Thuốc Nyst là thuốc kháng nấm được chỉ định khi bé bị nấm miệng do chủng Candida. Bài viết sẽ cung cấp cho mẹ công dụng, cách dùng và lưu ý khi dùng thuốc Nystatin. Mẹ cùng theo dõi để sử dụng thuốc Nyst hiệu quả và an toàn nhất cho bé nhé.
1. Tác dụng của thuốc nyst
Thuốc Nyst có 2 công dụng chính như sau:
- Điều trị cho trẻ nhiễm nấm Candida ở miệng: Thuốc Nystatin ngăn cản sự sinh sôi gây bệnh và tiêu diệt nấm. Qua đó điều trị các bệnh do nấm Candida gây ra ở trẻ như tưa lưỡi, lưỡi đen, viêm nướu, viêm họng,…
- Phòng ngừa nấm Candida lây nhiễm ở đường tiêu hoá: Thuốc không gây hại đến các vi sinh vật có lợi trong đường ruột nên góp phần giúp ổn định hệ vi sinh của bé.
2. Liều dùng thuốc nyst
Bác sĩ thường kê đơn thuốc Nyst cho trẻ ít tháng tuổi dưới dạng bột pha loãng để rơ lưỡi. Tuy nhiên, với từng tháng tuổi sẽ có liều lượng khác nhau phù hợp với bé:
- Trẻ sơ sinh từ 0 – 6 tháng tuổi: ngày dùng 2 lần, mỗi lần nửa gói.
- Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi: ngày dùng 2 lần, mỗi lần 1 gói.
- Trẻ từ 1 – 18 tháng tuổi: ngày dùng 2 lần, mỗi lần 2 gói.
3. Cách dùng thuốc nyst
Mẹ tiến hành rơ lưỡi cho bé bằng thuốc Nyst qua 4 bước dưới đây nhé:
- Bước 1: Mẹ rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn
- Bước 2: Mẹ pha thuốc cho bé theo tỷ lệ 1 gói thuốc cho 5mL nước ấm (khoảng ¼ thìa cà phê).
- Bước 3: Mẹ đeo gạc vào ngón trỏ, nhúng vào chén thuốc sao cho gạc thấm đều dịch thuốc.
- Bước 4: Mẹ rơ lưỡi cho bé bắt đầu từ 2 bên trong má, nướu và cuối cùng rơ đến răng, lưỡi của bé.
Mẹ lưu ý pha thuốc cho bé theo đúng tỷ lệ, tránh pha quá loãng hoặc dùng nước quá nóng rơ lưỡi cho bé.
4. Tác dụng phụ của thuốc nyst
Là nhóm thuốc được dùng phổ biến khi trẻ em nhiễm nấm miệng, thuốc rơ lưỡi Nystatin có một số tác dụng phụ hiếm gặp là:
- Hệ tiêu hoá: Gây buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy.
- Da và niêm mạc: Nổi mề đay, phát ban, kích ứng niêm mạc miệng.
- Hội chứng Steven – Johnson: một tổn thương da mức độ nặng do phản ứng viêm gây ra.
Vì vậy, mẹ không được tự ý sử dụng thuốc Nyst mà cần có sự kê đơn của bác sĩ. Ngoài ra, nếu trẻ gặp phải những tác dụng phụ trên, mẹ cần ngưng dùng thuốc và đưa bé đến bệnh viện để thăm khám kịp thời.
5. Thận trọng/Cảnh báo khi dùng thuốc nyst
Để thuốc Nyst phát huy tối đa hiệu quả và không để lại tác dụng phụ, mẹ cần thận trọng những điều sau trước khi dùng thuốc cho bé:
- Không dùng cho trẻ có tiền sử dị ứng với thuốc Nyst: Mẹ cần thông báo cho bác sĩ biết để không kê đơn Nyst cho trẻ. Đồng thời, trẻ dị ứng với sorbitol và vanilin (thành phần khác của thuốc) cũng không nên dùng Nyst để trị bệnh.
- Duy trì rơ lưỡi Nystatin trong vòng 2 ngày sau khi hết triệu chứng: Đó là vì bằng mắt thường mẹ quan sát thấy bé hết triệu chứng, nhưng chân nấm vẫn còn sót lại rất dễ tái lại. Mẹ cần dùng duy trì thuốc để triệt để loại bỏ nấm cho bệnh khỏi hoàn toàn.
- Không được tự ý gấp đôi liều dùng: Với từng đối tượng trẻ đã có liều lượng thuốc riêng biệt. Nếu dùng quá liều, bệnh không khỏi mà còn dẫn đến tác dụng phụ gây hại sức khoẻ của bé.
Có mẹ thắc mắc rằng dùng Nystatin rơ lưỡi để vệ sinh hàng ngày cho bé được không? Câu trả lời là KHÔNG. Thuốc Nystatin chỉ được dùng khi bé mắc vấn đề về răng miệng do nấm Candida và thời gian điều trị khoảng 2 tuần đến 1 tháng. Nếu mẹ mua về dùng hàng ngày thì sẽ gây ra tình trạng nhờn thuốc hoặc tác dụng phụ không tốt cho bé.
6. Tương tác với thuốc nyst
Thuốc Nystatin bị mất tác dụng trị nấm khi mẹ dùng đồng thời với Riboflavin phosphat. Vì vậy, mẹ cần báo với bác sĩ nếu bé đang sử dụng thuốc hoặc thực phẩm chức năng có chứa chất này để có phương án điều trị khác.
7. Bảo quản thuốc nyst
Mẹ nên bảo quản thuốc Nyst ở nơi khô mát tránh ẩm thấp, nhiệt độ dưới 30 độ C. Tránh ánh sáng trực tiếp. Ngoài ra, mẹ chỉ pha thuốc đủ cho 1 lần dùng, tránh gây lãng phí thuốc hoặc mất tác dụng do để lâu ngoài không khí.
8. Dạng bào chế của thuốc nyst
Các dạng bào chế của Nystatin có thể gặp là thuốc mỡ bôi ngoài, hỗn dịch uống, viên nén, thuốc đặt âm đạo hoặc dạng bột đóng gói. Đối với trẻ nhỏ, Nystatin được dùng phổ biến dưới dạng bột đóng gói để rơ miệng.
Hy vọng qua bài viết trên, mẹ đã bỏ túi được những thông tin hữu ích về thuốc Nyst để trị bệnh cho bé nhà mình. Mọi thắc mắc mẹ vui lòng để lại phản hồi bên dưới hoặc liên hệ ngay hotline 0911.225.336 để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất nhé.
Thực tập sinh Dược lâm sàng tại BV Bạch Mai. 2 năm kinh nghiệm tư vấn sức khỏe. Hiện tại dược sĩ phụ trách chuyên môn của Phòng khám nhi khoa Y cao Hà Nội
Cứ dùng gạc drpapie là an toàn nhất lại khong lo con bị các vấn đề răng miệng sạch
Bé nhà mình nhiều khi miệng bị mảng bám trắng dầy ở lưỡi mình hay dùng các loại lá để rơ lưỡi cho con , lá hẹ nhà mình trồng được nên mình thường dùng để vệ sinh lưỡi cho con. Nhưng mít thấy cũng ko hiệu quả lắm chỉ bớt được chút thôi
Nhà mình thường dùng gạc tẳm sẵn dịch để rơ lưỡi cho con thôi
Trc giờ mk cứ dùng gạc Dr papie cho con.thấy hiệu quả rõ rệt và sạch sẽ hợp vệ sinh nữa
Mk bjo đã thấy nhiều cái mk làm k đúng khi sử dụng thuốc Nhát cho con.thôi,mk lại chuyển sang dùng thử gạc tẩm sẵn dịch chiết của dr papie xem sao