Trẻ bị nấm miệng kiêng ăn gì nhanh khỏi? Theo ý kiến chuyên gia, trẻ nên kiêng ăn thực phẩm nhiều đường, đồ cay nóng, thức ăn gây dị ứng và kích ứng. Cụ thể đó là những loại thực phẩm gì? Nguyên nhân do đâu? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết cho mẹ nhé!
1. Trẻ bị nấm miệng kiêng ăn gì?
Trẻ cần kiêng ăn nhóm thực phẩm tạo điều kiện cho nấm phát triển và khiến bệnh nặng hơn. Cụ thể như sau:
1.1. Thực phẩm nhiều đường
Đường là thức ăn ưa thích của nấm Candida. Ngoài ra, enzyme amylase có trong nước bọt biến đổi một phần tinh bột thành đường. Ăn quá nhiều thực phẩm chứa đường, tinh bột khiến nấm sinh sôi mạnh mẽ trong khoang miệng gây bệnh.
Mẹ hạn chế cho bé ăn những thực phẩm như: bánh kẹo, nước ngọt, nước có ga, nước hoa quả đóng chai,… khi mắc nấm miệng. Ngoài ra, mẹ không nên cho bé ăn ngọt vào buổi tối, bé dễ bị sâu răng và bệnh răng miệng khác nữa.
1.2. Thực phẩm cay nóng
Lưỡi bé vốn đang đau rát lại bị kích thích khi ăn thực phẩm cay nóng càng tổn thương, lở loét hơn. Bên cạnh đó, đồ ăn cay nóng còn làm chức năng đào thải độc tố của gan và thận kém đi. Nấm miệng của trẻ có dấu hiệu nặng hơn.
Mẹ hạn chế cho bé ăn hoa quả tính nóng như xoài, nhãn, vải,… và để cháo còn ấm chứ không nóng gây rát lưỡi bé.
1.3. Thực phẩm gây dị ứng
Các loại hải sản như tôm, cua, cá, mực, bạch tuộc,… rất dễ gây dị ứng ở trẻ vì chúng giàu protein khiến trẻ khó hấp thu. Ăn các thực phẩm này, bé sẽ bị rát, đau nhức, thậm chí phù nề khi nhiễm nấm miệng càng nghiêm trọng hơn đó mẹ ạ.
1.4. Thực phẩm gây kích ứng
Trẻ em thích ăn các loại đồ ăn nhanh, đóng hộp, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ nhưng chúng lại gây kích ứng niêm mạc miệng của bé. Bởi các thức ăn này giàu hàm lượng chất béo xấu cao làm mất cân bằng hệ vi sinh trong cơ thể, khiến mảng nấm lan rộng và nặng hơn.
Mẹ nên hạn chế cho bé ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, thay mỡ động vật bằng dầu thực vật (dầu đậu nành, dầu ô liu) là cách giảm bớt tác hại của chất béo xấu đến tình trạng nấm miệng của bé.
2. Trẻ bị nấm miệng nên ăn gì?
Chế độ ăn hợp lý sẽ củng cố hệ miễn dịch của trẻ, qua đó cải thiện tình trạng nấm miệng. Vì vậy, mẹ nên bổ sung những thực phẩm được chuyên gia khuyên dùng dưới đây vào khẩu phần ăn cho bé nhé!
2.1. Thực phẩm bổ sung lợi khuẩn
Sữa chua chứa nhiều chất tốt cho cơ thể như Probiotic, vi khuẩn có lợi giúp tăng cường miễn dịch, kìm hãm sự phát triển của nấm gây bệnh. Tuy nhiên mẹ không nên cho trẻ ăn sữa chua nhiều đường, chỉ nên cho bé ăn 2 hộp/ tuần.
2.2. Thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng
Bé được bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày những thực phẩm sau sẽ tăng cường khả năng đề kháng của cơ thể chống lại tác nhân gây nấm miệng:
- Tinh bột nghệ kết hợp tiêu đen: Sự kết hợp giữa chúng đã được nghiên cứu chỉ ra tác dụng điều trị nấm miệng. Mẹ trộn nửa thìa cà phê bột nghệ và vài hạt tiêu đen pha với nước ấm cho bé uống hoặc súc miệng. Tuy hạt tiêu nằm trong danh sách bé nên kiêng ăn nhưng dùng lượng vừa phải lại có hiệu quả diệt nấm Candida.
- Thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch của bé, làm giảm sự phát triển của nấm Candida trong khoang miệng. Mẹ cho bé ăn loại trái cây, rau xanh giàu vitamin C như ổi, cam, rau chùm ngây, rau ngót,… hỗ trợ điều trị tưa miệng hiệu quả.
3. Lưu ý chế biến thức ăn cho trẻ bị nấm miệng
Hậu quả của nấm miệng khiến lưỡi bé đau rát, sưng đỏ, bé mất vị giác và ăn uống kém đi. Vì vậy mẹ cần chế biến thức ăn cẩn thận, kỹ càng để bé dễ nuốt và hấp thu tốt hơn. Mẹ cùng theo dõi lưu ý sau để rõ hơn nhé:
- Chọn thức ăn lỏng, mềm: Do bé gặp khó khăn trong việc nhai nuốt nên mẹ hãy cho bé ăn những thức ăn lỏng, mềm như cháo, sữa, thái nhỏ hoặc xay nhuyễn đồ ăn,… Điều này giúp bé dễ nuốt hơn, mất ít thời gian cho việc ăn uống và dịu cảm giác đau rát khi ăn.
- Để thức ăn nguội: Niêm mạc miệng của bé bị viêm nhiễm rất nhạy cảm với nhiệt độ. Thức ăn quá nóng gây bỏng rát, sưng đỏ thậm chí chảy máu vùng tổn thương. Do vậy mẹ nên làm nguội thức ăn trước khi cho bé ăn.
4. Cách để trẻ nhanh khỏi nấm miệng
Nấm miệng ở trẻ không thể tự hết và cần chữa trị dứt điểm. Nhiều mẹ thắc mắc làm cách nào để nấm miệng nhanh khỏi và an toàn cho bé? Cùng nghe chuyên gia tư vấn qua những lưu ý bên dưới nhé:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Khi trẻ ăn uống, thức ăn thừa, mảng bám tích tụ lại là yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi gây bệnh. Vì vậy, mẹ nên rơ lưỡi cho bé 2 – 3 lần/ngày bằng gạc kháng khuẩn, chống nấm cho bé như: dịch chiết lá hẹ, NaCl, NaHCO3,…
- Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ: Thuốc trị nấm tiềm ẩn các tác dụng phụ như dị ứng, mẩn ngứa, tiêu chảy và sẽ làm nấm dễ tái phát hơn nếu mẹ sử dụng sai cách. Do đó, mẹ chỉ dùng thuốc khi có hướng dẫn của bác sĩ.
- Cho trẻ bú bằng bình: Nấm ở miệng bé hoàn toàn có khả năng lây lan sang núm vú của mẹ khi con bú. Vì vậy, trong giai đoạn này, mẹ nên vắt sữa ra bình rồi cho bé uống sẽ tốt hơn.
- Vệ sinh không gian sống: Mẹ nên lau dọn phòng ốc hàng ngày tránh ẩm mốc. Ngoài ra, mẹ rửa sạch đồng thời khử trùng bằng nước sôi vật dụng trẻ hay đưa vào miệng (núm vú giả, cốc nước,…) và đồ chơi bé hay cầm nắm. Điều này giúp hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm nấm miệng sang trẻ
- Không cạy các mảng trắng trên lưỡi, miệng bé: Nếu mẹ cố cạy chúng ra, phần niêm mạc bên dưới của trẻ dễ bị viêm loét và nhiễm trùng nặng hơn.
Mẹ xem thêm: Gạc rơ lưỡi kháng nấm an toàn, sạch sẽ và khoa học
Trẻ bị nấm miệng kiêng ăn gì là thắc mắc chung của mẹ khi có con bị tưa miệng. Hy vọng bài viết trên của Dr.Papie sẽ cho mẹ câu trả lời đầy đủ về vấn đề này. Mẹ có thể phản hồi lại bên dưới để trao đổi thêm hoặc liên hệ với chuyên gia của Dr.Papie qua hotline 0911.225.336 để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất nhé.
Trộm vía bé nhà mik kg có bị nấm miệng.nhưng mik vẫn duy trì thói quen rơ miệng hằng ngày cho con để khỏi bị viêm nấm nè
Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ bài viết
Bé bị tưa mình đã thấy bé nhác ăn quây khóc rồi mà bị nấm miệng chắc đau lắm. Khổ thân các bé
Gạc drpapie ngừa nấm lưỡi rất tốt. Mình luôn tin dùng sản phẩm này cho con
Để trẻ bị nấm lưỡi trẻ lười ăn lắm. Mình thường dùng gạc dr.papie cho con. Hết bị tưa lưỡi
Gio mới biết bị nấm.miệng cũng phải kiêng ăn.Cảm on đã chia sẻ
Cảm ơn những chia sẻ của bác sĩ. Bé nhà mình dùng gạc drpapie từ hồi sơ sinh đến giờ nên miệng sạch sẽ lắm. Mình ko lo đến việc con bị nấm miệng luôn
Ôi, mình k biết con bị nấm miệng lại phải kiêng ăn, bới ăn loại nào đâu, cảm ơn bài viết ạ
Cảm ơn dược sỹ đã chia sẻ bài viết, có những thứ mình vẫn chưa biết để kiêng cho con
Bài viết rất hữu y. Cảm ơn dược sĩ
Cảm ơn bài viết của bs
Bé nhà mình thường rơ lưỡi bằng gạc răng miệng Dr papie nên bé ko bị nấm lưỡi. Mình cũng rất yên tâm
Bài viết hữu ích quá ạ
Gạc dr paie dùng rất tốt mình luôn dùng cho con
Cảm ơn ds đã chia sẻ a
Bé nhà mình bị nấm bản đồ dùng gạc drpapie có hết được không ạ
Lưỡi bé bị tưa dày dùng gạc drpapie có hết được không dược sĩ
Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ ạ
Con mình bị nấm lưỡi bản đồ tư vấn mình với
Thong tin rất hay ạ
Mình cũng đang dùng gạc drpapie vệ sinh hàng ngày cho bé,gạc mềm và rất sạch.cảm ơn chuyên gia đã chia sẻ
Lưu lại khi cần đây
Theo mk nghĩ chỉ cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ thì sẽ phòng đk nấm miệng
Mh hay rơ lưỡi cho con mỗi ngày lên cũng yen tâm hơn
Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ. Lựu lại cho con ngay mới được
Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ thông tin hữu ích
Kiêng toàn đồ trẻ con yêu thích
Cám ơn dược sỹ đã chia sẻ thông tin
Bé nhà mình dùng gạc drpapie rơ từ bé nên mình rất yên tâm ko lo con bị nấm lưỡi hay tưa lưỡi ạ,cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ ạ
Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ thông tin hữu ích
Cảm ơn dược sỹ đã chia sẻ thông tin hữu ích mình lưu lại để tập sau chăm sóc con tốt hon
Giờ mới hiểu thêm đc về chế độ ăn khi con bị nấm miệng, nhớ để phòng tránh cho con
Cảm ơn đã chia sẻ bài viết