Đánh tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì an toàn, hiệu quả nhất?

Tưa lưỡi là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh, làm bé khó chịu, quấy khóc, thậm chí bỏ ăn. Vậy đánh tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì đơn giản và nhanh khỏi nhất? Trong bài viết này, chuyên gia Dr.Papie đã tổng hợp 10+  cách đầy đủ bước thực hiện, ưu nhược điểm, lưu ý giúp mẹ dễ dàng thực hiện nhất. Mẹ cùng theo dõi nhé!

1. 5 mẹo dân gian đánh tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh

Đánh tưa lưỡi cho trẻ bằng phương pháp dân gian thường được dùng khi trẻ bị tưa lưỡi ở mức độ nhẹ. Cách này có hiệu quả chậm và tốn thời gian chuẩn bị nên mẹ cần kiên trì dùng đều đặn cho bé.

nấm lưỡi ở trẻ 3 tuổi mức độ nhẹ
Tưa lưỡi ở trẻ mức độ nhẹ

1.1. Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ

Theo tài liệuNhững cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của tác giả Đỗ Tất Lợi, lá hẹ chứa “kháng sinh tự nhiên” có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, điều trị tưa miệng. Ngoài ra, trong lá hẹ còn có vitamin C, vitamin nhóm B giúp tăng cường đề kháng cho bé nhanh khỏi tưa lưỡi hơn. 

rơ lưỡi cho bé bằng lá hẹ
Lá hẹ chứa kháng sinh tự nhiên tốt cho răng miệng của trẻ

Các bước thực hiện

  • Bước 1Sơ chế lá hẹ: Rửa sạch lá hẹ (khoảng 15 – 20 lá), ngâm với nước muối loãng trong vòng 3 – 5 phút. Sau đó vớt ra rửa lại nước đun sôi để nguội 1 – 2 lần.
  • Bước 2Xay hoặc giã nhuyễn lá hẹ: Cho lá hẹ và 50ml nước ấm vào máy xay nhuyễn. Nếu mẹ không có máy xay có thể giã bằng cối.
  • Bước 3Chắt lấy dịch chiết: Dùng khăn xô sạch vắt lấy dịch, bỏ bã. 
  • Bước 4Rơ lưỡi cho bé: Sau khi rửa tay sạch sẽ, mẹ đeo gạc thấm đều dịch chiết lá hẹ rồi rơ nhẹ nhàng khắp khoang miệng bé từ trong ra ngoài. 

Lưu ý

Khi rơ lưỡi cho bé bằng lá hẹ để giúp bé hợp tác hơn, hiệu quả cao hơn: 

  • Chần qua nước sôi: Điều này giúp loại bỏ mùi hăng của lá hẹ. 
  • Chú ý liều lượng của lá: Chỉ sử dụng lượng lá vừa đủ, không nên lạm dụng quá nhiều vì có thể gây tiêu chảy. 
  • Tần suất sử dụng: Rơ lưỡi cho bé 1 – 2 lần/ngày, dịch chiết lá hẹ mẹ bảo quản dùng trong ngày để tránh vi khuẩn xâm nhập.
  • Chú ý nguồn gốc của lá: Tránh lựa chọn phải lá có thuốc trừ sâu, hóa chất bảo quản gây hại cho bé.

1.2. Đánh tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng rau ngót

Theo Đông y, rau ngót có khả năng sát trùng khoang miệng, diệt khuẩn, kháng nấm nên được dân gian sử dụng để trị tưa lưỡi cho bé Ngoài ra, lá rau ngót còn có vị ngọt nên nhiều mẹ thích sử dụng để rơ miệng cho con. 

rơ lưỡi cho bé bằng rau ngót
Đánh tưa lưỡi bằng rau ngót dùng cho trẻ trên 5 tháng tuổi trở lên

Các bước thực hiện: 

  • Bước 1 – Sơ chế rau ngót: Lấy 1 nắm rau ngót (khoảng 100 gam) rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng từ 3 – 5 phút. Sau đó rửa lại 1 – 2 lần bằng nước.
  • Bước 2 – Đun sôi và xay nhuyễn: Cho rau ngót, 1 thìa cà phê muối trắng đun sôi cùng 200mL nước sạch trong 3 – 5 phút, để nguội đến khi nước ấm (khoảng 40 độ C). Sau đó xay hoặc giã nhuyễn.
  • Bước 3 – Chắt lấy dịch chiết: Dùng khăn xô sạch, vắt lấy dịch, bỏ phần bã đi.
  • Bước 4 – Rơ lưỡi cho bé: Mẹ rửa tay sạch, đeo gạc khô vào ngón trỏ, nhúng vào bát đựng nước cốt. Tiến hành rơ khắp nướu, vòm miệng và lưỡi bé nhẹ nhàng, không chà xát mạnh.

Lưu ý:

Để đem lại hiệu quả tốt nhất, mẹ cần chú ý những điều sau:

  • Kết hợp với nước muối pha loãng: Nước muối nồng độ thấp (khoảng 0,9 %) có khả năng sát khuẩn rất tốt, giúp tăng cường bảo vệ răng miệng của trẻ.
  • Áp dụng cho trẻ từ 5 tháng tuổi trở lên: Rau ngót chứa hàm lượng canxi, photpho cao có thể gây kích thích đường ruột của bé gây khó tiêu, đi ngoài hoặc gây ngộ độc.
  • Chú ý nguồn gốc của lá: Nếu nhà trồng được rau ngót, mẹ yên tâm dùng cho bé. Nếu mẹ mua rau bên ngoài cần chọn nơi mua uy tín, tránh sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc kích thích. 
  • Trường hợp bị tưa lưỡi nặng: Rơ lưỡi cho bé bằng rau ngót 3 – 5 ngày không khỏi, mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ do cách này dùng cho trẻ bị tưa lưỡi nhẹ và hiệu quả không cao đối với trường hợp bị nặng.

1.3. Đánh tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng chè xanh

Chè xanh có tác dụng sát khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn, vi nấm gây bệnh do trong thành phần chứa EGCG, flavonoid, các acid amin tự do,… Chúng kích thích cơ thể tạo ra chất chống oxy hoá tiêu diệt tác nhân gây bệnh, giúp tưa lưỡi của bé nhanh lành hơn.

đánh tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng chè xanh
Lá chè xanh là một trong những loại thảo dược chữa chứng tưa miệng ở trẻ

Các bước thực hiện:

  • Bước 1 –  Sơ chế lá chè: Chuẩn bị 1 nắm lá chè tươi (20 – 30 lá), rửa sạch và ngâm nước muối loãng trong 3 – 5 phút. Sau đó rửa lại với nước và để ráo.
  • Bước 2 – Đun sôi: Cho chè xanh, 2 thìa cà phê muối trắng hòa cùng với 100mL nước. Đun sôi 3 – 5 phút và tắt bếp để nguội đến khi nước ấm.
  • Bước 3 – Gạn lấy nước: Đổ nước chè còn ấm lọc qua tấm khăn xô sạch, vắt lấy phần nước trong. Lá chè phai ra làm nước có màu xanh nhạt.
  • Bước 4 – Rơ lưỡi cho bé: Đeo gạc vào ngón trỏ và thấm đều dịch chiết lá chè. Từ từ cạy mở miệng bé, rơ theo thứ tự hai bên má, nướu và cuối cùng là bề mặt lưỡi bé.

Lưu ý

Để lá chè xanh phát huy tác dụng tốt nhất, mẹ nên nắm rõ một số lưu ý sau nhé:

  • Chỉ áp dụng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên: Chè xanh chứa cafein – hoạt chất gây hưng phấn thần kinh, làm nhịp tim nhanh, khó ngủ, không nên dùng cho đối tượng nhạy cảm như trẻ sơ sinh.
  • Không nên rơ lưỡi bằng chè xanh cho bé trong thời gian dài: Chè xanh có chứa tanin với hàm lượng tương đối cao. Chất này bám chặt trên răng gây hiện tượng ố vàng, xỉn màu men răng của bé. 

 1.4. Đánh tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng cỏ nhọ nồi

Cỏ nhọ nồi (hay còn gọi là cỏ mực) có chứa chất chống oxy hoá mạnh như flavonoid cùng các hoạt chất sinh học khác (wedelolactone,saponin,…). Các chất này có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn rất tốt, đặc biệt với chứng tưa lưỡi ở trẻ.  

đánh tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng cỏ nhọ nồi
Mẹ cần tìm chỗ mua cỏ nhọ nồi uy tín, chất lượng

Các bước thực hiện trị tưa lưỡi cho trẻ bằng cỏ nhọ nồi:

  • Bước 1 – Sơ chế: Lấy 1 ít cỏ nhọ nồi (khoảng 40 gam) ngâm trong nước muối loãng 3 – 5 phút. Sau đó rửa lại nước sạch 1 – 2 lần.
  • Bước 2 – Xay hoặc giã nhuyễn: Mẹ bỏ cỏ nhọ nồi hoà cùng với 100ml nước ấm xay hoặc giã nhuyễn.
  • Bước 3 – Lọc lấy dịch chiết: Lọc hỗn hợp qua tấm vải sạch, gạn lấy dịch trong và bỏ bã.
  • Bước 4 – Rơ lưỡi cho trẻ: Bế trẻ ở tư thế thoải mái nhất, rơ nhẹ nhàng khắp khoang miệng của bé, tránh thọc sâu vào họng khiến bé khó chịu, dễ nôn trớ.

Lưu ý khi rơ lưỡi cho bé bằng cỏ nhọ nồi:

  • Không nên rơ lưỡi cho bé bằng cỏ nhọ nồi hằng ngày: Dịch chiết cỏ nhọ nồi có màu đen, lưu lại trong miệng bé gây xỉn màu răng, lưỡi bị đen. Mẹ đút cho bé uống 1 – 2 thìa nước ấm để tráng sạch lại miệng bé.
  • Không dùng quá nhiều: Trẻ sơ sinh chỉ dùng một lượng cỏ nhọ nồi vừa đủ. Do trong cỏ nhọ nồi có chứa chất tanin chữa bệnh kiết lỵ, nếu dùng quá nhiều gây tác dụng ngược là táo bón.

1.5. Đánh tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) có tác dụng sát khuẩn, làm sạch khoang miệng. Nước muối sinh lý rất lành tính, an toàn, sử dụng đúng cách không gây nguy hiểm cho bé. Cùng với đó, nước muối sinh lý đóng chai sẵn rất tiện dùng nên phương pháp này được mẹ bỉm ưu tiên lựa chọn đẻ đánh tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh. 

Mẹ nên mua nước muối sinh lý để đạt chuẩn liều liều lượng, không nên sử dụng nước muối tự pha. 

đánh tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý
Rơ lưỡi bằng nước muối cho bé hằng ngày giúp tưa miệng nhanh khỏi hơn

Các bước thực hiện: 

  • Bước 1 –  Chuẩn bị nước muối: Chuẩn bị khoảng 30 ml nước muối sinh lý. 
  • Bước 2 – Chuẩn bị gạc: Mẹ chọn loại gạc mềm, không vướng xơ bông trong miệng bé gây hóc.
  • Bước 3 – Thực hiện rơ lưỡi cho bé: Mẹ dùng gạc đã tẩm nước muối sinh lý rơ quanh miệng bé từ hai bên má, nướu rồi đến bề mặt lưỡi bé. 

Lưu ý:

Đánh tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối, mẹ lưu ý: 

  • Không để trẻ nuốt tưa lưỡi khi đang rơ: Tưa lưỡi chứa nhiều vi khuẩn, nấm gây bệnh nếu nuốt xuống dễ gây ho, viêm họng, có thể bị tiêu chảy.
  • Tần suất rơ lưỡi: Mẹ thực hiện 2 lần/ngày cho bé để tác dụng loại bỏ vi khuẩn tốt nhất, tưa lưỡi của bé chóng khỏi hơn.

Các mẹo dân gian trị bệnh tưa lưỡi cho trẻ hay được các mẹ rỉ tai nhau áp dụng vì nó có thể áp dụng ngay tại nhà với chi phí rẻ, đặc biệt những mẹ ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, chúng vẫn còn tồn đọng một số nhược điểm sau mà mẹ cần lưu ý: 

  • Màu sắc, mùi vị đặc trưng có thể gây khó chịu cho bé: Lá hẹ, lá chè xanh, cỏ nhọ nồi là các thảo dược tự nhiên. Sơ chế bằng biện pháp thông thường khó che giấu được mùi vị của chúng.
  • Mẹ tốn thời gian, công sức chuẩn bị: Mẹ cần chuẩn bị dịch dã lá tốn nhiều thời gian, trung bình mẹ cần từ 15 – 30 phút để rơ lưỡi cho bé. 
  • Hiệu quả chậm: Các phương pháp này có hiệu quả chậm, mẹ cần thời gian duy trì lâu và có thể làm xỉn màu lưỡi, miệng bé do màu của lá.
mẹ vệ sinh tay sạch sẽ trước khi rơ lưỡi
Mẹ vệ sinh tay sạch sẽ trước khi rơ lưỡi cho bé

Dùng phương pháp dân gian điều trị tưa miệng là cách làm không tốn nhiều chi phí, an toàn cho con, tuy nhiên chúng có hiệu quả chậm mẹ cần kiên trì nhé!

2. Đánh tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gạc gì sạch?

Gạc răng miệng chuyên dụng được cấu tạo bởi 2 phần: Gạc hình ống và dịch tẩm ẩm. Trong đó dịch tẩm ẩm được kết hợp từ nhiều thành phần khác nhau, cùng bổ trợ tác dụng kháng khuẩn, chống nấm cho bé nhanh khỏi tưa lưỡi. 

Để lựa chọn được gạc răng miệng phù hợp, sử dụng đúng cách nhất, mẹ theo dõi chi tiết trong phần dưới nhé!

2.1.  Các loại gạc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh được ưa chuộng nhất

Chọn gạc răng miệng cho bé, mẹ chú ý các tiêu chí như: Nhà sản xuất uy tín, các thành phần được sử dụng cho trẻ sơ sinh, mức giá phù hợp.

STT

Gạc rơ lưỡiThành phần

Giá tham khảo

1Gạc răng miệng Dr.PapieDịch chiết lá hẹ, NaHCO3, nước muối, Xylitol110.000 đồng/hộp 30 gói 
2Gạc rơ lưỡi TotteeDịch chiết cỏ ngọt, NaCl, NaHCO380.000 đồng/hộp 25 gói 
3Gạc răng miệng Bee KidsNano bạc, Glycerol, Xylitol115.000 đồng/hộp 36 gói 
4Gạc răng miệng Dr.CareDịch chiết lá hẹ, dịch chiết lá chè xanh, dịch chiết lá rau ngót, NaCl110.000 đồng/hộp 35 gói 
5Gạc rơ lưỡi BicareChiết xuất lá hẹ, chiết xuất cúc tím, chiết xuất Cao chàm mèo, Xylitol, NaCl120.000 đồng/hộp 30 gói 
gạc răng miệng drpapie được tẩm sẵn dịch kháng nấm
Gạc răng miệng được tẩm sẵn dịch chiết theo quy trình sản xuất khép kín đạt chuẩn

Trong đó, gạc răng miệng Dr.Papie là sản phẩm gạc tẩm ẩm đầu tiên tại Việt Nam, được đài VTC2 đánh giá là sản phẩm sáng tạo, chuẩn khoa học. Dr.Papie đã đăng ký sáng chế độc quyền và được hàng triệu mẹ bỉm trên toàn quốc lựa chọn sử dụng cho bé sơ sinh. 

2.2. Cách sử dụng gạc đánh rơ lưỡi

Các loại gạc răng miệng chuyên dụng có cách sử dụng đơn giản hơn phương pháp dân gian, chỉ với 3 bước: 

  • Bước 1 – Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi thực hiện: Mẹ rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, lau tay khô ráo để tránh vi khuẩn bên ngoài lây lan vào miệng trẻ.
  • Bước 2 – Đeo gạc: Xé gói gạc theo đường gờ có sẵn, đeo vào ngón tay trỏ để dễ thao tác.
  • Bước 3 – Rơ lưỡi cho bé: Mẹ dùng 1 tay bế bé còn tay kia tiến hành rơ lưỡi. Từ từ dùng ngón trỏ cạy miệng bé ra, ngay lúc đó bắt đầu luồn tay vào rơ hai bên má, nướu, vòm miệng và cuối cùng là bề mặt lưỡi bé. Vuốt lưỡi theo chiều từ trong ra ngoài để đẩy tưa lưỡi ra khỏi miệng bé, mẹ không thọc tay vào sâu quá dễ khiến bé bị buồn nôn.

Với các bước như trên, mẹ cần lưu ý một số điều dưới đây:

  • Mỗi miếng gạc chỉ sử dụng 1 lần: Trên gạc dính các chất bẩn, vi khuẩn vừa được loại bỏ mà bằng mắt thường khó nhìn thấy có khả năng tái nhiễm nếu dùng tiếp.
  • Tần suất sử dụng: Vệ sinh răng miệng bằng gạc 2-3 lần/ngày khi trẻ bị tưa lưỡi. Thời điểm rơ lưỡi hợp lý cho bé là buổi sáng, tối và sau khi ăn khoảng 30 phút hạn chế cảm giác buồn nôn, bé dễ bị nôn trớ.
  • Thao tác nhẹ nhàng: Mẹ không chà xát quá mạnh khi rơ vì càng làm bé đau rát miệng hơn. Mẹ nên ôm ấp, vỗ về con để bé thỏa hiệp hơn, tránh hoảng sợ trong những lần rơ lưỡi sau.
  • Không dùng móng tay dài sắc để rơ lưỡi: Nếu mẹ dùng móng tay cứng chà xát qua lại trên bề mặt lưỡi bé sẽ làm xước, gây đau rát, khó chịu cho bé.

2.3. Đánh giá ưu nhược điểm của gạc tưa lưỡi

Gạc răng miệng đang dần thay thế các phương pháp dân gian trong điều trị bệnh tưa lưỡi cho trẻ. Bên cạnh đó, nó vẫn có ưu nhược điểm riêng mà các mẹ cần biết:

Ưu điểm:

  • Nhiều công dụng: Gạc được tẩm nhiều thành phần chiết xuất từ thiên nhiên không chỉ có tác dụng điều trị tưa lưỡi ưu việt hơn mà còn kháng khuẩn, làm sạch răng miệng của trẻ rất tốt.
  • An toàn cho trẻ: Công thức dịch tẩm ẩm được chuyên gia nghiên cứu kỹ lưỡng, trải qua các bước tiệt trùng khắt khe loại bỏ vi khuẩn gây bệnh. Liều lượng thích hợp, không gây tác dụng phụ cho bé.
  • Mùi vị dễ chịu: Thảo dược tự nhiên thường có mùi vị không mấy dễ chịu với bé. Hiểu được điều đó, gạc rơ lưỡi đã tẩm thêm đường (Xylitol,…) có hương vị thơm, ngọt nhẹ làm bé hợp tác hơn.
  • Sử dụng tiện lợi: Mỗi miếng gạc đóng vào gói riêng biệt, tẩm sẵn dịch chiết nên mẹ giảm bớt được thời gian, công sức chuẩn bị so với trước.

Nhược điểm:

  • Giá thành khá cao: dao động từ 3.000 – 4.000 đồng/1 miếng. Tuy nhiên, với sự tiện lợi và hiệu quả so với cách làm thủ công thì mẹ hoàn toàn có thể tin dùng cho con.
gạc rơ lưỡi drpapie
Gạc rơ lưỡi là lựa chọn được nhiều mẹ tin dùng

Mẹ xem thêm: Gạc răng miệng Dr.Papie cho bé 

3. Thuốc đánh tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh

Thuốc rơ lưỡi cho trẻ được sử dụng khi bé bị tưa lưỡi nặng, mẹ áp dụng các phương pháp trên nhưng không đỡ, tưa lan ra khắp miệng. Lúc này mẹ cần đưa bé đi khám và sử dụng các loại thuốc trị nấm. Mẹ lưu ý tuân thủ liều lượng, hướng dẫn sử dụng của dược sĩ, bác sĩ để phát huy tốt hiệu quả của thuốc, giảm tác dụng phụ nhé!

Mẹ xem thêm: Thuốc trị tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh 

tưa lưỡi mức độ nặng
Tưa lưỡi mức độ nặng các mảng trắng lan khắp miệng bé và xuống họng

 3.1. Loại thuốc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh điển hình và cách sử dụng

Hai loại thuốc thường sử dụng cho bé sơ sinh bị tưa lưỡi nặng là Nystatin và Daktarin, mẹ theo dõi bảng hướng dẫn cụ thể dưới đây!

Thuốc

Nystatin

Daktarin

Đối tượngTrẻ từ 0 tháng tuổi trở lênChỉ dùng cho trẻ em từ 4 tháng tuổi trở lên. 
Liều lượngThuốc dạng bột đóng gói được dùng cho trẻ ít tháng tuổi. Liều lượng như sau:

  • Trẻ sơ sinh từ 0 – 6 tháng tuổi: dùng 2 lần/ngày, mỗi lần ½ gói.
  • Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi: dùng 2 lần/ngày, mỗi lần 1 gói.
  • Trẻ từ 12 – 18 tháng tuổi: dùng 2 lần/ngày, mỗi lần 2 gói.
Thuốc dùng dưới dạng gel bôi miệng. Liều lượng như sau:

  • Trẻ từ 4 – 24 tháng tuổi: dùng 4 lần/ngày, mỗi lần 1,25mL gel (khoảng ¼ thìa đong).
  • Trẻ từ 2 tuổi trở lên: dùng 4 lần/ngày, mỗi lần 2,5mL gel (khoảng ½ thìa đong).
Cách dùngMẹ pha bột theo hướng dẫn, chấm gạc vào dịch và tiến hành rơ lưỡi cho bé Mẹ bôi trực tiếp gel lên ngón tay đã đeo gạc, sau đó bôi vào lưỡi trẻ. 
Thuốc trị nấm lưỡi Nystatin
Thuốc trị nấm lưỡi Nystatin được sử dụng cho trẻ từ 0 tháng tuổi

3.2. Đánh giá ưu nhược điểm của thuốc

Thuốc đánh tưa lưỡi có hiệu quả nhanh, tuy nhiên phương pháp này tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Vì vậy, mẹ chú ý ưu, nhược điểm để tránh mắc phải sai lầm khi dùng thuốc cho bé sơ sinh nhé!

Ưu điểm:

  • Hiệu quả nhanh: Trẻ bị tưa lưỡi do đau rát chỗ niêm mạc tổn thương nên thường quấy khóc, thậm chí bỏ ăn. Dùng thuốc đều đặn giúp tiêu diệt ổ nấm, bệnh nhanh khỏi hơn.
  • Có mùi vị dễ chịu: Hầu hết các loại thuốc trị tưa lưỡi đều được sản xuất để có mùi, vị phù hợp với vị giác của trẻ. 

Nhược điểm:

  • Có nhiều tác dụng phụ: Dùng thuốc không đúng cách dẫn đến tác dụng không mong muốn xảy ra trên trẻ như dị ứng, buồn nôn, tiêu chảy,… Trẻ sơ sinh là đối tượng rất nhạy cảm, vì vậy mẹ cần hạn chế nhất. 
  • Dễ tái phát: Nystatin và Daktarin chỉ khuyên dùng trong thời gian điều trị bệnh, nếu kéo dài lâu sẽ không tốt đến trẻ. Vì không có tác dụng phòng bệnh như vậy nên khi gặp vi khuẩn, vi nấm gây bệnh trẻ có khả năng tái phát cao
gạc rơ lưỡi drpapie ngăn ngừa tái phát răng miệng trẻ
Dùng kết hợp gạc tẩm ẩm ngăn ngừa tái phát tưa miệng ở trẻ

Dùng thuốc kháng nấm như Nystatin và Daktarin điều trị tưa lưỡi cho trẻ khi các biện pháp thông thường không có hiệu quả. Mẹ cũng cần chú ý về liều dùng, cách sử dụng và thận trọng trong khi dùng thuốc cho con.

4. Lưu ý đánh tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh

Mẹ chú ý 1 số lưu ý sau để bé yêu hợp tác, không bị đau và nhanh khỏi tưa lưỡi hơn: 

  • Không giữ chặt tay bé: Điều này khiến bé bị hoảng sợ, đau và khó chịu. 
  • Không thọc tay quá sâu trong họng bé: gây cảm giác buồn nôn, bé dễ bị nôn trớ.
  • Không chà xát mạnh: Bé đang sẵn bị đau rát miệng, mẹ mạnh tay dễ xước, gây viêm loét nặng hơn.
  • Thời điểm rơ lưỡi: Tốt nhất là sau bữa ăn ít nhất 30 phút để các chất tẩm ẩm có trong gạc hoặc thuốc trị nấm thấm sâu vào miệng bé phát huy tác dụng tốt nhất.
  • Không nên rơ lưỡi cho trẻ ngay sau khi ăn no: Đường ruột của trẻ phát triển chưa hoàn chỉnh, tác động mạnh rất dễ khiến bé buồn nôn.
mẹ rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh
Sau khi rơ lưỡi ít nhất 20 phút mẹ mới cho bé bú lại

5. Giải đáp thắc mắc khi đánh tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh

Ngoài câu hỏi đánh tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì, mẹ còn cần các kiến thức khác để giúp bé sạch miệng, an toàn hơn. Bởi vậy, phần dưới đây chuyên gia Dr.Papie giải đáp một số thắc mắc mẹ hay gặp, mẹ kéo xuống để theo dõi nhé!

5.1. Trẻ sơ sinh bao nhiêu ngày thì rơ lưỡi?

Theo ý kiến của TS.BS Lê Minh Trác – Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương: “Việc vệ sinh răng miệng cho bé nên được bắt đầu ngay sau khi bé chào đời với cả những bé bú mẹ hoặc ăn sữa ngoài”. 

Mẹ xem thêm: Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh khi nào?

Nên vệ sinh miệng cho bé ngay từ khi mới chào đời
Nên vệ sinh miệng cho bé ngay từ khi mới chào đời

5.2. Có nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng mật ong?

Câu trả lời là KHÔNG. Theo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa Nhi khuyến cáo, không nên rơ lưỡi bằng mật ong cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Vì mật ong chứa Clostridium botulinum là chất gây độc thần kinh, gây liệt cơ và không được sử dụng cho trẻ dưới 6 tháng. 

Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, mẹ cần cẩn thận khi sử dụng mật ong cho bé. Mẹ có thể xem bài Rơ lưỡi bằng mật ong của chuyên gia Dr.Papie để nắm rõ cách sử dụng mật ong an toàn và đúng cách nhất cho bé.

không nên rơ lưỡi bằng mật ong cho trẻ dưới 6 tháng tuổi
Không rơ lưỡi bằng mật ong cho trẻ dưới 6 tháng tuổi vì nguy cơ gây ngộ độc cao

Đọc đến đây mẹ tìm được giải đáp cho câu hỏi “Đánh tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì?”. Nếu mẹ còn băn khoăn nào cần giải đáp, hãy để lại bình luận ở dưới hoặc gọi ngay hotline 0911.225.336 sẽ được chuyên gia của Dr.Papie tư vấn sớm nhất.

5/5 - (6 bình chọn)

0 thoughts on “Đánh tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì an toàn, hiệu quả nhất?

  1. Dương Bảo says:

    Mình thấy gạc răng miệng Dr Papie tưa lưỡi rất sạch, gạc mềm, chiết xuất từ thảo dược rất an toàn cho con.

  2. Thơm says:

    Dùng gạc drpapie Vừa tiện lợi lại vừa hiệu quả bé nhà mình dùng từ bé luôn mỗi lần dùng chỉ việc sẽ ra sổ vào ngón tay rơ cho con xong là vứt đi thôi. Vừa an toàn lại hiệu quả mình thích nhất là sự tiện lợi

  3. Nguyenkhanganhkhoi says:

    Bé nhà mình dùng gạc rơ lưỡi của dr.papie từ lúc sinh đến h, trộm vía miệng con lúc nào cũng sạch sẽ thơm tho

  4. Hoang xuân says:

    Trước mình hay dùng lá rau ngót.Nhưng từ khi biết tới gạc răng miệng drpapie không còn làm những bài thuốc dân gian nữa.

  5. Hoangthong says:

    Bài chia sẻ hay.hữu ích.May con mình vệ sinh răng miệng với gạc drpapie nên ko bao gio bị vấn đề về răng miệng luôn

  6. ngọc huệ says:

    nhà mình bị mê gạc dr.papie nè, dùng cho bé rất sạch mà gạc lại mềm, gạc được tẩm dịch rơ lưỡi cho bé tốt và an toàn lắm

  7. Nguyễn ngọc says:

    Mk hay dùg lá hẹ rơ cho con.nhưng hẹ mùi hăng nên bé hay nôn mỗi lần rơ.tư vấn cho mk thêm về gạc rơ lưỡi dr papie vs ạ 0326136233

  8. Hoa phượng says:

    Trc bé nhà mk dùng j cũng k hết tưa.chỉ bớt đc ít thôi.từ khi dùng gạc Dr papie này sạch tưa hẳn. Miệng con còn thơm tho nữa

  9. Chi khánh says:

    Có rất nhiều cách để vệ sinh miệng lưỡi cho bé.nhưng nhà mk vẫn tin dùng gạc drpapie vệ sinh miệng lưỡi cho bé.cảm ơn chuyên gia đã chia sẻ

0911225336 Zalo Facebook