Dấu hiệu trẻ bị tưa lưỡi dễ nhận biết và cách xử lý đơn giản tại nhà 

Bé có biểu hiện bất thường ở lưỡi có phải bị tưa? Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tưa lưỡi là gì? Làm thế nào để biết có phải bé bị tưa lưỡi không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đủ 5 dấu hiệu điển hình và cách chữa trị đầy đủ, mẹ theo dõi nhé! 

1. 5 dấu hiệu trẻ bị tưa lưỡi dễ nhận biết 

1.1. Xuất hiện các đốm màu trắng trên lưỡi 

Một trong những dấu hiệu trẻ bị tưa lưỡi nổi bật nhất là xuất hiện các đốm trắng nhỏ bám trên lưỡi, nướu hoặc vòm miệng. Khi mới xuất hiện, các đốm trắng có dạng hình tròn, chỉ nhỏ như đầu bút chì. Khoảng 2 tuần sau khi xuất hiện, các đốm trắng này sẽ lan rộng, phủ kín lưỡi bé, thậm chí có thể lan sang các cơ quan khác như nướu, miệng, họng. 

khi bị nấm lưỡi các đốm trắng tích tụ lại tạo thành mảng
Các đốm trắng này sẽ lan rộng, phủ kín lưỡi bé, thậm chí có thể lan sang các cơ quan khác như nướu, miệng, họng.

1.2 Mảng trắng khó làm sạch, cọ xát gây chảy máu 

Khác với cặn sữa, các mảng trắng do tưa lưỡi gây ra bám rất chắc vào bề mặt lưỡi, nướu khiến bé đau miệng. Vì chân nấm đã ăn sâu vào lưỡi nên các mảng tưa trắng không trôi đi khi bé nuốt nước bọt và cũng không thể được làm sạch với gạc thông thường.

1.3. Hơi thở của trẻ có mùi hôi

Sau khi các đốm trắng trên lưỡi xuất hiện khoảng 1 – 2 ngày, hơi thở của bé sẽ có mùi hôi do chất thải của nấm tiết ra. Mẹ để ý miệng bé còn có mùi chua ngai ngái. 

1.4 Dấu hiệu khác của trẻ. 

Khi bị nhiễm nấm, bé có thể ăn ít hơn do miệng đau, chân nấm che lấp gai vị giác nên bé ăn không ngon. Vì vậy bé bị tưa lâu ngày dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài, tạo điều kiện cho nấm tấn công sâu vào bên trong gây viêm họng, viêm amidan với biểu hiện sốt cao (>38 độ), cuống họng sưng đỏ,…

nấm lưỡi gây sưng đỏ ở lưỡi
Khi mới mắc tưa lưỡi, bé có thể có một số phản ứng khác như lưỡi sưng đỏ, môi khô.

Ngoài ra, khi mới mắc tưa lưỡi, bé có thể có một số phản ứng khác như lưỡi sưng đỏ, môi khô. Đây là những dấu hiệu phổ biến khi bé bị nhiễm khuẩn, thường xuất hiện sau khi bị nhiễm nấm 5 -7 ngày. Lúc này, mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ để được xác định chính xác tình hình bệnh nhé!

1.5. Dấu hiệu trên cơ thể mẹ 

Dấu hiệu trẻ bị tưa lưỡi xuất hiện rõ rệt trên cơ thể mẹ khi nấm trong miệng bé có thể lây sang cơ thể mẹ trong lúc ti sữa thông qua sự tiếp xúc trực tiếp của lưỡi và đầu ti. Vì vậy mẹ có nguy cơ nhiễm nấm đầu ti với các dấu hiệu: đau, ngứa, nứt núm ti, tắc sữa, sốt nhẹ. Các biểu hiện nhiễm nấm đầu ti trên cơ thể mẹ thường đến muộn, khoảng 5 – 7 ngày sau khi bé mắc tưa lưỡi. 

nấm lưỡi ở bé có thể lây sang ti mẹ khi ti sữa
Nấm lưỡi ở bé có thể lây sang mẹ khi ti sữa do tiếp xúc trực tiếp với đầu ti

Tưa lưỡi và cặn sữa đều là 2 vấn đề răng miệng thường gặp ở trẻ nhỏ và dễ nhầm với nhau vì đều làm xuất hiện các đốm trắng ở lưỡi. Vì vậy mẹ hãy nắm chắc các dấu hiệu nhận biết tưa lưỡi để tránh bị nhầm lẫn nhé. 

Tóm lại, bé bị tưa lưỡi sẽ có các dấu hiệu điển hình như: 

  • Có các mảng trắng trong miệng và không làm sạch được bằng gạc thông thường.
  • Bé có dấu hiệu môi khô, hơi thở hôi.
  • Bé có thể bị sốt, bỏ ăn không rõ nguyên nhân. 

2. Dùng gạc kháng nấm chữa tưa lưỡi cho bé an toàn tại nhà

Nguyên nhân gây tưa lưỡi là do sự phát triển quá mức của nấm Candida ký sinh trong khoang miệng bé. Vì vậy gạc kháng nấm được các bác sĩ ưu tiên lựa chọn làm biện pháp đầu tay điều trị tưa lưỡi cho bé vì những tác dụng sau:

  • Làm sạch miệng, loại bỏ ổ trú của nấm: Gạc kháng nấm có tác dụng làm sạch thức ăn, chất thải của nấm. 
  • Ngăn ngừa nấm phát triển: Các loại gạc kháng nấm hầu hết có tác dụng ngăn ngừa nấm phát triển, làm giảm sự bám dính của chân nấm trên bề mặt lưỡi. 

Lưu ý khi chọn gạc kháng nấm: Thành phần là yếu tố quyết định gạc rơ lưỡi có tốt hay không. Mẹ cần lựa chọn loại gạc có chứa các thành phần như lá hẹ, nước muối, NaHCO3, rau ngót,… Đồng thời, gạc có chất liệu mềm sẽ giúp bé yêu hợp tác hơn, con nhanh khỏi tưa lưỡi hơn.

Cách sử dụng: 3 Bước đơn giản: 

  • Bước 1: Mẹ rửa tay sạch với nước sát khuẩn để tránh vi khuẩn từ tay mẹ lây sang miệng bé.
  • Bước 2: Xé gói đựng gạc theo đường gờ và đeo vào ngón tay trỏ hoặc út của bàn tay thuận.
  • Bước 3: Từ từ đưa ngón tay vào miệng bé và lần lượt rơ lưỡi cho bé theo thứ tự sau: 2 bên nướu, vòm miệng, lưỡi. 

Thời gian khỏi khi dùng gạc kháng nấm: Nếu được phát hiện sớm, tưa lưỡi có thể khỏi hoàn toàn chỉ sau 3 – 5 ngày. Tưa lưỡi đã chuyển sang giai đoạn nặng, thời gian khỏi bệnh của bé sẽ dài hơn, thông thường từ 14 ngày – 1 tháng tuỳ từng cơ địa và lúc này mẹ cần sử dụng thuốc kết hợp cùng để bé nhanh khỏi hơn. 

Gạc rơ lưỡi Dr. Papie là gạc tẩm ẩm đầu tiên tại Việt Nam, được nhiều mẹ lựa chọn khi bé bị tưa lưỡi.

Gạc rơ lưỡi Dr. Papie là gạc tẩm ẩm đầu tiên tại Việt Nam, được nhiều mẹ lựa chọn khi bé bị tưa lưỡi. Bởi sản phẩm có chứa công thức tẩm ẩm gồm 4 thành phần:

  • Lá hẹ: Là kháng sinh tự nhiên, giúp bé nhanh khỏi tưa
  • NaHCO3: Làm giảm sự bám dính và ngăn ngừa nấm Candida phát triển
  • Muối: Kháng khuẩn, làm sạch miệng
  • Xylitol: Làm sạch mảng bám trong miệng

Công thức này của Dr.Papie đã đăng ký sáng chế độc quyền và được Bộ y tế cấp phép lưu hành, mẹ yên tâm sử dụng cho bé nhà mình. 

Nhiều ý kiến cho rằng mẹ có thể sử dụng dịch chiết lá hẹ, rau ngót, mật ong hoặc nước muối để tưa lưỡi cho bé. Tuy nhiên cách này thường có hiệu quả chậm, mẹ cần thời gian chuẩn bị lích kích. Chưa kể dịch lá có màu, mùi khó chịu nên nhiều bé không chịu hợp tác. Bởi thế gạc kháng nấm có tẩm các loại dịch chiết trên sẽ giúp mẹ tiết kiệm thời gian và giảm mùi vị khó chịu cho bé.

3. Mẹo nhỏ giúp bé nhanh hết tưa lưỡi

Phải làm gì để bé nhanh hết tưa nhất? Mẹo nhỏ cho mẹ đây ạ, mẹ “bỏ túi” ngay để bé nhanh khỏi bệnh nhé:

  • Đảm bảo vệ sinh vùng miệng: Vệ sinh răng miệng hàng ngày 2 lần/ ngày để làm sạch cặn thức ăn,loại bỏ môi trường phát triển của nấm.
  • Không cạo vảy trắng ở lưỡi: Vì khi cạo những vảy trắng trên lưỡi sẽ khiến bé đau, chảy máu và có nguy cơ nhiễm trùng cao. 
  • Sát khuẩn đồ chơi của bé thường xuyên: Vệ sinh đồ chơi của bé khoảng 2 lần/tuần bằng nước sát khuẩn hoặc tiệt trùng qua nước sôi để hạn chế vi nấm từ đồ vật nhiễm vào miệng bé khi con ngậm đồ chơi.
  • Bổ sung thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch: Mẹ nên bổ sung thêm vitamin C từ trái cây (cam, ổi,…) để giúp bé có sức đề kháng tốt hơn. Với những bé trên 6 tháng tuổi, mẹ cho bé ăn sữa chua (1 -2 tuần/ lần) để cân bằng hệ vi khuẩn trong khoang miệng. 
  • Chế biến đồ ăn phù hợp: Cho bé ăn các đồ lỏng, mềm như súp, cháo rau củ để bé dễ nuốt, không bị đau. Hạn chế cho bé ăn đồ ăn quá nhiều dầu mỡ, cay, nóng vì sẽ gây kích ứng vùng da đang bị nhiễm nấm khiến bé đau rát. Mẹ cũng nên hạn chế cho bé ăn đồ nhiều đường, tinh bột vì đây là “thức ăn” ưa thích của nấm giúp nó phát triển hơn. 
bổ sung cho bé vitaminc giúp bé đề kháng tốt hơn
Mẹ nên bổ sung thêm vitamin C từ trái cây (cam, ổi,…) để giúp bé có sức đề kháng tốt hơn.

4. Giải đáp 1 số câu hỏi khi trẻ bị tưa lưỡi

Dưới đây là một số vấn đề mẹ hay gặp phải khi bé bị tưa lưỡi. Mẹ tham khảo phần giải đáp của chuyên gia bên dưới để có thêm kiến thức chăm bé bị tưa lưỡi, cho con nhanh khỏi hơn. 

4.1 Lưỡi trẻ bị trắng quá nhiều có phải dấu hiệu của tưa lưỡi?

Lưỡi bé bị trắng là biểu hiện của tưa lưỡi, tuy nhiên nó vẫn có thể là do cặn sữa bám lại sau khi bé tu ti thôi. Vì vậy, khi thấy con bị trắng lưỡi, mẹ đừng vội kết luận bé bị nấm, thay vào đó mẹ cần chú ý quan sát kỹ để phân biệt với cặn sữa qua bảng sau: 

Cặn sữaTưa lưỡi
Biểu hiện trên cơ thể bé:

  • Lưỡi bé không đau, không chảy máu và bé không quấy khóc.
  • Các đốm trắng xuất hiện sau khi bé uống sữa và dễ bong, rửa trôi khi nuốt nước bọt hay uống nước.

Biểu hiện trên cơ thể mẹ: Không có biểu hiện bất thường ở vùng núm ti.

Biểu hiện trên cơ thể bé:

  • Vùng miệng bé có các dấu hiệu: Môi khô, lưỡi sưng, đỏ, đau rát, có thể kèm theo chảy máu.
  • Các đốm trắng bám rất chắc nên không thể lau sạch với nước hoặc gạc thông thường.

Biểu hiện trên cơ thể mẹ: Núm ti của mẹ có dấu hiệu đau, ngứa, có thể tắc sữa.

4.2 Trẻ bị tưa lưỡi có đau không?

Vì các chân nấm đã ăn sâu vào lưỡi nên khiến lưỡi bé có dấu hiệu sưng nóng và đau rát. Tình trạng đau của bé sẽ tăng lên khi có ma sát với lưỡi trong lúc ăn hoặc vệ sinh răng miệng nên bé thường bỏ ăn và sợ rơ lưỡi khiến mẹ gặp nhiều khó khăn khi chăm sóc bé. Ngoài ra, mẹ cũng cần chú ý chế độ ăn, thao tác rơ lưỡi nhẹ để không làm đau lưỡi của con. 

trẻ bị nấm lưỡi có đau không
Trẻ bị nấm lưỡi đau không?

4.3 Trẻ bị tưa lưỡi bao lâu thì khỏi

Thời gian khỏi bệnh của bé phụ thuộc vào tình trạng tưa lưỡi và cơ địa của bé:

  • Đổi với nấm lưỡi nhẹ: Các vết tưa lưỡi chỉ mới xuất hiện và có dạng chấm trắng nhỏ lưa thưa nên dễ điều trị. Khi được điều trị đúng cách, tưa lưỡi sẽ hết sau 7 – 10 ngày.
  • Đổi với nấm lưỡi nặng: Giai đoạn này các vết tưa lưỡi đã liên kết với nhau tạo thành các đám trắng lổn nhổn ở vòm họng, mặt trong má. Các vùng da ở miệng đã bị tổn thương nặng khiến bé thường xuyên bỏ ăn và quấy khóc. Lúc này bé cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh kết hợp rơ lưỡi bằng gạc kháng nấm. Thời gian điều trị đến khi khỏi bệnh có thể kéo dài từ 2 tuần – 1 tháng.
trẻ bị nấm lưỡi nặng bao lâu thì khỏi
Bé có biểu hiện nhiễm nấm lưỡi nặng có thời gian điều trị đến khi khỏi bệnh từ 2 tuần – 1 tháng.

4.4 Trẻ bị tưa lưỡi có lây không

Nấm lưỡi là bệnh cơ hội và có thể lây nhiễm khi cơ thể người tiếp xúc với bào tử nấm có trong nước bọt, đồ chơi, thìa, đũa, cốc,…Vì vậy mẹ và các bạn chơi cùng bé có nguy cơ bị nhiễm nấm cao vì: 

  • Từ bé sang mẹ: Nấm lây trực tiếp từ miệng bé sang đầu ti mẹ. Nếu mẹ bị nhiễm nấm đầu ti sẽ có một số biểu hiện ở vùng ngực như: đau, ngứa ngực, tắc sữa,…thậm chí có thể bị tắc tia sữa. Để hạn chế điều này, trong thời gian bé bị tưa lưỡi mẹ hãy vắt sữa ra bình cho con bú. 
  • Từ bé này sang bé khác qua đồ chơi, núm ti giả,…: Nấm lây từ miệng trẻ bị bệnh sang đồ chơi, núm ti khi con ngậm vào. Khi đó nếu bé khác cũng ngậm chung đồ vật này sẽ có nguy cơ nhiễm nấm cao. Vì vậy mẹ nên sát khuẩn đồ chơi của bé thường xuyên bằng nước sôi khoảng 2 lần/tuần để làm sạch vi khuẩn bám trên bề mặt đồ chơi.
tưa lưỡu có thể cho qua các bé khi mút ngậm đồ chơi
Nấm lưỡi có thể lây giữa các bé khi ngậm mút đồ chơi.

Tưa lưỡi là bệnh lý thường gặp của bé từ 0 – 3 tuổi và không gây nguy hiểm khi được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Hy vọng qua bài viết này mẹ đã hiểu rõ hơn về các dấu hiệu hiệu nhận biết trẻ bị tưa lưỡi và cách điều trị tưa lưỡi tại nhà. 

Nếu có thắc mắc mẹ hãy liên hệ đến hotline 0911.225.336 hoặc để lại câu hỏi bên dưới bình luận để được tư vấn miễn phí sớm nhất có thể nhé.

5/5 - (4 bình chọn)

0 thoughts on “Dấu hiệu trẻ bị tưa lưỡi dễ nhận biết và cách xử lý đơn giản tại nhà 

  1. Hoa phượng says:

    Bé nhà mk trc cũng tưa lưỡi trắng lắm.mà giờ có gạc Dr papie này rồi thì sạch tưa,miệng con thơm tho hẳn

  2. Maidungquynh says:

    Cảm ơn bài chia sẻ của chuyên da. Trước đây bé nhà mình cũng bị tưa lưỡi và mình đã dùng gạc răng miệng của dr.papier sau 1 tuần con đỡ hẳn .

0911225336 Zalo Facebook