Bệnh nấm lưỡi ở trẻ không nguy hiểm tuy nhiên khi trẻ bị nấm lưỡi lâu ngày không khỏi làm nhiều mẹ hoang mang và lo lắng. Để hiểu rõ hơn nguyên nhân tại sao bé bị như vậy và cách xử lý thế nào cho hiệu quả, mẹ tham khảo bài viết dưới đây.
1. Nấm lưỡi là gì? Nguyên nhân do đâu?
Nấm lưỡi thường gặp ở trẻ 0 – 3 tuổi, thủ phạm chính gây ra vấn đề này là nấm Candida albicans, một loài nấm vốn ký sinh hòa bình ở trong miệng. Ở điều kiện bình thường, với số lượng ít và khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể, nấm Candida không có khả năng tấn công, gây bệnh. Tuy nhiên chúng có thể phát triển quá mức gây nấm lưỡi nếu trẻ có các yếu tố nguy cơ sau đây:
- Hệ miễn dịch còn yếu: Trẻ em là đối tượng dễ bị nấm xâm nhập gây bệnh nấm lưỡi cho có hệ thống miễn dịch còn chưa hoàn thiện, đặc biệt là trẻ sinh non, thiếu tháng, nhẹ cân, suy dinh dưỡng.
- Mẹ bị nấm âm đạo, âm hộ trong lúc mang bầu: Trẻ có thể nhiễm nấm ngay từ lúc mới sinh nếu mẹ mắc bệnh nấm sinh dục trong lúc mang thai nhưng chưa được chữa trị triệt để.
- Núm ti mẹ bị nấm: Núm ti mẹ bị nhiễm nấm sẽ lây sang miệng bé khi con ti trực tiếp từ vú mẹ.
- Vệ sinh răng miệng kém: Nếu không được vệ sinh thường xuyên thì trong khoang miệng bé sẽ đọng lại cặn sữa, mảng bám… là nguồn thức ăn “ bổ béo” đối với nấm và vi khuẩn, tạo điều kiện cho chúng phát triển gây nấm lưỡi.
- Dùng chung một số đồ vật với trẻ, người khác bị nấm: Trẻ em hay có thói quen ngậm tay, sau đó lại dùng tay chạm vào các đồ vật xung quanh. Đồ vật để ngoài môi trường ẩm ướt, các chủng nấm dễ sinh sôi và lây sang miệng bé.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc dành cho trẻ:
- Kháng sinh: Sử dụng kháng sinh thường xuyên sẽ làm mất cân bằng hệ vi sinh vật trong miệng bé, làm số lượng nấm lưỡi gia tăng quá mức, tăng nguy cơ trẻ bị nấm lưỡi.
- Thuốc Corticoid dạng hít: Đối với những bé sử dụng Corticoid lâu dài để dự phòng, điều trị hen suyễn, viêm mũi dị ứng,… nguy cơ nhiễm nấm lưỡi cao hơn do dây là các thuốc ức chế miễn dịch, làm cho hệ miễn dịch không hoạt động hiệu quả khiến nấm dễ gây bệnh.
2. Trẻ bị nấm lưỡi bao lâu thì khỏi?
Trẻ bị nấm lưỡi bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào tình trạng nấm và cách chăm sóc của bố mẹ.
Đổi với nấm lưỡi nhẹ:
- Tình trạng nhẹ là khi mẹ thấy xuất hiện các mảng trắng đục không đồng đều ở trên lưỡi bé. Các mảng trắng này bám rất chắc và khó làm sạch khiến bé mất vị giác, thậm chí đau rát, chán ăn, bỏ bú.
- Bé sẽ khỏi sau khoảng 7 – 10 ngày.
Đổi với nấm lưỡi nặng:
- Tình trạng nặng là khi các mảng trắng lan rộng ra cả khoang miệng, tạo thành các đám lổn nhổn ở trên vòm họng, mặt trong má,… Niêm mạc miệng bị nấm làm tổn thương khiến bé thường xuyên quấy khóc, bỏ ăn, lâu ngày có thể dẫn đến suy dinh dưỡng.
- Bé sẽ khỏi sau khoảng 2 tuần – 1 tháng.
Khi thấy bé có các dấu hiệu của nấm lưỡi nặng hoặc chữa nấm sau 1-2 tuần mà không thấy các triệu chứng giảm đi, mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được tư vấn cách điều trị và sử dụng thuốc hợp lý nhất.
3. Vì sao trẻ bị nấm lưỡi mãi không khỏi?
Trẻ bị nấm lưỡi lâu ngày không khỏi do nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới đây là 2 nguyên nhân chính mẹ cần chú ý nhất:
3.1 Bé chỉ hết mảng trắng trên lưỡi nhưng tái lại sau thời gian ngắn
Bằng mắt thường mẹ thấy lưỡi bé sạch, không còn mảng trắng bám dính, mẹ cứ nghĩ bé đã khỏi bệnh nên lơ là. Sau thời gian ngắn 3 – 5 ngày mẹ không để ý, bé lại bị nấm lưỡi tái lại.
Vậy nguyên nhân do đâu? Trong trường hợp này, lưỡi của bé chưa hết sạch chân nấm. Chân nấm rất nhỏ nên mẹ khó quan sát bằng mắt thường, thực tế phải soi dưới kính hiển vi mới nhìn ra. Do đó khi thấy không còn mảng trắng trên lưỡi, mẹ nghĩ bé khỏi nên dừng thuốc hoặc không vệ sinh răng miệng cẩn thận khiến nấm có điều kiện phát triển trở lại và gây bệnh.
3.2 Nấm bám dai dẳng chỉ đỡ, không hết
Mẹ đã áp dụng rất nhiều cách nhưng bé không khỏi vì:
- Do chăm sóc sai cách: Khi rơ lưỡi mẹ sợ làm đau bé nên thao tác còn chưa kỹ, hời hợt, không làm sạch được hết chân nấm khiến bệnh nấm lưỡi kéo dài mãi không khỏi.
- Do bé lây nấm từ đồ vật, núm ti mẹ: Nấm ở miệng bé rất dễ lây lan ra các đồ vật xung quanh như đồ chơi, bình sữa,… hay thậm chí là núm ti mẹ vì bé hay có thói quen ngậm mút. Nếu mẹ chỉ tập trung chữa nấm ở miệng bé mà bỏ qua việc vệ sinh những đồ vật này thì khả năng cao nấm sẽ lây trở lại vào miệng bé khiến bệnh tái phát liên tục.
4. Mẹo nhỏ giúp bé dứt điểm nấm lưỡi không lo tác dụng phụ
Nấm lưỡi không phải là bệnh nguy hiểm, tuy nhiên nếu chăm sóc không đúng cách bé sẽ lâu khỏi, thậm chí làm bệnh nặng hơn. Chuyên gia Dr.Papie mách mẹ một số mẹo nhỏ sau giúp bé nhanh khỏi hơn, mẹ theo dõi nhé:
- Sử dụng thuốc đúng liệu trình: Các thuốc chữa nấm miệng phải được sử dụng đúng theo chỉ định của chuyên gia y tế. Do đó mẹ tuyệt đối không tự ý dùng thuốc kháng nấm cho trẻ mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Thông thường cho một đợt điều trị, thuốc được kê trong khoảng 10-14 ngày, sau khi hết triệu chứng cần duy trì thêm 7 ngày để tiêu diệt sạch chân nấm.
- Kết hợp gạc kháng nấm giúp bé nhanh khỏi: Thuốc chỉ có tác dụng tiêu diệt hết nấm trong khoang miệng bé mà không có khả năng làm sạch mảng bám, cặn sữa,…mẹ cần sử dụng thêm các loại gạc kháng nấm để rơ lưỡi cho bé hàng ngày, vừa giúp miệng bé luôn sạch sẽ, loại bỏ mảng bám, cặn sữa vốn là nơi trú ngụ, miếng mồi béo bở của nấm vừa tăng cường hiệu quả diệt nấm, rút ngắn thời gian dùng thuốc.
- Vệ sinh sạch sẽ đồ dùng hàng ngày của bé: Mẹ nên vệ sinh vật dụng của bé như bình sữa, núm ti giả mỗi ngày một lần và vệ sinh đồ chơi, chăn gối 1 lần/ tuần để hạn chế tối đa sự lây lan của nấm ở môi trường xung quanh, không để chúng lây lại cho bé.
- Tránh cho trẻ mút tay: Do trẻ con hay có thói quen ngậm, mút tay nên tay bé rất dễ bị nhiễm nấm từ miệng rồi lây sang các đồ vật khác khi cầm nắm. Mẹ cần để ý và tránh cho bé đưa tay lên miệng, rửa tay cho bé mỗi khi chơi xong, trước vào sau khi ăn, sau khi ngủ dậy,… để đảm bảo luôn sạch sẽ.
- Nên cho trẻ bú bình: Núm ti mẹ dễ bị nhiễm nấm từ miệng bé khi bé bú mẹ, khiến nấm lây đi lây lại mãi không khỏi. Để phòng tránh mẹ nên vắt sữa ra bình cho bé uống trong suốt thời gian chữa nấm.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Mẹ nên bổ sung cho bé các loại thực phẩm giàu lợi khuẩn như sữa chua, váng sữa để cân bằng lại hệ vi sinh, không để cho vi nấm, vi khuẩn có hại có cơ hội gây bệnh. Ngoài ra mẹ cũng nên cho bé uống 1 ly nước hoa quả mỗi ngày để nâng cao sức đề kháng.
5. Các câu hỏi khi trẻ bị nấm lưỡi
Dưới đây là một số thắc mắc mà nhiều mẹ quan tâm khi chăm sóc cho trẻ bị nấm lưỡi lâu ngày:
5.1 Nên chọn gạc rơ lưỡi thế nào khi trẻ bị nấm lưỡi?
Gạc rơ lưỡi giúp bé nhanh khỏi, ngăn ngừa tái phát do làm sạch và hỗ trợ tiêu diệt hết nấm và vi khuẩn trong miệng KHÔNG GÂY TÁC DỤNG PHỤ. Vì vậy, đây là lựa chọn của hầu hết mẹ bỉm. Vậy làm thế nào để chọn gạc răng miệng không làm bé bị đau, hiệu quả trị nấm tốt? Mẹ nên ưu tiên một số tiêu chí chọn gạc sau đây:
- Chọn gạc tẩm ẩm: Gạc được tẩm sẵn dịch kháng nấm vừa tiện lợi, vừa có hiệu quả diệt nấm, trị nấm lưỡi cao giúp mẹ thuận tiện hơn trong quá trình chăm sóc bé.
- Chất liệu mềm mại: Niêm mạc miệng của trẻ khá mỏng, sử dụng các chất liệu thô ráp có thể khiến bé khó chịu, thậm chí chảy máu. Mẹ ưu tiên sử dụng các loại gạc làm bằng sợi polyester vừa mềm mại, vừa không vương lại sợi trong miệng bé.
- Có hình ống nhỏ gọn: Mẹ nên chọn loại gạc xỏ ngón, đeo vừa tay để dễ dàng thao tác, không làm bé khó chịu do không gây cộm trong miệng.
- Sạch vô khuẩn: Bé sơ sinh có hệ miễn dịch còn yếu cho nên mẹ cần sử dụng gạc loại gạc vô trùng tuyệt đối để tránh lây nhiễm cho bé
Gạc răng miệng Dr.Papie là gạc rơ lưỡi ĐẦU TIÊN được cấp bằng sáng chế độc quyền về công thức dịch tẩm ẩm, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí nêu trên. Gạc được Bộ Y tế cấp phép hỗ trợ điều trị các bệnh răng miệng và được các chuyên gia Nhi khoa khuyên dùng cho trẻ bị nấm lưỡi lâu ngày.
5.2 Trẻ bị nấm lưỡi kiêng ăn gì?
Thức ăn ảnh hưởng rất lớn đến sự cân bằng vi sinh trong miệng bé nên mẹ cần chú ý xây dựng chế độ ăn uống cho bé sao cho hợp lý. Một số loại thực phẩm mà trẻ bị nấm lưỡi lâu ngày nên kiêng là:
- Đồ ăn chứa nhiều đường: Môi trường nhiều đường là nguồn dinh dưỡng ưa thích của nấm Candida. Mẹ hạn chế cho bé ăn đồ nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt, nước trái cây đóng chai,…
- Thức ăn cay nóng: Đồ cay nóng như ớt, tiêu,… có thể khiến niêm mạc lưỡi bé bị nhiễm nấm càng tổn thương nghiêm trọng hơn.
Hy vọng qua bài viết trên mẹ nắm rõ được các nguyên nhân khiến trẻ bị nấm lưỡi lâu ngày mãi không khỏi cùng cách xử lý sao cho hiệu quả nhất và không tái phát. Nếu còn bất cứ băn khoăn gì về vấn đề này, mẹ để lại phản hồi bên dưới hoặc liên hệ với chuyên gia của Dr.Papie qua hotline 0911.225.336 để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.
Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ. Giờ thì mk đã hiểu rõ đc nguyên nhân gây ra tưa lưỡi ở trẻ và cách trị tưa lưỡi
Bé nhà e uống sữa công thức nên cũng bị tưa trắng ở lưỡi.bây giờ thì mk đã biết cách trị tưa và biết cách rơ lưỡi cho con
Cảm ơn dược sỹ đã chia sẻ ạ
Bé nhà mình bị lưỡi bản đồ thì dùng gạc drpapie có khỏi Hẳn được không ạ
Từ khi biết đến gạc rơ lưỡi của dr papie mình sd cho von thường xuyên, con sạch sẽ răng miệng, ăn ngon hơn
Trước bé nhà mình uống sữa công thức nhiều cũng bị tưa lưỡi mình dùng gạc dr papie thấy sạch và hiệu quả
Nhà mình dùng gac drpapie cho bé từ lúc sinh ra giờ bé nhà mình đã 2 tuổi trộm vía răng miệng của bé chẳng bao giờ bị nấm gì cả
Thông tin thật bổ ích cảm ơn dược sỹ đã chia sẻ cho các mẹ bỉm ạ
Kiến thức chăm con là vô hạn .cảm ơn đã chia sẻ bài viết
bé nhà mình ngày trước bị nấm lưỡi và mảng trắng rất là nhiều nhưng mà sau khi dùng gạc dr.papie này rất là sạch, sản phẩm rất tốt, cảm ơn chuyên gia rất là nhiều ạ
Nấm lưỡi do nhiều nguyên nhân quá.Con mình may ko bị nấm miệng.bài viết hay cho mẹ nào chưa chăm soc răng miệng con tốt
Bài viết hay quá.cảm ơn bs đã chia sẽ
Bé nhà mình cũng bị nấm lưỡi mà mình chữa mãi không khỏi. Đọc xong bài báo mới thấy cách vệ sinh miệng lưỡi cho bé của mình chưa đúng cũng là nguyên nhân khiến bé lâu khỏi
Mình phải lưu những thông tin này lại mới được
Bé bị nấm lưỡi có nguy hiểm không ạ
Cảm ơn chuyên gia đã chia sẻ thông tin bổ ích ạ,em sẽ lưu lại ạ
Thông tin thật bổ ích cảm ơn dược sỹ đã chia sẻ
Con nhà mình cũng bị nấm lưỡi, mỗi khi ăn bé hay kêu đau
Mình dùng gạc drpapie thấy con đang khỏi dần rồi
Mình đã hiểu bé nhà mình bị nấm là do đâu rồi. Huhu
Hay quá ạ đáng học hỏi
Bé nhà mình trước bị nấm lưỡi bản đồ. Mình cho bé dùng gạc Dr.papie chỉ 5-7 hôm là khỏi
Thông tin rất hay ạ
Hay quá ạ 😍
Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng DR.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ
Nhà mình chỉ tin dung gạc drpper cảm ơn dược sỹ đã chia sẻ thông tin hữu ích
Bé bị nấm lưỡi hay bỏ ăn.lên mình cũng lo lắng.
Nếu bố mẹ biết chăm sóc đúng cách thì nấm lưỡi cũng nhanh khỏi hơn ah.
Bài viết ý nghĩa lắm ạ,cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ ạ
Nhiều kiến thức mẹ bỉm k biết quá ạ
Bé nhà mình trước cũng hay bị .cảm ơn đã chia sẻ
Trẻ con chưa tự vệ sinh răng miệng được nên bị nấm là chuyện bình thường. Nhưng các mẹ nên để ý vệ sinh răng miệng giúp con. Nên rơ lưỡi ngày 2 đến 3 lần. Đấy là theo kinh nghiệm của mình
Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng DR.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ
Bài báo rất hay và rất hữu ích, biết thêm thông tin trị nấm cho con
Bài viết tuyệt vời quá cảm ơn dược sĩ đã chia ak
Bài viết rata hữu ích, cảm ơn ds đã chia sẻ
Bé nhà mình dùng sct là chủ yếu nên rất hay bị đọng cặn sữa ở lưỡi,vì thế phải dùng gạc vs hàng ngày cho con mới ko bị nấm được
Bài viết rats ý nghĩa cảm on dược sĩ ah
Bé nhất mình bị nấm tái đi tái lại nhiều lần. Máy quá độc được thông tin của bài mình đã hiểu
Minh dùng gạc drpapie cho con thấy rất hiệu quả
Cảm ơn những chia sẻ hữu ích của dược sỹ, mình sẽ lưu ý để chăm con đúng cách khi còn bị nấm lưỡi.
Nhiều thông tin bổ ích giờ em mới được biết ạ. Em cảm ơn bác sĩ đã chia sẻ
Bé nhà mình đang dùng gạc dr paie này. Tốt
Bé nhà mình thường bị mảng trắng dùng gạc dr paie đc ko nhỉ
Nhà em may chưa bị nhưng em phải lưu lại để phòng bé sau
Nhờ dược sĩ tư vấn kỹ hơn về cách dùng gạc răng miệng Dr papie.
Trước con mình cũng thg bị nấm lưỡi do bé uống sct để lại cặn bám trên lưỡi, nhưng từ khi sd gạc rơ lưỡi đều đặn hàng ngày thì hầu như con ko còn bị nữa
Vậy mà nguy hiểm thật. Mình thấy nó đơn giản. Đọc bài viết thấy cảm ơn chia sẻ của dược sĩ
Trộm vía bé nhà mik kg bị nấm lưỡi.nhưng Bé cũng hay mút tay lắm này,sẽ chú ý hơn.cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ bài viết
Trước bé nhà mình uống sữa công thức bị tưa lưỡi mình dùng gạc dr papie thấy sạch và hiệu quả
Nhờ bài viêt này mình đã biết thêm được một số cách trị nấm lưỡi cho con
Tình cờ lướt trang mà mình đã có kinh nghiệm để chăm sóc bé.Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ bài viết
Mình rất hài lòng khi dùng gạc dr papie cho bé
Bài viết rất hữu ích với mình, cảm ơn ds đã chia sẻ
Trẻ nhỏ rất dễ bị nấm lưỡi. Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ
Bé nhà e tưa dầy màu trắng thì vệ sinh như thế nào hợp lý ạ
Bài viết hay quá, nhiều kiến thức mẹ bỉm sữa như mình chưa rõ, cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ ạ
Bé nhà mình bị nấm lưỡi dùng gạc răng miệng Dr papie bao lâu thì khỏi vậy ạ
Gạc này dùng rất thích
Bé nhà mình uống sữa công thức nên cũng hay bị lắm
Bé nhà mình từ khi dùng gạc drpapie ko còn bị tưa lưỡi hay nấm lưỡi nữa ạ,sản phẩm tốt ạ
Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ ạ
Dúng lúc cần mua gạc cho con thì đọc được bài này. Hay ạ
Bé nhà mình mấy hôm nay cũng thấy xuất hiện nấm lưỡi.đọc xong bài viết mình cũng hiểu hơn về cách trị nấm và phòng ngừa cho con
Cảm ơn bài chia sẻ của dược sĩ rất hữu ích giúp mình hiểu hơn về nấm lưỡi ở trẻ.
Khi sinh bé lúc xuất viện về mình đc tặng bộ sp chăm sóc bé sơ sinh trong đó có gạc dr.papie nek.
Con nhà mk cũng dùng .mà mk thấy yên tâm dùng lắm.con hết tưa luôn
Cảm ơn chuyên gia đã chia sẻ
Bé mk dùng sữa ngoài bị mảng trắng. Mk rơ rau ngót mà k đk mỗi lần rơ là con nôn.check ib tư vấn mk thêm với ạ
Nấm lưỡi và tưa lưỡi có khác nhau không ạ
Bài viết bổ ích quá. Cảm ơn chuyên gia đã chia sẻ