vs nmsl rồi nên sạch sẽ, an toàn

    • Nguyễn Chung says:

      Chào mom! Cám ơn mom đã tin dùng sản phẩm Gạc răng miệng Dr.Papie. Dr.Papie luôn cung cấp những sản phẩm tốt nhất, an toàn nhất cho trẻ Việt.

    • Nguyễn Chung says:

      Chào mom! Cám ơn mom đã tin dùng sản phẩm Gạc răng miệng Dr.Papie. Dr.Papie luôn cung cấp những sản phẩm tốt nhất, an toàn nhất cho trẻ Việt.

  5. Nhung nguyên says:

    Trước mik cũng toàn dùng gạc khô rồi giã lá rơ cho con,nhưng từ khi biết đến gạc Drpapie là chuyển sang dụng gạc này luôn,vì gạc đc tẩm sẵn dịch tiện cho mẹ lãu tốt cho con

    • Nguyễn Chung says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng DR.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ

  6. Thương Ly says:

    Mình biết gạc răng miệng Dr.Papie đáp ứng đầy đủ yêu cầu của người tiêu dùng cả về chất lượng lẫn mẫu mã. Mình thấy hài lòng khi dùng sản phẩm ạ!

  7. Kim thao says:

    Nhà mình cũng thường xuyên rơ lưỡi cho con bằng gạc răng miệng dr papie.trộm vía từ ngay con dùng không thấy vấn đề về răng lưỡi đâu ạ

  8. Mai nga says:

    Đúng là từ ngày dùng gạc rơ lưỡi dr papie mình thấy nhàn hẳn đi ấy, k phải lo giã lá để rơ lưỡi cho con nữa, gạc mềm mà sạch.

  9. Meta Nhung says:

    Nói chung là mình cũng lười nên toàn dùng gạc răng miệng của drpapie. Tiện chỉ cần bỏ ra là rơ lưỡi cho con

    • Nguyễn Chung says:

      Chào mom! Cám ơn mom đã tin dùng sản phẩm Gạc răng miệng Dr.Papie. Dr.Papie luôn cung cấp những sản phẩm tốt nhất, an toàn nhất cho trẻ Việt.

    • Nguyễn Chung says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng DR.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ

  10. Dương Bảo says:

    Mình thấy nên rơ lưỡi hàng ngày cho con để bảo vệ răng miệng và nướu lợi, nhà mình chọn gạc răng miệng Dr papie từ lúc con sơ sinh.

    • Nguyễn Chung says:

      Chào mom! Cám ơn mom đã tin dùng sản phẩm Gạc răng miệng Dr.Papie. Dr.Papie luôn cung cấp những sản phẩm tốt nhất, an toàn nhất cho trẻ Việt.

  11. Thoa kim says:

    hồi chưa biết còn dùng lá hẹ này kia theo các cô các mẹ chỉ mà nó không có tốt sạch miệng con đâu nên bỏ hẳn lâu rồi

  12. Oanh mai says:

    Trước mình cũng giã lá để rơ lưỡi cho con mà mất nhiều time nên thôi chuyển qua dùng gạc dr papie tẩm sẵn, giá cao xíu nhưng an toàn, hiệu quả mà tiện lợi.

  13. Nguyễn Đan says:

    Trước khi sinh mình cũng đã tìm hiểu tất cả những loại gạc trên thị trường, và cuối cùng mình cũng lựa chọn gạc dr papie, và cảm thấy rất an tâm dùng cho bé sơ sinh gạc này

  14. Dương Bảo says:

    Trc mình cũng hay dùng lá hẹ hoặc lá ngót nhưng giờ thấy lích kích lắm, toàn dùng gạc răng miệng Dr papie cho tiện.

0911225336 Zalo Facebook